Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu
Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu đƣợc tính bằng tổng số hộ có nhà tiêu (cả loại HVS và không HVS) chia cho tổng số hộ điều tra, nhân với 100. Tỷ lệ này có ý nghĩa đánh giá độ bao phủ nhà tiêu tại các hộ gia đình mà không phân biệt loại hình nhà tiêu nào.
59,7 44,8 40,3 29,1 20,9 39,0 0 20 40 60 80 100
Tu Lý Hiền Lƣơng Hào Lý Vầy Nƣa Tân Minh Tổng Tỷ lệ (%)
Hình 3.4. Tỷ lệ % HGĐ hiện đang có nhà tiêu theo xã
Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 39,0% hộ gia đình trong tổng số 670 hộ gia đình đƣợc khảo sát hiện đang có nhà tiêu (chƣa tính đến loại nhà tiêu). Trong đó xã Tu Lý có tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu cao nhất nhƣng cũng chỉ chiếm 59,7%, tiếp đến là Hiền Lƣơng (44,8%), Hào Lý (40,3%), Vầy Nƣa (29,1%) và thấp nhất ở xã Tân Minh (20,9%).
Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với điều tra tại 4 tỉnh Điện Biên, Kon
Tum, Ninh Thuận, Đồng Tháp (80,4%) [14], điều tra vệ sinh môi trƣờng toàn quốc của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam năm 2006 (75%) [12], điều tra tại 5 tỉnh của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế năm 2009 (70%) [12] cũng nhƣ kết quả điều tra tại Thanh Hóa (92,7%) [34].
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn điều tra không có nhà tiêu là 61,0%. Tỷ lệ này khá cao, cao hơn so với nghiên cứu tại Kon Tum (30,8%) cũng nhƣ tại Hà Tĩnh (9,9%) và Nam Định (3,3%) trong cùng nghiên cứu [12]. Tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả điều tra ở 12 huyện các tỉnh phía Bắc (10,8%) [25], điều tra của Lê Văn Chính tại số tỉnh phía Bắc (8,9%) [17]. Không có nhà tiêu cũng đồng nghĩa với việc ngƣời dân phóng uế trực tiếp ra môi trƣờng, làm ô nhiễm môi
“Tình hình sử dụng nhà tiêu trên địa bàn xã còn thấp, đây là vấn đề mà chính quyền địa phương cần
Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thuộc loại HVS
Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại HVS đƣợc tính bằng tổng số hộ có nhà tiêu thuộc loại HVS (tự hoại, thấm dội nƣớc, khô hai ngăn, khô một ngăn, khô chìm có ống thông hơi và Biogas nhƣng không phân biệt có đạt tiêu chuẩn vệ sinh hay không) chia cho tổng số hộ điều tra, nhân với 100. Đây là tỷ lệ đánh giá độ bao phủ nhà tiêu thuộc loại HVS tại các hộ gia đình mà chƣa đánh giá chất lƣợng xây dựng và sử dụng của các nhà tiêu đó có đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT hay không.
47,0 38,1 25,4 23,1 15,7 29,9 0 20 40 60 80 100
Tu Lý Hiền Lương Hào Lý Vầy Nưa Tân Minh Tổng
%
HÌnh 3.5. Tỷ lệ % HGĐ có nhà tiêu thuộc loại HVS trên tổng số hộ điều tra
Kết quả khảo sát cho thấy, có 29,9% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu thuộc loại HVS mà chƣa xem xét những nhà tiêu này có đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng, bảo quản theo quy chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 01:2011/BYT) hay không. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thuộc loại HVS cao nhất ở xã Tu Lý (47,0%) và thấp nhất ở xã Tân Minh (15,7%). Điều này đồng nghĩa với việc vẫn còn tới 70,1% hộ gia đình đƣợc khảo sát cần xây mới hoàn toàn loại nhà tiêu hợp vệ sinh.
Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thuộc loại HVS trong điều tra này cao hơn so với kết quả điều tra Y tế Quốc gia (21%) [10] cũng nhƣ của Trần Thị Hữu tại Kon Tum (22,6%) [21]. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp hơn so với kết quả điều tra VSMT nông thôn của Bộ Y tế năm 2006 (33%) [11], điều tra tại 4 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, Đồng Tháp (46,0%), điều tra mối liên quan giữa vệ sinh môi
trƣờng và tình trạng suy dinh dƣỡng năm 2009 (42,2%) [12] đồng thời cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012-2015 (65%) [41].
Bảng 3.5. Tỷ lệ % các loại nhà tiêu thuộc loại HVS đang sử dụng trên tổng số HGĐ
Thông tin Hiền Lƣơng
(n=134) Hào Lý (n=134) Tân Minh (n=134) Tu Lý (n=134) Vầy Nƣa (n=134) Tổng (n=670) Tự hoại 23,9 7,5 6,7 22,4 9,0 13,9 Thấm dội nƣớc 12,7 2,2 5,2 14,9 10,4 9,1 Bioga 0,7 0,0 3,0 3,0 0,0 1,3
Khô hai ngăn 0,0 9,0 0,0 3,0 0,7 2,6
Khô chìm có OTH 0,0 0,0 0,0 0,7 0,0 0,1
Khô 1 ngăn 0,8 6,7 0,8 3,0 3,0 2,9
Tổng (%) 38,1 25,4 15,7 47,0 23,1 29,9
Trong số 6 loại nhà tiêu thuộc loại hình HVS, loại nhà tiêu tự hoại là loại nhà tiêu đƣợc nhiều hộ gia đình tại địa bàn khảo sát hiện đang sử dụng nhiều nhất nhƣng cũng chỉ chiếm 13,9%, trong đó cao nhất ở xã Hiền Lƣơng (23,9%), tiếp đến là Tu Lý (22,4%), 3 xã còn lại dao động từ 6,7% đến 9,0%. Các loại nhà tiêu khác (bao gồm cả HVS và không HVS) chiếm tỷ lệ thấp (từ 0,1% đến 9,1%).
Trong nghiên cứu này, nhà tiêu dội nƣớc (tự hoại và thấm dội nƣớc) hiện đang đƣợc sử dụng nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu có thể là do các loại nhà tiêu này đƣợc coi là nhà tiêu sạch, không có mùi hôi và sử dụng tiện lợi nên gia đình nào có điều kiện xây dựng nhà tiêu, họ sẽ xây nhà tiêu tự hoại hoặc đỡ tốn kém hơn một chút là nhà tiêu thấm dội nƣớc. Các loại nhà tiêu khô (khô hai ngăn, khô chìm có ống thống hơi, khô một ngăn) do đặc điểm không cần dội nƣớc, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng thích hợp cho các vùng miền núi, trung du có đất rộng, ngƣời thƣa, ngƣời dân lại có thói quan dùng phân để bón ruộng, nƣơng, rẫy nên loại nhà tiêu này cũng đƣợc một tỷ lệ nhất định ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu sử dụng.
Tỷ lệ nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn vệ sinh về XD, SD, BQ theo QCVN 01:2011/BYT
Có nhà tiêu thuộc loại HVS là điều kiện cần nhƣng để đảm bảo là một nhà tiêu hợp vệ sinh thì điều kiện đủ đầu tiên là phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng. Khi thực hiện điều tra tại thực địa, điều tra viên đến từng hộ gia đình, phỏng vấn những ngƣời trong gia đình và quan sát nhà tiêu rồi đánh giá bằng
cách đối chiếu với các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng theo QCVN 01:2011/BYT có trong bảng kiểm.
Bảng 3.6. Tỷ lệ % HGĐ có nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn XD, sử dụng, bảo quản trên tổng số hộ điều tra
Thông tin Hiền Lƣơng Hào Lý Tân Minh Tu Lý Vầy Nƣa Tổng
Đạt HVS về xây dựng 32,8 21,6 11,9 30,6 13,4 22,1
Đạt HVS về SD, BQ 25,4 10,4 8,2 19,4 12,7 15,2
Đạt về XD, SD, BQ 20,9 9,7 6,7 14,2 8,2 11,9
Tổng (n) 134 134 134 134 134 670
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn HVS về xây dựng trên tổng số hộ điều tra ở mức rất thấp (22,1%). Qua quan sát nhà tiêu tại HGĐ cho thấy, hầu hết các nhà tiêu khô một ngăn và khô hai ngăn thiếu ống thông hơi; một số không có nắp nắp đậy lỗ tiêu, nắp đậy cửa lấy phân hoặc không có rãnh dẫn nƣớc tiểu ra ngoài.
Ngoài các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, một nhà tiêu HVS còn phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu vệ sinh về sử dụng, bảo quản. Dù nhà tiêu đƣợc xây dựng đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhƣng nếu sử dụng và bảo quản không tốt vẫn không đƣợc coi là nhà tiêu hợp vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT. Trong khảo sát này, 15,2% hộ gia đình trong tổng số hộ gia đình điều tra có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về sử dụng, bảo quản.
Một nhà tiêu đƣợc coi là nhà tiêu HVS theo QCVN 01:2011/BYT khi phải đạt đồng thời cả hai tiêu
chuẩn cả về xây dựng lẫn các yêu cầu vệ sinh về sử dụng, bảo quản. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản trên tổng số hộ đƣợc điều tra cũng chỉ đạt 11,9%.
Người dân có khi xây dựng nhà tiêu theo hướng dẫn mẫu, nhưng khi sử dụng lại sai. Ví dụ đối với nhà tiêu hai ngăn, do việc bảo quản không đúng nên chóng hỏng vì không cho chất độn; không đậy kín khi ngăn đã đầy –
Từ kết quả này có thể nhận thấy, bên cạnh việc tăng cƣờng tuyên truyền để ngƣời dân hiểu đƣợc lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu HVS đối với sức khỏe, từ đó thay đổi hành vi sử dụng các loại nhà tiêu HVS, thì việc tƣ vấn để họ lựa chọn loại nhà tiêu phù hợp với điều kinh tế của gia đình và đặc biệt là hƣớng dẫn để họ xây dựng sử dụng và bảo quản đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh là hết sức quan trọng.
Bảng 3.7. Tỷ lệ % độ bao phủ nhà tiêu theo một số đặc trƣng
Thông tin Có nhà tiêu Nhà tiêu HVS NT đạt tiêu chuẩn XD NT đạt SD, BQ NT đạt XD, SD, BQ Giới tính ngƣời trả lời
Nam (n=430) 37,0 29,5 22,3 14,2 11,2
Nữ (n=240) 42,5 30,4 21,7 17,1 13,3
Dân tộc ngƣời trả lời
Kinh (n=48) 64,6 50,0 35,4 37,5 29,2 Khác (n=622) 37,0 28,3 21,1 13,5 10,6 Học vấn ngƣời trả lời Tiểu học trở xuống (n=280) 19,6 10,3 8,9 5,4 4,3 THCS trở lên (n=390) 52,8 43,8 31,5 22,3 17,4 Đặc điểm HGĐ Có trẻ ≤14 tuổi (n=424) 41,3 33,3 25,0 17,7 14,4 Không có trẻ ≤14 tuổi (n=246) 35,0 24,0 17,1 11,0 7,7 Đặc điểm kinh tế HGĐ Nghèo (n=212) 32,5 24,0 15,1 10,4 7,1 Cận nghèo (n=155) 36,1 21,3 18,1 12,9 11,0 Không nghèo (n=303) 44,9 38,2 29,0 19,8 15,8
Kết quả điều tra cho thấy, không có sự khác biệt giữa yếu tố giới tính ngƣời trả lời, đặc điểm hộ gia đình (có và không có trẻ em từ 14 tuổi trở xuống) với tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tiêu thuộc loại HVS, nhà tiêu đạt tiêu chuẩn về xây dựng, về sử dụng, bảo quản cũng nhƣ đạt cả hai tiêu chí xây dựng, sử dụng và bảo quản.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và nhà tiêu đạt cả hai tiêu chí xây dựng, sử dụng và
bảo quản với đặc điểm dân tộc, trình độ học vấn ngƣời trả lời và điều kiện kinh tế hộ gia đình. Theo đó, nhóm ngƣời Kinh, có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên và có điều kiện kinh tế không nghèo có tỷ lệ cao hơn so với các nhóm tƣơng ứng còn lại.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự với một số nghiên cứu khác: Nghiên cứu của Trần Thị Hữu tại Kon Tum cũng cho thấy hộ gia đình có kinh tế nghèo sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh cao hơn gấp 3,95 lần so với những hộ gia đình có kinh tế khá hơn; nhóm có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên có khả năng có nhà tiêu HVS về xây dựng, sử dụng bảo quản cao gấp 2,82 lần so với những ngƣời có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống [21]. Trần Thị Thanh Huệ trong nghiên cứu ở Hƣng Yên cũng cho thấy những ngƣời có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống có khả năng không có nhà tiêu hợp vệ sinh về xây dựng, sử dụng bảo quản cao gấp 3,05 lần so với những ngƣời có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên [20].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú về thực trạng nhà tiêu ở nông thôn Việt Nam cũng chỉ ra rằng những đối tƣợng có học vấn càng cao thì xác suất gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng và sử dụng bảo quản càng lớn. Xác suất có nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình có trình độ tiểu học cao hơn 4,4 lần, THCS cao hơn 7,5 lần, THPT cao hơn 15,2 lần và THCN trở lên cao hơn 25,9 lần so với nhóm đối tƣợng không biết chữ [33]. Trần Thị Thanh Huệ trong nghiên cứu của mình cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh ở nhóm đối tƣợng có trình độ học vấn từ THCS trở xuống cao hơn gấp 3,04 lần so với nhóm có trình độ từ THPT trở lên [20].
Một nghiên cứu khác về tình trạng nhà tiêu hộ gia đình của một số dân tộc thiểu số năm 2006 cho kết quả: Những dân tộc sống ở vùng thấp và có điều kiện kinh tế phát triển hơn thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu cao hơn (từ 74,5% đến 93,2%). Còn những dân tộc cƣ trú ở vùng cao, ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có trình độ phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế thì số hộ gia đình không có nhà tiêu chiếm tỷ lệ khá cao (H’Mông 75,9%, Mnông 58,9%, Dao 49,6%, Thái 21,5%) [24].
Hành vi sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp
Ở nông thôn Việt Nam, tập quán sử dụng phân ngƣời trong sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xƣa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn sử dụng. Phân ngƣời có đầy đủ các chất dinh dƣỡng để cho cây trồng phát triển và có thể thay thế đƣợc nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân ngƣời để làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm đƣợc đầu tƣ sản xuất, vừa tránh đƣợc thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân ngƣời chƣa qua xử lý HVS lại là một trong những nguồn ô nhiễm đất, là mối nguy hại trực tiếp cho sức khỏe của ngƣời nông dân và lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Các nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ sử dụng phân có liên quan tới rất nhiều loại hình nhà tiêu, ở nơi nào có tỷ lệ nhà tiêu tự hoại cao thì việc sử dụng phân thấp và ngƣợc lại [21].
Kết quả điều tra cho thấy, có 10,6% hộ gia đình trong điều tra này sử dụng phân ngƣời trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu để bón cho ruộng vƣờn. Tuy nhiên, tỷ lệ HGĐ sử dụng phân ngƣời trong sản xuất nông nghiệp ở xã Hào Lý khá cao (30,6%), cao hơn nhiều so với các xã còn lại (dao động từ 0,7% đến 10,4%). Giải thích cho việc rất nhiều hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu không sử dụng phân là do một số hộ gia đình có nhà tiêu tự hoại, một số khác thƣờng chôn, lấp hoặc đại tiện trực tiếp vào chuồng gia súc, ra vƣờn, ra nƣơng rẫy,...
30,6 10,4 9,7 1,5 0,7 10,6 0 20 40 60 80 100
Hào Lý Tu Lý Vầy Nưa Hiền Lương Tân Minh Tổng
%
Hình 3.6. Tỷ lệ % HGĐ sử dụng phân ngƣời trong sản xuất nông nghiệp
Tỷ lệ HGĐ sử dụng phân ngƣời trong sản xuất nông nghiệp trong điều tra này thấp hơn nhiều so với kết quả điều tra đánh giá thực trạng nhà tiêu hộ gia đình
tại 10 tỉnh trong 7 vùng sinh thái Việt Nam (68%) [19]; kết quả điều tra tại Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bắc Cạn (87,1%) [17] và điều tra tại 5 xã thuộc tỉnh Nghệ An (98%) [44]. Tuy nhiên lại cao hơn so với điều tra tại Quảng Nam (7,2%), Gia Lai (3,9%) [20]. Việc sử dụng phân ngƣời trong chăn nuôi, sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế và đặc điểm vùng đất canh tác và loại cây trồng,... có lẽ do vậy mà các nghiên cứu đƣợc tiến hành trên các địa phƣơng khác nhau có kết quả khác nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số gia đình có sử dụng phân thì chỉ có 1,4% sử dụng phân tƣơi để bón ruộng/nuôi cá. Tuy vậy, hầu hết những hộ gia đình có sử dụng phân đã ủ chỉ ủ phân dƣới 6 tháng (88,7%), điều này đồng nghĩa với việc chỉ có 11,3% HGĐ có thời gian ủ phân theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế (phân phải đƣợc ủ từ 6 tháng trở lên đúng cách mới tiêu diệt hết các mầm bệnh).
Tỷ lệ HGĐ sử dụng phân tƣơi trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với điều tra tại Kon Tum (51,9%) [21], điều tra đánh giá thực trạng nhà tiêu HGĐ tại 10 tỉnh Việt Nam (59,6%) [19], kết quả điều tra Vệ sinh môi trƣờng nông thôn của Bộ Y tế đối với vùng đồng bằng Sông Hồng (23,2%) [26], tuy nhiên lại cao hơn so với