Thực trạng về chính sách công nghệ và đào tạo

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 64)

g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước

2.3.6. Thực trạng về chính sách công nghệ và đào tạo

Chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ còn nhiều bất hợp lý, gây khó khăn cho các DNNVV trong tiếp cận và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Những quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng vào Việt Nam như: DN phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước liên quan và phải có giấy chứng nhận do công ty giám định hợp pháp cấp, thiết bị cũ nhập khẩu phải có giá trị ít nhất bằng 80% giá trị ban đầu của thiết kế đó, không được sử dụng nguyên nhiên liệu với mức tiêu thụ vượt quá 19% so với thiết bị mới, phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn môi trường; làm cho các DNNVV không đủ khả năng tài chính để mua máy móc, thiết bị mới cũng gần như không thể nâng cấp công nghệ bằng cách nhập máy móc thiết bị đã qua sử dụng.

Phần lớn DN của tỉnh đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 3 đến 4 thế hệ. Nhiều DNNVV còn đang sử dụng máy móc thiết bị cũ mà DNNN đã loại bỏ, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, đây là một vấn đề hết sức khó khăn đối với DNNVV.

Tháng 12/2004, Sở khoa học & công nghệ Tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành đề tài khoa học “Điều tra và đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long”, đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp giúp Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh thực hiện việc chỉ đạo các Sở, Ban ngành hỗ trợ các DN đầu tư đổi mới công nghiệp, máy móc, thiết bị.

quan tâm. Trong các DNNVV, trình độ văn hóa và tay nghề của người lao động thấp, thiếu kỹ năng lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Hiện nay toàn tỉnh Vĩnh Long có 19 trung tâm dịch vụ việc làm, trường dạy nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 5 trường cao đẳng và 1 trường đại học… Các trường đào tạo nghề chính quy của tỉnh chỉ đảm nhận được từ 20 - 30% chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm, còn lại sẽ do các DN, cơ sở đào tạo nghề tư nhân, các trung tâm dạy nghề … đảm nhận. Hơn nữa, các cơ sở dạy nghề của tỉnh hầu hết đều lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm của các cơ sở này khó được thị trường chấp nhận, các DN khi sử dụng lao động phải đào tạo lại vừa mất thời gian vừa tốn kém tiền bạc, công sức. Tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề, khuyến khích các DN lớn liên kết giúp đỡ các DNNVV đào tạo công nhân lành nghề.

Kết luận: DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, nhưng khu vực này vẫn còn chậm phát triển do các chính sác hỗ trợ của Tỉnh chưa đủ mạnh để các DNNVV phát huy được ưu thế. Tỉnh cần có sự hỗ trợ toàn diện, mạnh mẽ và triệt để hơn giúp các DNNVV mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG

GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2010:

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2010” của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long vào tháng 12/2002, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế của Tỉnh đến năm 2010 như sau:

3.1.1. Về tốc độ tăng trưởng GDP:

Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 2,6 đến 2,8 lần so với năm 2000; cụ thể tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau:

Bảng 3.1. Định hướng tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010

Tốc độ tăng trưởng (%) Ngành Thực hiện 1996- 2000 Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010 Bình quân GDP tăng 6,5 7,5 - 8,0 9,0 - 10,0 + Nông - lâm – ngư 4,2 4,5 6,0 + Công nghiệp – xây dựng 10,0 15,0 17,0 + Thương mại - dịch vụ 9,4 8,7 7,7 3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Bảng 3.2. Định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010

Định hướng Ngành Thực hiện

Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 Tổng GDP 100,00 % 100,00 % 100 % + Nông - lâm – ngư 57,62 % 51,00 % 40,30 % + Công nghiệp – xây dựng 12,40 % 15,30 % 20,80 % + Thương mại - dịch vụ 29,98 % 33,70 % 38,90 %

3.1.3. GDP bình quân đầu người: - Năm 2005: 446 USD/người. - Năm 2005: 446 USD/người. - Năm 2010: 764 USD/người.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DNNVV Ở TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2010:

Trong xu thế hội nhập hiện nay, không một nước, một địa phương nào có thể đứng ngoài cuộc nếu không muốn bị cô lập. Tỉnh Vĩnh Long cũng không phải ngoại lệ. Hội nhập giúp Tỉnh Vĩnh Long có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường nước ngoài nhưng cũng mang lại nhiều thách thức vì phạm vi hoạt động sẽ rộng hơn rất nhiều, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn do hàng hóa dịch vụ của các nước khác cũng dễ dàng vào thị trường trong nước. Để có thể đứng vững trên thị trường, ngoài sự phấn đấu tự hoàn thiện chính mình của các DN, sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương là rất cần thiết. Sự hỗ trợ này nhằm đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng và hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa của Tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế, thu hút vốn đầu tư cho phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần cải thiện đời sống đại bộ phận lao động, giảm mức chênh lệch phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.

Nhận thức được tầm quan trọng của DNNVV trong tăng trưởng phát triển kinh tế và với tình hình thực tế của Tỉnh Vĩnh Long hiện nay, có thể nhận

thấy để đạt được các mục tiêu trên cần có một số định hướng chiến lược cho phát triển DNNVV ở TỉnhVĩnh Long trong thời kỳ tới như sau:

3.2.1. Hỗ trợ phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

DNNVV đóng góp rất to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thể hiện ở một số điểm sau:

- Cung cấp một khối lượng lớn, đa dạng phong phú về sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế.

- Thu hút nhiều lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.

- Góp phần khai thác tiềm năng về vốn, nguồn lao động, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống phong phú trong dân.

- Bảo đảm cho nền kinh tế năng động hơn do dễ dàng thích nghi với những biến động trên thị trường.

- Góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các khu vực dân cư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh.

Tuy nhiên, tiềm lực tài chính còn yếu, cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện nên chưa tạo điều kiện tốt và vững chắc để DNNVV có thể phát huy ưu thế của mình. Vì vậy, chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền Tỉnh để khắc phục những khó khăn của các DNNVV là rất quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3.2.2. Ưu tiên phát triển DNNVV ở nông thôn là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: Vĩnh Long là một Tỉnh nông nghiệp, khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy, phát triển DNNVV ở nông thôn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội:

giảm sức ép di dân vào các trung tâm đô thị mà còn làm tăng sức tiêu thụ của xã hội - một yếu tố quan trọng kích thích sản xuất.

- Tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có ở nông thôn cho các sản phẩm công - nông nghiệp.

- Góp phần giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh.

3.2.3. Ưu tiên phát triển DNNVV trong hoạt động sản xuất công nghiệp đối với một số lĩnh vực, ngành mà DNNVV có khả năng và ưu thế: với một số lĩnh vực, ngành mà DNNVV có khả năng và ưu thế:

Có thể kể đến công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, các sản phẩm truyền thống thuộc các ngành… Đặc biệt, Tỉnh Vĩnh Long có ưu thế trong xuất khẩu các sản phẩm gốm, hàng dệt may, sản phẩm da và giày dép, viên nang, ống bơm tiêm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, thủy sản đông lạnh… Đây là các sản phẩm có thị trường xuất khẩu lớn và ổn định, do đó cần ưu tiên hỗ trợ DNNVV trong các ngành nghề, lĩnh vực này.

3.2.4. Phát triển DNNVV trong mối liên kết công nghiệp bền vững, chặt chẽ với các DN lớn, nhằm tạo ưu thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV nói riêng và DN TỉnhVĩnh Long nói chung:

DNNVV như những mắc xích nhỏ nhưng rất quan trọng trong dây truyền sản xuất của một nền kinh tế. Điều này thể hiện ở khía cạnh DNNVV sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết cho các DN lớn sử dụng như nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc lắp ráp, sản xuất các bộ phận khó, đòi hỏi công nghệ phức tạp. Ngược lại, khi ký hợp đồng gia công hay sản xuất các bộ phận chi tiết nhỏ với các DN lớn, DNNVV được DN lớn hỗ trợ về tay nghề, công nghệ, quản lý.

3.2.5. Trước tiên tập trung hóa DNNVV ở một số địa bàn trọng điểm, một số thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp:

Việc tập trung các DNNVV vừa khắc phục được sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa tạo thuận lợi, dễ dàng cho chính quyền Tỉnh trong việc hỗ trợ,

quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi đối với các DNNVV, đồng thời giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các DNNVV.

3.3. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005-2010:

3.3.1. Các giải pháp về thuế:

Trong thời gian qua, thuế đã được sử dụng để khuyến khích đầu tư và đã góp phần vào việc phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tác động của thuế đến việc thúc đẩy đầu tư còn hạn chế. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh hiện nay đòi hỏi phải sử dụng thuế mạnh mẽ hơn nữa trong việc khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp tạo lập DN mới và đầu tư mở rộng quy mô của các DN hiện có.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hợp tác quốc tế, cần tiếp tục cải cách thuế nhằm khắc phục những nhược điểm của hệ thống thuế hiện hành và làm cho hệ thống chính sách thuế cũng như từng sắc thuế có nhiều yếu tố tương đồng với thuế của các nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong quá trình đó, để thuế trở thành công cụ có hiệu lực khuyến khích và định hướng đầu tư, thúc đẩy sự phát triển DNNVV, cơ quan thuế của Tỉnh cần kiến nghị với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính một số nội dung sau:

a. Hợp lý hóa thuế thu nhập cá nhân:

Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã có điều chỉnh trong biểu thuế thu nhập cá nhân, mức thuế hiện nay vẫn chưa khuyến khích được người có trình độ chuyên môn cao. Cần điều chỉnh sự chênh lệch giữa mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam và người nước ngoài. Nhà nước cũng nên sớm có thay đổi trong việc đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, miễn trừ gia cảnh cho bản thân người nộp, cho gia đình, cho người ăn theo, phần còn lại mới tính thuế. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc động viên tinh thần làm việc, giúp người lao động yên tâm và hết mình góp mình hết sức vào công việc, đồng thời kích thích quá trình tích

b. Đối với thuế thu nhập DN:

- Áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN thay thế cho mức thuế thu nhập DN 28% hiện nay:

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các DN nói chung và DNNVV nói riêng đều cho rằng thuế suất các loại thuế hiện nay là quá cao. Để hỗ trợ phát triển DNNVV cần nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN thay thế cho mức thuế thu nhập DN 28% hiện nay. Theo nghiên cứu ban đầu của chúng tôi, biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN có thể áp dụng như sau:

Bảng 3.3. Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN

Bậc Thu nhập/năm (Triệu đồng) Thuế suất từng phần (%) Số thuế phải nộp (Triệu đồng) Số thuế nộp lũy tiến (Triệu đồng) Thuế suất lũy tiến (%) 1 Từ 100 trở xuống 15,0 15,0 15,0 15,0 2 Trên 100 đến 300 20,0 40,0 55,0 18,3 3 Trên 300 đến 500 25,0 50,0 105,0 21,0 4 Trên 500 đến 1.000 28,0 140,0 245,0 24,5 5 Trên 1.000 28,0 28,0

Áp dụng biểu thuế suất trên, những DN có tổng thu nhập từ 1.000.000.000 đ/năm trở lên thì mức thuế suất thuế thu nhập DN sẽ là 28%. Như vậy, đối với những DN có thu nhập dưới 1.000.000.000 đ/năm mà thường là DNNVV chỉ phải chịu thuế suất trung bình thấp hơn 28%. Đây chính là giải pháp giảm thuế rất hiệu quả cho các DNNVV hiện đang áp dụng tại Mỹ.

Thực tế cho thấy, thuế suất hợp lý sẽ thu được thuế, ngược lại thuế suất quá cao thì mọi người sẽ tìm cách trốn thuế, tránh thuế kết quả là nhà nước thất thu thuế, các DN chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế thì bị thiệt. Mặt khác, nó làm nhụt ý chí của những nhà đầu tư.

Do vậy, áp dụng chính sách thuế thu nhập DN hợp lý sẽ góp phần kích thích dân chúng đưa những khoản tiền đang tích luỹ dưới dạng tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm thành những khoản đầu tư trực tiếp, tham gia thành lập DN và chủ yếu là DNNVV. Áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN còn tăng được diện chịu thuế do số lượng DN tăng thêm, số DN trốn thuế giảm xuống và điều đó có lợi hơn so với áp dụng thuế suất cao.

- Cho phép khấu trừ số chi phí vay vốn theo mức chi trả thực tế trên cơ sở có đầy đủ chứng từ khi xác định chi phí hợp lý tính thuế thu nhập DN:

Cùng với việc nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN, Nhà nước cũng cần hỗ trợ các DNNVV thông qua các qui định về các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập DN. Về chi phí vay vốn, Nhà nước nên cho phép khấu trừ số chi phí vay vốn theo mức chi trả thực tế trên cơ sở có đầy đủ chứng từ.

Như đã trình bày ở phần trên, các DNNVV rất thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới các trang thiết bị và công nghệ, mở rộng qui mô hoạt động SXKD nhưng trên thực tế, các DNNVV rất khó tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng và các nguồn vốn ưu đãi có lãi suất thấp. Chính vì vậy, phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh thường bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn vốn tín dụng không

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)