Tiếp tục cải cách thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 74)

Luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi vẫn còn 3 mức thuế suất với nhiều trường hợp miễn trừ, nên việc thu thuế sẽ vẫn tiếp tục gây khó khăn cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế. Ngoài ra, nhiều mức thuế suất và nhiều trường hợp miễn giảm thuế sẽ tạo ra những cơ hội và những động cơ trốn thuế.

Do đó cần tiếp tục đơn giản hóa thuế giá trị gia tăng theo hướng giảm số lượng thuế suất từ 3 loại xuống còn 1 loại, chẳng hạn 5% hoặc 7% và giảm số trường hợp được miễn giảm thuế xuống chỉ còn vài trường hợp, chẳng hạn như trường hợp của các hoạt động tài chính tín dụng.

- Thực hiện chính sách thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và bảo hộ có điều kiện hàng hóa trong nước:

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, Tỉnh Vĩnh Long cùng cả nước đang mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới. Cùng với việc gia nhập ASEAN, việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thực hiện hiệp định chung về ưu đãi thuế quan (CEPT) sẽ tạo điều kiện cho Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh xuất khẩu,

trường sẽ làm cho hàng hóa các nước ASEAN đưa vào Việt Nam nhiều hơn và điều đó sẽ trở thành thách thức to lớn đối với các ngành sản xuất còn non trẻ và đặt biệt là đối với các DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long trong quá trình phát triển.

Trong tình hình đó, cần phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Thực hiện giảm bớt và tiến tới xóa bỏ các hàng rào phi thuếquan đối với tất cả các hàng hóa và dịch vụ (trừ những hàng hóa và dịch vụ nằm trong danh mục cấm xuất khẩu) để đẩy mạnh tối đa hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện và thúc đẩy các DNNVV tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt đối với các DNNVV vì các DN này luôn ở trong tình trạng thiếu vốn.

Cùng với việc thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan trọng tiến trình tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Nhà nước cần mở rộng diện đánh thuế tiêu thụ đặt biệt để thực hiện bảo hộ hợp lý đối với các ngành sản xuất còn non trẻ cũng như đối với các DN nhỏ và vừa có thêm thời gian để củng cố, phát triển và tăng cường sức cạnh tranh. Đồng thời xác định xuất khẩu là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn, là một thế mạnh góp phần giải quyết việc làm, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các DNNVV xuất khẩu trực tiếp và thực hiện bảo hộ mậu dịch cho những hàng hóa sản phẩm sản xuất trong nước để các DN này có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tao thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Bên cạnh đó, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải,… Sẽ tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ cho các DNNVV; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu sẽ góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DN. Ngăn chặn được tình trạng buôn lậu tràn lan như hiện nay sẽ giúp cho các DNNVV tăng cường khả năng cạnh tranh, đủ sức đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)