Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược cạnh tranh của Công ty CP cửa sổ Hà Nội trong thời kỳ suy thoái (Trang 32)

Cùng với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, các yếu tố thuộc môi trường bên trong cũng tác động không nhỏ đến các hoạt động của công ty, qua kết quả từ phiếu điều tra, công ty cũng đã rất quan tâm tới hoạt động phân tích môi trường bên trong. Cuối mỗi quý, mỗi năm công ty thường tổ chức đánh giá chất

lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như năng lực làm việc của toàn bộ nhân viên. Qua đó, phát hiện những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu còn tồn tại. Điều tra về điểm mạnh của công ty thu được những kết quả sau:

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng trung bình các điểm mạnh

( Đơn vị tính : % )

(Nguồn: phiếu điều tra)

Có tới 40% ý kiến cho rằng giá cả cạnh tranh là thế mạnh của công ty, khi các sản phẩm trong cùng ngành có chất lượng tương đương với nhau thì chiến lược cạnh tranh về giá cả của công ty được xem là khá phù hợp. Hiện nay, mức giá mà công ty đang áp dụng cho các sản phẩm của nhựa uPVC thấp hơn từ 15- 40% so với các doanh nghiệp có cùng công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được đánh giá là gần như ngang bằng nhau như Eurowindow hay Austdoor, và cao hơn khoảng 6% so với các đối thủ trong cùng phân khúc thị trường nhưng nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Đội ngũ nhân lực trẻ và có trình độ được xem là thế mạnh lớn, tận dụng nguồn lực này vào chiến lược phát triển hứa hẹn sẽ những kết quả đáng kể cho công ty, yếu tố này được đánh giá với mức độ ảnh hưởng 20%. Ngoài ra, công ty còn có một lợi thế cạnh tranh khi có nhiều đối tác lớn, họ chủ yếu là các công ty xây dựng, các chủ đầu tư liên kết hợp tác với công ty trong việc hoàn thiện các công trình, dự án. Đây được xem là những đối tác ổn định và đóng góp một phần lớn vào doanh thu của công ty, yếu tố này ảnh hưởng 10%. Có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, chủ yếu là các nhà cung ứng nước ngoài là điểm mạnh để công ty tiết kiệm tài chính, cải thiện chất lượng từ nhà cung cấp.

Bên cạnh những điểm mạnh, công ty còn tồn tại những điểm yếu được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng trung bình của các điểm yếu

(Đơn vị tính : %)

( Nguồn: Phiếu điều tra )

Với 40% ý kiến cho rằng, điểm yếu lớn nhất của công ty là hệ thống phân phối chưa hiệu quả, công ty nên mở rộng hệ thống đại lý phân phối độc quyền, mở thêm chi nhánh và Showroom tại các tỉnh, thành phố tạo nên sự chuyên nghiệp hơn trong khâu bán hàng và tham khảo nhu cầu khách hàng ở thị trường mới. Tiếp theo đó, các hình thức quảng cáo của công ty hiện nay vẫn chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng, hình thức quảng cáo vẫn chưa thực sự đa dạng và chưa gây được tiếng vang trong khi yếu tố này được đánh giá với mức độ ảnh hưởng trung bình 20%. Khả năng liên kết và phối hợp với các doanh nghiệp trong cùng ngành để cùng hỗ trợ nhau trong việc phát triển công nghệ và giải quyết các vấn đề về giá của sản phẩm là rất hạn chế. Hợp đồng còn mang những điều khoản bất lợi, khiến cho một số đối tác có thể dựa vào đó để gây khó khăn cho công ty.

Như vậy, qua điều tra nhận thấy rằng công ty đã đánh giá được đúng các điểm mạnh và điểm yếu của mình, công ty nên tận dụng tốt những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược cạnh tranh của Công ty CP cửa sổ Hà Nội trong thời kỳ suy thoái (Trang 32)