Đặc điểm của các DNVVN của Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ cao của Việt Kiều tại khu vực Bắc Mỹ đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hoà Lạc (Trang 33)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Đặc điểm của các DNVVN của Việt Nam

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân 8,22% 3. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bao trùm đó thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực. Thành công này được đúc kết từ việc chuyển đổi một cách ổn định nền kinh tế sang hướng thị trường, cũng như tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%)

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 NLTS 4,33 3,53 5,53 4,63 2,89 4,17 3,62 4,36 4,02 3,30 3,00 CNXD 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,48 10,48 10,22 10,69 10,37 10,40

DV 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,50

Tuy con số tăng trưởng này còn thấp hơn so với thời kỳ 1992 - 1997 (8,7%) song đây là thành tích đáng ghi nhận bởi lẽ sự tăng trưởng này có sự đóng góp to lớn từ tiềm lực nội địa, không phải dựa quá nhiều vào đầu tư bên ngoài như thời kỳ tiền khủng hoảng trước 1997. Khi nói đến nội lực, không thể nào không nói đến vai trò của khu vực kinh tế tư nhân mà trong đó các DNVVN chiếm một tỷ trọng lớn.

3

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến năm 2007, Việt Nam có khoảng 300.000 doanh nghiệp, trong số đó có đến 95% là DNVVN. Riêng năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, đã có khoảng 50.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn khoảng 400.000 tỷ đồng. Với tốc độ như vậy, theo thống kê mới nhất của Cục Phát triển DNVVN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có trên 500.000 DNVVN, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). Trong đó, xét quy mô về vốn thì doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%; từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm 37,03%; doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm 8,18%. Về quy mô lao động có tới 51,3% doanh nghiệp có dưới 10 lao động…4. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, số lượng DNVVN chiếm đến 42,46% tổng số DNVVN của cả nước. Riêng tại TPHCM, năm 2007 đó có hơn 18.500 doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn đăng ký là 160.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 10 tỷ USD). Bốn tháng đầu năm 2008, số DNVVN thành lập mới tại TPHCM vẫn tiếp tục tăng mạnh với 6.400 doanh nghiệp và tổng vốn là 90.000 tỷ đồng, gần bằng 50% tổng vốn năm 2007. Trong năm 2005, ước tính đóng góp của các DNVVN vào GDP là 53%. Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, trong 5 năm 2001-2005, DNVVN nói riêng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung có nhịp độ tăng trưởng cao nhất. Nếu năm 2000, loại hình doanh nghiệp này chiếm 24,6% trong giá trị sản xuất theo giá trị thực tế của toàn ngành công nghiệp, năm 2003 là 27,5%, năm 2004 tăng lên 28,5% thỡ đến năm 2005 vọt lên tới 37% 5.

a) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trên thị trường, và tốc độ gia tăng cao Theo luật doanh nghiệp quy định, việc thành lập DNVVN yêu cầu số vốn thành lập nhỏ, vì vậy số lượng DNVVN chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Với ưu điểm là vốn điều lệ thấp, điều này đã tạo một động lực to lớn cho các tổ chức kinh tế tư nhân đứng ra thành lập doanh

4 VCCI, Báo cáo tổng kết 2007 của Trung tâm hỗ trợ DNVVN

5

nghiệp của mình. Mặt khác, từ trước đó đã tồn tại không ít các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn nhỏ, lao động ít như các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhà nước mới thành lập hoặc được tách ra…Với đặc điểm là vốn pháp định nhỏ như vậy, số lượng các DNVVN đã chiếm phần lớn về số lượng trong nền kinh tế và có tốc độ gia tăng cao. Tính đến cuối năm 2007, số lượng DNVVN vào khoảng 190.000 doanh nghiệp; 2,9 triệu hộ kinh doanh cá thể và hơn 20.000 hợp tác xã, nước ta phấn đấu đến năm 2010, cả nước có 500.000 DNVVN. Con số này đã khẳng định sự phát triển không ngừng về số lượng của các DNVVN. Với tỷ trọng lớn như vậy trong nền kinh tế, đòi hỏi chính phủ phải có một chính sách hợp lý cho các DNVVN, đảm bảo sự phát triển ổn định của kinh tế.

b) Các DNVVN có quy mô vốn nhỏ, lao động ít Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nếu xét về quy mô vốn của các DNVVN trong những năm gần đây thì lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ đồng/doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, DNVVN là các doanh nghiệp có số vốn pháp định không vượt quá 10 tỷ, và có số lao động không vượt quá 300 lao động. Với số vốn nhỏ như vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhất là khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn sản xuất cùng một loại sản phẩm trong thị trường. Nhất là khi nền kinh tế có biến động lớn, ví dụ biến động về đầu vào, DNVVN khó có khả năng chống đỡ và dễ bị dẫn đến phá sản. Đồng thời, với số lao động ít (< 300 người), các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều cản trở trong quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhất là với tình trạng ít lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có được các lao động với tay nghề cao. Với số lao động ít như vậy, sẽ khó mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề nghiệp vụ cho các nhân viên. Và vì đa số người lao động, nhất là người lao động có tay nghề nghiệp vụ, trình độ chuyên môn giỏi, khi tìm kiếm việc làm đều có xu hướng muốn vào các doanh nghiệp lớn trên thị trường, điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

gặp khó khăn trong quá trình tuyển mộ và phải đầu tư nhiều hơn cho công tác marketing tuyển mộ lao động.

c) Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm khoảng 80%) do đặc điểm về quy mô vốn và số lượng lao động. Điều này tạo khó khăn cho việc quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân hoạt động linh hoạt nhưng kém hiệu quả. Các doanh nghiệp tư nhân thường khi thành lập và trong quá trình hoạt động chưa có một tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Và trong khi vận hành sản xuất kinh doanh, khi có một biến cố xảy ra thì không có kinh nghiệm chống đỡ hoặc không đủ khả năng chống đỡ, dẫn đến thua lỗ hoặc nặng hơn là phá sản. Việc quản lý các doanh nghiệp tư nhân cũng rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp còn cố tình làm ăn phi pháp, cố tình trốn thuế và không thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê. Để quản lý tốt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đòi hỏi một sự theo dõi sát sao và thực sự có hiệu quả. Như vậy mới có thể mới kiểm soát được hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.

d) Kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều Không kể các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đã thành lập lâu đời và hoạt động ổn định, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều là các doanh nghiệp tư nhân được thành lập trong hoặc sau thời kỳ mở cửa nền kinh tế hoặc là các doanh nghiệp Nhà nước vừa được tách ra. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập khá lâu mà hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồn vốn của mình và đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp lớn. Như vậy, kinh nghiệm hoạt động của loại hình doanh nghiệp này chưa nhiều. Với số vốn ít và bề dày kinh nghiệm hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chống đỡ với những thay đổi trong quá trình hoạt động của mình.

e) Trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu Đây là vấn đề nổi cộm đối với tổng thể các doanh nghiệp của nước ta do đặc điểm nền kinh tế chưa thực sự phát triển.Ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, một thực trạng phổ biến trong các DNVVN là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 15- 20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp (Nguồn từ Vietnamnet). Nhiều DNVVN rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý doanh nghiệp, một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường. Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các DNVVN của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

f) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động linh hoạt, năng động Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những thành phần hoạt động linh hoạt nhất. Với mỗi thay đổi nhỏ nhất của nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều chịu tác động và phải điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với mỗi biến đổi đó. Với tính năng động như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế. Sự đa dạng về loại hình hoạt động, phương thức quản lý, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho họ đứng vững được trong thị trường.

Một phần của tài liệu Một số chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ cao của Việt Kiều tại khu vực Bắc Mỹ đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hoà Lạc (Trang 33)