Về cơ cấu ngành nghề, DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long ta tập trung vào một số ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư tương đối thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh. Có khoảng 43,63% số DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp; 29,17% hoạt động trong công nghiệp chế biến; 10,17% trong xây dựng; công nghiệp gốm chiếm 5,15%; khách sạn, nhà hàng chiếm 4,53%; các ngành khác có số lượng DNNVV không đáng kể.
Thực tế trong thời gian qua, ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các DNNVV chiếm ưu thế. Năm 2004, các DNNVV đã chiếm 99% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn Tỉnh. Do đặc điểm các DN của Tỉnh Vĩnh Long có từ 99,5% đến 99,77% là DNVVN, nên các lĩnh vực sản xuất cũng chủ yếu do các DNNVV chiếm lĩnh. Tuy nhiên những dự án sản xuất lớn của Tỉnh đều nằm ngoài tầm tay của các DNNVV vì các dự án này cần nhiều vốn, công
B iểu đồ 6: C ơ cấu ngành nghề của các D N N VV tỉnh Vĩnh Long năm 2004 Thương nghiệp 43,63% Công nghiệp chế biến 29,17% Xây dựng 10,17% CN gốm 5,15% Khách sạn, nhà hàng 4,53% Vận tải 2,57% Dịch vụ khác 2,45% KD bất động sản, DV tư vấn 1,72%
Nông nghiệp, thủy sản 0,61%
ngoài chiếm lĩnh. Tuy nhiên, các DNNVV cũng đã đạt được những kết quả nhất định: hàng năm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của DNNVV khoảng 10 – 14%. Năm 2004, giá trị sản xuất của các DNNVV chiếm gần như 100% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến. Ở các lĩnh vực khác như xây dựng; ngân hàng… số DNNVV không nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau như đòi hỏi vốn khá lớn và mức độ rủi ro cao.