Thực trạng về chính sách thuế

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 60)

g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước

2.3.2.Thực trạng về chính sách thuế

Kinh nghiệm cho thấy nếu thuế suất hợp lý thì thì thu được thuế cho ngân sách, nếu thuế suất quá cao thì người dân sẽ tìm cách trốn thuế, kết quả là nhà nước thất thu. Vì vậy, điều cốt yếu là định mức thuế suất sao cho DN không bị thiệt hại, đồng thời nhà nước không bị thất thu thuế.

Trong phiên họp Quốc hội tháng 5/2003 vừa qua, luật thuế TNDN đã được sửa đổi và thông qua với mức thuế phổ thông (áp dụng cho cả DN trong và ngoài nước) là 28% và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2004. Ngoài ra còn bỏ thuế thu nhập DN bổ sung và thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Sự sửa đổi này sẽ khiến nhà nước mất đi một khoản thu lớn, nhưng nó sẽ tạo điều kiện cho các DN trong tái đầu tư vào sản xuất, làm tiền đề để tăng thu cho ngân sách nhà nước trong tương lai. Tuy nhiên việc qui định các

28% áp dụng thống nhất cho các loại hình DN chưa khuyến khích các DNNVV phát triển.

Về thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao hiện nay đã áp dụng biểu thuế mới, nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 5 triệu đồng đối với người Việt Nam và 8 triệu đồng với người nước ngoài, hạ mức thuế suất cao nhất từ 50% xuống còn 40%. Tuy nhiên doanh nhân trong DNNVV vẫn cho rằng mức này không động viên được người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Một điều kiện không hợp lý nữa là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở nước ta đánh đơn thuần vào thu nhập mà không tính đến gia cảnh như ở các nước khác. Theo giải thích của cơ quan có trách nhiệm nộp thuế thì việc tính thuế sẽ phải tính đến việc miễn trừ gia cảnh cho bản thân người nộp, cho gia đình, cho người ăn theo, còn lại mới tính thuế.

Thuế thu nhập cá nhân còn có sự phân biệt đối xử: mức khởi điểm tính thuế của công dân Việt Nam thấp hơn 1,6 lần mức khởi điểm tính thuế của người nước ngoài. Điều này gây thiệt thòi cho công dân Việt Nam thu nhập cao.

Mặc dù có một số sửa đổi trong Luật thuế GTGT trong Quốc hội tháng 5/2003, nhưng Luật thuế GTGT hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là còn đến 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10% với nhiều trường hợp miễn giảm vẫn gây phiền hà cho cả người nộp và người thu; việc hoàn thuế GTGT thí quá phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian cho thủ tục.

Cần phải có sự nghiên cứu và sửa đổi cơ bản để có một hệ thống thuế đơn giản, hợp lý, xóa bỏ những kẽ hở trong chính sách thuế nhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, tạo động lực khuyến khích đầu tư vào SXKD, phát triển thêm nhiều DNNVV.

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 60)