Đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược cạnh tranh của Công ty CP cửa sổ Hà Nội trong thời kỳ suy thoái (Trang 30)

Nhận thức được mối quan hệ sâu sắc giữa hoạt động kinh doanh với môi trường bên ngoài, công tác theo dõi và phân tích môi trường bên ngoài đã được công ty chú trọng, đặc biệt là những năm gần đây khi môi trường có nhiều biến động, tác động khá rõ rệt đến mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên, theo kết quả của phiếu điều tra thì công tác này chỉ được diễn ra khi môi trường có những biến động lớn và không tiến hành theo từng tháng, từng quý. Mặc dù, được đánh giá là rất quan trọng nhưng công ty vẫn chưa chủ động tiến hành các hoạt động này. Khi được hỏi về tính hiệu quả của công tác đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đến công tác hoạch định chiến lược cạnh tranh thì có 80% ý kiến cho rằng công ty đã thực hiện hiệu quả và 20% ý kiến cho rằng vẫn chưa thực sự tốt. Những cơ hội và thách thức được công ty nhận diện và thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng trung bình của từng cơ hội

(Nguồn:Phiếu điều tra )

Qua kết quả điều tra cho thấy, thị trường cửa nhựa dần thay thế các loại cửa truyền thống như nhôm và gỗ được xem là cơ hội lớn, được đánh giá với mức độ ảnh hưởng trung bình là 30%. Sự hỗ trợ của chính phủ đối với ngành xây dựng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động của công ty với mức độ ảnh hưởng trung bình 10%, các gói giải pháp cứu trợ thị trường bất động sản của chính phủ có thể kể đến như: Điều chỉnh các dự án phù hợp với tình hình hiện tại, khuyến khích chuyển đổi sang các hình thức cho thuê, thuê mua và nhà ở xã hội. Ngoài ra, chính phủ cũng chỉ đạo ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để các đối tượng người có thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở thương mại tạo ra một cơ hội cho công ty tiếp cận những dự án này. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam được đánh giá là cao nhất khu vực Đông Nam Á, tính đến nay cả nước có 755 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng đô thị hóa sẽ mở ra một thị trường tiềm năng đối với công ty, yếu tố này được đánh giá với mức độ ảnh hưởng là 12%. Những dự báo lạc quan về nền kinh tế Việt Nam phục hồi sẽ là một triển vọng sáng sủa hơn của môi trường kinh doanh, những hi vọng về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định hơn và các doanh nghiệp được hưởng lợi trước tiên của dự báo này.

Đánh giá về những mối thách thức từ môi trường bên ngoài cho thấy, công ty đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng lớn do sự thâm nhập ngành của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với mức độ ảnh hưởng trung bình 35%. Các sản phẩm nhập ngoại có nhiều lợi thế, thêm vào đó các sản phẩm làm giả,

làm nhái từ Trung Quốc với mục đích hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp là thách thức lớn cho công ty. Khi đánh giá các mức độ ảnh hưởng trung bình của từng thách thức, công ty nhận diện được những yếu tố sau:

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ đánh mức độ ảnh hưởng trung bình của từng thách thức

(Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Phiếu điều tra )

Thị trường bất động sản đóng băng tại phân khúc căn hộ, tại thời điểm hiện nay mọi giao dịch hầu như bị đóng băng, đây được xem là một thách thức lớn đối với công ty, yếu tố này được công ty đánh giá với mức ảnh hưởng trung bình là 20%. Theo Ông Phạm Ngọc Minh – Giám đốc công ty, hiện nay công ty đang tập trung khai thác phân khúc nhà ở xã hội, cho các dự án có vốn đầu tư của nhà nước và các công trình mang tính chất nhà ở của các cá nhân. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, chủ đầu tư thanh toán nợ chậm cho công ty cũng là điều dễ hiểu, yếu tố này chiếm 15%. Ngoài ra, trong ngành xây dựng, yếu tố mùa vụ cũng rất quan trọng, thông thường cao điểm của mùa xây dựng tập trung vào các tháng 5-6 gây nên tình trạng mất cân đối là những thách thức đối với hoạt đông kinh doanh.

Những điều trên cho thấy công ty đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, mặc dù không tiến hành thường xuyên nhưng công ty đã nhận diện khá đúng và khá sát với những diễn biến của thị trường, từ đó tạo cơ sở cho việc đề ra các chiến lược phù hợp và kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược cạnh tranh của Công ty CP cửa sổ Hà Nội trong thời kỳ suy thoái (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w