Hỗ trợ tuyển dụng lao động:

Một phần của tài liệu Một số chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ cao của Việt Kiều tại khu vực Bắc Mỹ đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hoà Lạc (Trang 72)

9. Kết cấu của luận văn

3.5.Hỗ trợ tuyển dụng lao động:

Hiện nay trên cả nước đã xuất hiện sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực, bao gồm lao động phổ thông và lao động có trình độ cao giữa các doanh nghiệp trong các nhà máy, giữa các Khu công nghiệp, giữa các địa phương và vấn đề này đang ngày một trở nên “nóng” dần.

Đối với KCNCHL, vấn đề đảm bảo chuẩn bị được một lực lượng lao động có chất lượng sẵn sàng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất, thương mại và dịch vụ tại KCNCHL là một trong những chìa khóa thành công cho việc xây dựng KCNCHL và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa định hướng chiến lược của nhà nước, của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước và của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu. Về mặt quy hoạch, KCNCHL đã có một số lợi thế khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa vào trong quy hoạch chung điều chỉnh Khu Giáo dục và Đào tạo với tổng diện tich 108ha để xây dựng các trường đại học, cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề. Hiện nay, khu vực này đã, đang và sẽ có một số đơn vị đào tạo được triển khai như Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học FPT, Đại học Thông tin và Truyền thông, Đại học Việt - Nhật, Trung tâm Đào tạo CEO, Trung tâm đào tạo VITEC,... – những địa chỉ đầy hứa hẹn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và theo yêu cầu cho nhà đầu tư. Hơn thế nữa, liền kề với KCNCHL

là dự án Đại học Quốc gia Hà Nội với tổng diện tích 1000 ha và quy mô đào tạo có thể lên tới 100.000 sinh viên vào năm 2050.

Với những lợi thế sẵn có này, BQL KCNCHL cần đề ra các giải pháp để có thể tận dụng được những lợi thế này và từ đó biến nó trở thành thế mạnh của KCNCHL trong con mắt các nhà đầu tư, đặc biệt là các DNVVN. Tác giả đê xuất một số giải pháp để BQL KCNCHL có thể hỗ trợ các nhà đầu tư nói chung và các DNVVN Việt Kiều đối với công tác tuyển dụng cán bộ như sau:

a) Hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài Khu và định hướng các cơ sở đào tạo này hoạt động đào tạo theo đơn đặt hàng từ chính các nhà đầu tư đã, đang và sẽ hoạt động trong KCNCHL.

b) Hợp tác để xây dựng các chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ

c) Thiết lập cơ chế liên thông giữa đào tạo đại học, trên đại học với hệ thống chứng chỉ nghề nghiệp trong Khu.

d) Phát triển một số trung tâm, doanh nghiệp, nhà máy trọng điểm trong Khu thành các đơn vị đầu ngành về công nghệ cao trong nước để có thể tiếp nhận mọi người đến thực tập, nghiên cứu, và được huấn luyện qua công việc.

e) Thiết lập một cơ sở pháp lý với chế độ đãi ngộ xứng đáng để có thể tuyển chọn, thu hút khuyến khích, tuyển dụng được các nhà quản lý, chuyên gia có năng lực về làm việc lâu dài và chuyên tâm cho sự nghiệp phát triển KCNCHL.

Một phần của tài liệu Một số chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ cao của Việt Kiều tại khu vực Bắc Mỹ đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hoà Lạc (Trang 72)