vốn vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh:
Một thực tế hiện nay là các DNNVV mà đặc biệt là DN nhỏ thường không được ngân hàng thương mại của Tỉnh quan tâm đến việc cho vay vốn. Để thúc đẩy phát triển DNNVV, một số nước đã qui định bắt buộc các ngân hàng thương mại phải dành một tỷ lệ nhất định vốn tín dụng để cho các DNNVV vay. Ở Tỉnh Vĩnh Long hiện nay, số lượng DNNVV được thành lập theo luật DN ngày một tăng, nếu không có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính thức thì các DN này sẽ rất khó phát triển. Tuy nhiên, giải pháp có hiệu quả và khả thi ở Tỉnh Vĩnh Long không phải là qui định tỷ lệ tín dụng tối thiểu bắt buộc dành cho DNNVV mà là khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh.
Do vốn và tài sản của DNNVV không lớn nên mức độ đảm bảo an toàn cho các khoản vay không cao, các khoản vay cũng không lớn lại tốn chi phí cho việc theo dõi, giám sát những khoản cho vay mang tính chất “nhỏ nhặt”, các ngân hàng thương mại thường ngại cho các DNNVV vay vốn. Để khuyến khích các ngân hàng thương mại cho DNNVV vay vốn, Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp như hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay đối với các
DNNVV, giảm thuế thu nhập DN nếu ngân hàng cho vay đối với các DNNVV đạt được một tỷ lệ nhất định trong tổng tín dụng của ngân hàng.
Đối với việc góp vốn cùng hợp tác kinh doanh với các DNNVV, các ngân hàng thương mại sẽ phát huy một cách tốt nhất vai trò tư vấn cho DN, đồng thời theo dõi, giám sát được việc sử dụng vốn của DN. Các DNNVV khi được ngân hàng góp vốn cũng sẽ gặp thuận lợi và cũng dễ dàng được ngân hàng giải quyết cho vay khi thiếu vốn hoặc được ngân hàng đứng ra bảo lãnh khi vay vốn của các tổ chức khác. Để khuyến khích các ngân hàng thương mại góp vốn vào các DNNVV, nhà nước cần có cơ chế như cho phép các ngân hàng sử dụng thu nhập trước thuế để góp vốn với các DNNVV, miễn giảm thuế đối với thu thập từ khoản vốn góp vào DNNVV…
i. Cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố định:
Khấu hao tài sản cố định là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của DN. Nếu mức khấu hao cao thì có thể thu hồi vốn nhanh và ngược lại, mức khấu hao thấp thì thu hồi vốn chậm và có thể mất vốn do hao mòn vô hình của tài sản cố định gây ra. Mặt khác, mức khấu hao cao hay thấp còn làm thay đổi số thuế thu nhập DN phải nộp trong năm.
Về mặt lý thuyết, tổng thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập DN phải nộp của DN trong một thời kỳ dài là không thay đổi khi áp dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố định khác nhau. Tuy nhiên trong thời gian ngắn, nếu DN khấu hao nhanh tài sản cố định thì mức thuế thu nhập DN phải nộp thấp và do đó có thể tăng cường tích tụ vốn cho DN, mà đặt biệt là rất tốt cho các DNNVV. Vì vậy, để hỗ trợ phát triển DNNVV, nhà nước nên cho phép các DNNVV thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định để một mặt, các DNNVV có điều kiện tích tụ, tập trung vốn mặt khác thu hồi nhanh vốn cố định sẽ giúp các DNNVV có điều kiện để đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, trang bị công nghệ hiện đại.
j. Hỗ trợ mặt bằng SXKD:
Như đã trình bày, phần lớn các DNNVV thiếu mặt bằng SXKD. Nhiều DN sử dụng chính nhà ở của chủ DN để làm trụ sở giao dịch, kinh doanh.
Việc sử dụng nhà ở làm trụ sở giao dịch, kinh doanh thường gây ra những khó khăn cho hoạt động của DN do diện tích chật hẹp, điều kiện và phương tiện làm việc không thuận lợi.
Vì vậy, việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng SXKD phù hợp là rất cần thiết, cụ thể:
- Tỉnh cần xây dựng các khu công nghiệp nhỏ cho các DNNVV với cở sở hạ tầng đầy đủ và cho thuê với giá ưu đãi trong một thời gian nhất định để dần dần tập trung các DNNVV vào một khu vực có quy hoạch, giải phóng mặt bằng SXKD hiện tại chật hẹp và ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
- Ngoài ra, Tỉnh cần nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi cho các DNNVV trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất theo các qui định hiện hành.
- Thực hiện chính sách cho thuê đất bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế để sử dụng vào mục đích kinh doanh.
- Tiến hành giao đất đối với các dự án sản xuất công nghiệp cần ưu tiên để các DN yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài.
- Ưu đãi trong sử dụng đất đai đối với những DN sử dụng nhiều lao động, áp dụng công nghệ mới- sạch, sản xuất sản phẩm mới.
- Tạo điều kiện để các DN có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm đảm bảo vay vốn, giúp DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, gia tăng vào đầu tư.
k. Hoàn thiện chính sách đầu tư: Thể hiện ở một số điểm sau:
- Đối với đầu tư nước ngoài: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của Tỉnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài; tạo môi trường đầu tư, môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN trong và ngoài nước như: Giá thuê đất trong và ngoài khu công nghiệp, hỗ trợ kinh phí làm thủ tục cấp phép đầu tư, chi phí dịch vụ, viễn thông, điện, nước, vận tải
- Đối với đầu tư trong nước: Rà soát điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư mà Tỉnh đã ban hành, tạo điều kiện dễ dàng cho các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư SXKD và hỗ trợ thị trường nông thôn; hỗ trợ DN tiếp cận thông tin và các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý.
- Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên sắp xếp lại bằng cách tiếp tục cổ phần hóa, hoặc bán lại, hoặc giải thể, phá sản nếu hiệu quả kinh danh quá yếu kém, hoặc sáp nhập các DN cùng ngành thành một DN qui mô lớn với công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, vốn của Tỉnh dành cho các DNNVV sẽ được đầu tư tập trung và có hiệu quả hơn thay vì phải dàn trải ra cho nhiều DNNN, tốn kém mà hiệu quả thấp.
l. Hỗ trợ thông tin kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu:
Trong quá trình hoạt động, thông tin kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu là những vấn đề bức xúc đối với các DNNVV. Các DNNVV rất cần sự hỗ trợ của Tỉnh về các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng máy tính. Những thông tin mà các DNNVV cần là thông tin về cơ chế, chính sách chế độ, thông tin về thị trường và giá cả, thông tin về khoa học và công nghệ… Trong điều kiện nguồn lực của các DNNVV còn nhỏ bé, Tỉnh có thể hỗ trợ qua việc cung cấp miễn phí các ấn phẩm về cơ chế chính sách, giảm giá các ấn phẩm và dịch vụ qua mạng máy tính về thông tin thị trường, giá cả .
Về thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước, Tỉnh có thể hỗ trợ cho các DNNVV nhằm tạo điều kiện để các DN tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả, trợ giúp DN mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, thông qua các cơ quan chức năng trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm có tiềm năng của các DNNVV, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Đối với thị trường ngoài nước, Tỉnh khuyến khích DNNVV tăng cường sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV liên kết, hợp tác với các DN lớn trong và ngoài nước để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho DNNVV đi
khảo sát, học tập, trao đổi, hợp tác và chi phí tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ngoài nước. Ngoài ra, Tỉnh còn tạo điều kiện cho các DNNVV được tham gia vào các chương trình xuất khẩu của Tỉnh một cách trực tiếp hoặc thông qua việc liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài Tỉnh.
Để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, địa phương cần nhanh chóng giảm và xóa bỏ các bảo hộ không hợp lý để buộc các DN phải quen dần với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, đồng thời giúp các DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường thế giới bằng các hoạt động cung cấp thông tin, tìm kiếm đối tác, thị trường, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh….Có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các DNNVV trong lĩnh vực xuất khẩu như: chính sách ưu đãi về thuế đối với từng mặt hàng xuất khẩu, giảm lãi suất vay ngân hàng hoặc cung cấp tín dụng dài hạn lãi suất thấp cho việc thu mua hàng nông sản và thủy hải sản xuất khẩu có tính thời vụ…
Tăng cường các kênh thông tin về thị trường xuất khẩu cho các DNNVV. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, cần cung cấp thông tin cho họ thông qua các họat động tư vấn kỹ thuật về công nghệ mới có tính chuyên nghiệp và thực tiễn nhằm giúp họ tiếp cận với phương pháp sản xuất, chế biến, bảo quản…. Phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu. Các hiệp hội hoặc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư của Tỉnh nên có các hình thức tập huấn hoặc tư vấn miễn phí về các quy định tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu để các DN thường xuyên cập nhật thông tin, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Đồng thời đặc biệt quan tâm đến việc hướng dẫn áp dụng các quy định tiêu chuẩn liên quan đến môi trường và các tổ chức quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu của các DN.
Cần sớm ban hành Tiêu Chuẩn Việt Nam đối với các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế để các DNNVV có thông tin và có thể dễ dàng dẫn chiếu trong các hợp đồng xuất khẩu của
Tỉnh cần tạo điều kiện để DNNVV tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài, thuê gian hàng triển lãm, chính sách thưởng xuất khẩu, kể cả sử dụng Quỹ trợ giúp xuất khẩu nhằm khuyến khích mạnh hơn nữa việc thu hút ngoại tệ về cho Tỉnh.
Những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNVV tăng cường xuất khẩu sẽ phát huy được tiềm năng to lớn của loại hình DN rất năng động này, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh ổn định và bền vững.
m. Hỗ trợ về công nghệ và đào tạo:
Hỗ trợ cho DNNVV tiếp cận công nghệ hiện đại bằng cách tổ chức định kỳ các cuộc triển lãm thông tin về thành tựu khoa học kỹ thuật có khả năng ứng dụng cao, thông tin về thị trường trong và ngoài nước.
Xúc tiến thành lập Trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho DNNVV. Những trung tâm này cung cấp miễn phí hoặc bán với giá ưu đãi cho DN các thông tin về thị trường, công nghệ, kỹ thuật… thông qua các ngân hàng dữ liệu.
Trong qui định tính thuế TNDN, nên cho DN khấu hao nhanh máy móc thiết bị mới. Đây là một trong những biện pháp ưu đãi thuế thành công nhất được sử dụng để khuyến khích DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cải cách các thủ tục trong việc tiếp thu công nghệ mới qua con đường chuyển giao công nghệ: rút ngắn quá trình xét duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ, giúp DN có thể nhanh chóng đưa công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất.
Về ngắn hạn, nhà nước hỗ trợ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề: mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày cho các nhà quản lý DN dưới hình thức miễn giảm phí.
Về dài hạn, cần có sự chuyển biến toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng chương trình dạy và học ở các cấp, đặt biệt là đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cho phù hợp và sát với thực tế, giúp
người học có thể ứng dụng một cách thiết thực trong quản lý, kinh doanh. Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng việc nâng cao chất lượng và đạo đức sư phạm. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới và cải tiến giáo dục này, Tỉnh cần tăng cường đầu tư vào ngành giáo dục. Đây là khoản đầu tư không mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn 1- 2 năm mà phải sau một thời gian dài, nhưng không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt đầu tư cho giáo dục. Vì vậy, Tỉnh cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các trường đào tạo, đặc biệt là cho các trường dạy nghề về khoa học công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đinh kỳ có các khóa học tài đào tạo và bồi dưỡng để cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân nâng cao kiến thức, tay nghề, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần tại điều kiện và trợ giúp về tài chính để thành lập nhiều “vườn ươm DN” để cung cấp các dịch vụ cho DNNVV như: hỗ trợ về chuyên môn quản lý cho từng DN, tư vấn, giám sát hoạt động của DN, hỗ trợ cho việc liên kết với các mạng lưới hỗ trợ chuyên môn khác, cho thuê cơ sở hạ tầng … nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các DN mới thành lập và các DN bắt đầu phát triển .
3.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Các giải pháp tài chính nói trên sẽ phát huy tác dụng thực sự trong việc khuyến khích, định hướng và thúc đẩy sự phát triển của DNNVV nếu nó được thực hiện trên cơ sở có được một số điều kiện chủ yếu sau:
3.4.1. Duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội của Tỉnh:
Một trong những điều kiện cơ bản để dân chúng bỏ vốn đầu tư trực tiếp là sự ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ổn định về tài chính - tiền tệ là rất quan trọng. Nếu lạm phát ở mức độ cao và không có khả năng kiểm soát được sẽ làm tăng rủi ro trong đầu tư và do đó, dân chúng sẽ không dám bỏ tiền ra để đầu tư trực tiếp .
phần. Sự tin tưởng vào tương lai là điều kiện tiên quyết cho quyết định đầu tư dài hạn của dân chúng. Vì vậy, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để tăng sự tin tưởng của dân chúng và khi đó sự khuyến khích đầu tư thông qua các giải pháp tài chính nói trên mới đạt được hiệu quả cao.
3.4.2. Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với các công cụ quản lý vĩ mô: Để thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV cần kết Để thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV cần kết hợp đồng bộ việc thực hiện các công cụ quản lý vĩ mô khác như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển và tăng cường kiểm tra giám sát .
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý đầy đủ để khuyến khích và bảo vệ các DNNVV. Ngoài việc hoàn chỉnh hệ thống pháp