Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 51)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Phúc Thọ là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội hơn 30Km về phía Tây.

Phía Bắc giáp sông Hồng, là ranh giới của huyện, đồng thời cũng là ranh giới của thành phố Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc.

Phia Đông giáp huyện Đan Phượng; Phía Nam giáp huyện Thạch Thất; Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Tổng diện tự nhiên toàn huyện là 11719,27 ha. Phúc Thọ nằm trên trục đường QL32 từ Hà Nội đi Sơn Tây, cách khu du lịch Đồng Mô, làng Văn Hoá các dân tộc 20 Km.

b) Địa hình, địa mạo

Phúc Thọ thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, mức chênh lệch độ cao giữa các vùng không đáng kể.

Đia hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ của huyện chia thành hai vùng sau:

Vùng đồng bao gồm 12 xã, thị trấn: Thị trấn Phúc Thọ, xã Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thọ Lộc, Tích Giang, Phúc Hoà, Ngọc Tảo, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Liên Hiệp với diện tích tự nhiên toàn vùng 6502,32 ha, chiếm 55,48% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vùng đất bãi ven sông Hồng goài đê Vân Cốc bao gồm 11 xã: Vân Hà, Vân phúc, Vân Nam, Xuân Phú, Phương Độ, Cẩm Đình, Thượng Cốc, Hát Môn, Thanh Đa, Tam Thuấn, Hiệp Thuận với diện tích tự nhiên toàn vùng 5216,95 ha chiếm 44,52 % diện tích tự nhiên toàn huyện.

c) Khí hậu

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ dệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, mưa ít.

d) Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện Phúc Thọ gồm 3 sông: Sông Đáy, Sông Hồng và sông Tích.

Sông Hòng chạy dọc ranh giới giưũa huyện Phúc thọ với huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 12 km.

Sông Đáy đã được đầu tư xây dựng để lấy nước phù sa tưới cho đồng ruộng, đã xây dựng từ đập Cẩm Đình đến cầu Phùng dài 12 km

Sông Tích chạy cắt ngang phần lãnh thổ phía tây huyện theo chiều từ Tây bắc xuống Đông Nam.

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Hồng. Mực nước các sông nội đồng đều có thể điều chỉnh bằng hệ thống các trạm bơm, tuy nhiên các xã thuộc vùng phân lũ và chậm lũ chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ dòng chảy sông Hồng, luôn có nguy cơ ngập lụt khi nước sông Hồng lên tới báo động cấp 3.

3.1.1.2. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch

Trên địa bàn huyện có di tích lịch sử nổi tiếng như Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn, đình Hạ Hiệp xã Liên Hiệp cùng với các ngành nghề truyền thống, trang trại. Vùng đất bãi huyện Phúc Thọ đang thu hút nhiều dự án du lịch sinh thái như khu du lịch sinh thái dọc sông Đáy mới và đê Ngọc Tảo là ngững điểm sinh thái dịch vụ thu hút khách du lịch.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Đất phù sa được bồi: chủ yếu nằm ở ngoài đê sông Hồng và một phần diện tích trong đê thuộc vùng phân lũ. Phân bố ở các xã: Cẩm Đình, Hiệp Thuận, Phương Độ, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc và Xuân Phú.

Đất phù sa không được bồi: Nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông Hồng. Đây là loại đất phù sa mầu mỡ, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 51)