Các bước xây dựng giải pháp:
Bước 1: Tổng quan tài liệu về tất cả những vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, xem xét đánh giá các can thiệp về nhà tiêu HVS đã triển khai tại Việt Nam, lý thuyết cơ bản về các loại hình truyền thông, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012-2015, các khuyến cáo, tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Y tế liên quan đến nhà tiêu HVS.
Bước 2: Xem xét thực tế môi trƣờng tại địa phƣơng, các chƣơng trình/dự án có liên quan đang triển khai tại địa phƣơng (các hoạt động đã và đang triển khai, tồn tại, khoảng trống chƣa can thiệp), lồng ghép chƣơng trình và tìm kiếm hỗ trợ.
Bước 3: Xây dựng các giải pháp can thiệp truyền thông.
Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia, địa phƣơng và tìm kiếm hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật từ các tổ chức trong nƣớc và quốc tế.
Nhóm đối tượng đích của can thiệp truyền thông:
(1) Nhóm đối tượng đích chính: hộ gia đình chƣa có nhà tiêu, HGĐ có nhà tiêu nhƣng chƣa thuộc loại HVS hoặc có nhà tiêu HVS nhƣng chƣa đạt các tiêu chuẩn về xây dựng, sử dụng và bản quản.
(2) Nhóm đối tượng đích 2: Cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, đội ngũ truyền thông viên thôn bản và toàn thể cộng đồng.
Hình thức truyền thông:
Sử dụng các biện pháp truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp qua nhiều kênh truyền thông. Các hình thức truyền thông đƣợc lựa chọn sau khi kết thúc điều tra ban đầu dựa trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện địa phƣơng cũng nhƣ khả năng tiếp cận của hộ gia đình nhằm đảm bảo hiệu quả của các hoạt động truyền thông.
Nội dung can thiệp truyền thông:
Nội dung can thiệp truyền thông đƣợc thiết kế phù hợp dựa trên các kết quả điều tra ban đầu. Các nội dung tuyên truyền cơ bản bao gồm:
- Tác hại của việc phóng uế bừa bãi tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng - Lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
- Các loại nhà tiêu HVS
- Cách xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng
Các hoạt động can thiệp truyền thông:
- Tổ chức hội nghị giới thiệu với các đối tác và các bên liên quan: Sở Y tế, TTYTDP tỉnh, TTYT huyện, các ban ngành đoàn thể và các xã can thiệp.
- Lựa chọn truyền thông viên cho các xã can thiệp, bao gồm đại diện UBND, TYT, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, y tế thôn bản, trƣởng thôn, tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn, thợ xây chính và đại diện hộ gia đình.
- Các truyền thông viên thôn bản triển khai các hoạt động truyền thông: Truyền thông viên thôn bản với đầu mối là TYT xã tìm kiếm chia sẻ tài liệu truyền thông với các chƣơng trình khác, tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng. Hoạt động truyền thông tại cộng đồng còn đƣợc lồng ghép với các dịch vụ sẵn có tại TYT để tăng số lƣợt ngƣời dân đƣợc tiếp cận với hoạt động truyền thông. Sau mỗi buổi truyền thông, truyền thông viên sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm để lập kế hoạch cho buổi truyền thông khác.
- Hàng quý, học viên giám sát hỗ trợ các hoạt động can thiệp truyền thông tại các xã can thiệp và họp bàn rút kinh nghiệm.