9. Kết cấu của luận văn
3.3. Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp:
Kết quả khảo sát các DNVVN công nghệ cao của Việt Kiều ở Bắc Mỹ cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Theo tác giả, phương án khả thi nhất cho vấn đề vốn cho DNVVN công nghệ cao của Việt Kiều đầu tư tại KCNCHL là nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Trên cơ sở này, BQL KCNCHL cần chủ động triển khai các nội dung hợp tác đã ký kết với IDGVV và DFJ VinaCaptital và song song với đó là tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác với các Công ty đầu tư mạo hiểm khác.
Ngoài ra, để đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ về vốn tại KCNCHL, BQL KCNCHL cần nghiên cứu làm việc với các Quỹ đầu tư của các Tập đoàn/Tổng Công ty lớn (Angel fund) như Quỹ đầu tư của Công ty Cổ phần FPT, Tập đoàn Viettel, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT),… về phương thức và lộ trình hợp tác trong việc hỗ trợ các DNVVN công nghệ cao theo quy trinh thẩm định của các Quỹ này.
Một điểm quan trong nữa mà tác giả đề xuất là BQL KCNCHL có thể tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn cho DNVVN từ các Quỹ hỗ trợ của Nhà nước như
Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia và đặc biệt là Quỹ đầu tư
mạo hiểm công nghệ cao quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ đang xúc
tiến thành lập)13. Đây là tổ chức tài chính nhà nước để đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao và hướng tới đối tượng là tổ chức, cá nhân có ý tưởng công nghệ cao và kinh doanh công nghệ cao, có kết quả nghiên cứu sáng tạo về công nghệ cao, có công nghệ cao cần được hoàn thiện; DNVVN có dự án ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Nguồn tài chính hình thành Quỹ đầu tư này có thể từ ngân sách nhà nước; tài trợ, vốn góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các khoản thu từ hoạt động.