Những khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn tác động của thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 55)

IV. Đánh giá kết quả thực hiện thuế giá trị gia tăng

2.Những khó khăn

Qua hơn 2 năm thực hiện luật thuế GTGT, có thể khẳng định rằng luật thuế GTGT đang đi vào thực tiễn. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế nước ta luôn vận động và phát triển, có nhiều vấn đề khi xây dựng luật và các văn bản dưới luật về thuế GTGT, các cơ quan chức năng chưa thể dự kiến hết tác động nảy sinh trong thực tế, do đó khi áp dụng luật thuế mới khó có thể tránh khỏi những phát sinh vướng mắc.

Thuế GTGT là loại thuế mới lần đầu tiên đưa vào áp dụng tại Việt nam trong đó có những quy định khác với luật thuế doanh thu và không hoàn toàn giống như thuế GTGT của các nước khác. Mặt khác việc chuyển từ thuế doanh thu sang thuế GTGT không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về kỹ thuật nghiệp vụ mà là sự thay đổi cơ bản về nội dung chính sách và biện pháp tổ chức quản lý thuế, nhằm làm cho chính sách thuế phù hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH–HĐH, thích ứng với yêu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế. Sự thay đổi như vậy sẽ không dễ dàng và không tránh khỏi những khó khăn. Cụ thể:

Đang từ thuế doanh thu có 11 mức thuế suất chuyển sang áp dụng thuế GTGT có 4 mức thuế suất vì vậy không thể tránh khỏi sự chênh lệch số thuế gián thu phải nộp giữa hai loại thuế: Những sản phẩm trước đây chịu thuế doanh thu với mức thấp 0,5%, 1%, 2% nay lên 10% trên gía chưa có thuế mặc dù được khấu trừ thuế đầu vào nhưng số thuế GTGT phải nộp vẫn cao hơn thuế doanh thu phải nộp trước kia rất nhiều. Vì vậy khi áp dụng thuế GTGT một số ngành, một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính, có doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, nếu nộp đủ thuế GTGT thì bị lỗ.

Từ trước đến nay các doanh nghiệp thương mại chỉ phải nộp thuế doanh thu từ 1%- 2% (trừ nhóm hàng điện dân dụng và lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ có mức thuế suất 4%), nay áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% cho rằng như vậy là quá cao và nhiều doanh nghiệp đã bị thua lỗ trầm trọng.

Để giải quyết khó khăn kịp thời cho các doanh nghiệp, chính phủ đã ra Nghị định số 102/1998/NĐ-CP tạm giảm 50% mức thuế GTGT đối với 7 mặt hàng, số sản phẩm cơ bản, khách sạn, du lịch, ăn uống, hàng hóa chịu thuế TTĐB, đặc biệt cho các doanh nghiệp thương mại.

Việc xem xét giảm thuế suất GTGT phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ nộp giữa các thành phần kinh tế, không ảnh hưởng lớn đến số thu Ngân sách.

Giải pháp xử lý tạm giảm 50% thuế suất ở một số nhóm hàng hoá cụ thể là rất thụ động và chưa hợp lý, khi xét giảm không đảm bảo chính xác, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, việc giảm thuế ở khâu này có nghĩa là tăng thuế ở khâu tiếp theo vì thuế đầu vào ở khâu tiếp theo sẽ giảm đi, thuế đầu ra sẽ tăng lên nếu không được điều chỉnh giảm tương ứng. Nếu điều chỉnh tiếp thuế đầu ra ở khâu tiếp theo thì ảnh hưởng của nó lại tiếp tục lan toả tới khâu tiếp sau nữa. Nhiều doanh nghiệp phản ánh số thuế GTGT mới chỉ thực hiện trong thời gian ngắn. Do đó không thể lấy mức nộp thuế doanh thu để so sánh với mức nộp thuế GTGT vì có thể đến thời điểm hiện tại mức thuế suất thuế doanh thu không còn phù hợp.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Việc tính thuế GTGT hàng nhập khẩu để bảo hộ kinh doanh trong nước là chủ trương đúng đắn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế một cách vững chắc, không ảnh hưởng đến nguồn thu trong nước khi Việt nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thuế GTGT hàng nhập khẩu các cơ sở kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn vì mức thuế suất một số mặt hàng còn cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

Ngành điện tử tin học là một ngành còn non trẻ, lượng máy lắp ráp trong nước còn rất hạn chế đòi hỏi cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao sản lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thực tế việc lắp ráp hoàn toàn nằm trong khả năng của các doanh nghiệp trong nước với giá bán rất hợp lý, chế độ bảo hành tiện lợi nhanh chóng. Hiện nay thuế suất thuế GTGT linh kiện nhập khẩu là 10%.

áp dụng bằng mức nhập khẩu máy nguyên chiếc là không hợp lý. Thuế suất cao chưa hẳn để bảo hộ hàng trong nước vì với năng lực sản xuất và trình độ công nghệ hiện nay, Việt nam chưa thể sản xuất những linh kiện máy tính chứ chưa nói đến máy tính nguyên chiếc. Với mức thuế suất như vậy ngành tin học rất khó phát triển. Nguy hiểm hơn, thuế suất cao khiến hàng nhập lậu gia tăng vì đặc điểm của linh kiện điện tử và máy tính nguyên chiếc cùng một lúc mức thuế suất sẽ không khuyến khích sự phát triển của ngành tin học.

- Thời gian nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành, nếu đơn vị nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị về sản xuất, khi về đến cảng phải nộp ngay thuế GTGT hàng nhập khẩu trong vòng 30 ngày kể từ khi có thông báo cuả hải quan. Thuế GTGT là thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm, ở đây chưa xuất hiện một giá trị tăng thêm nào đã phải nộp thuế GTGT là trái với bản chất của thuế GTGT. Mặc dù số thuế này sau này sẽ được khấu trừ hoặc hoàn trả nhưng doanh nghiệp hoạt động với 80% là vốn vay. Như vậy, ngoài việc đi vay để mua máy móc thiết bị các doanh nghiệp còn phải đi vay để nộp thuế GTGT. Điều này không phù hợp với cơ chế tín dụng hiện hành và không phù hợp với tình hình thực tế.

Trường hợp Công ty liên doanh Đoàn kết quốc tế trao đổi hàng hoá với Lào được phía bạn thanh toán bằng 4.000 xe máy trị giá 4.950.000 USD. Khi nhập hàng qua cửa

khẩu phải nộp 495.000 USD thuế GTGT, tương đương 7 tỷ VNĐ. Do thiếu vốn nên Công ty phải vay vốn Ngân hàng với lãi suất 1,2%/tháng để nộp thuế GTGT. Nhưng 3 tháng sau mới được khấu trừ do đó bị mất 250 triệu đồng trả lãi vay, dẫn đến thương vụ làm ăn này hầu như không có lãi.

Hàng hoá nhập khẩu về chưa gia tăng giá trị mà đã phải đóng thuế GTGT là điều chưa hợp lý vì GTGT trước đó người bán đã đóng ở nước họ rồi.

Về phương pháp tính thuế.

Việc duy trì hai phương pháp tính thuế cùng với một biểu thuế có các mức thuế suất khác nhau đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khi họ áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau.

Nếu gọi :

T1: là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ ; T2: là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp; tr : là thuế suất thuế GTGT đầu ra;

tv: là thuế suất thuế GTGT đầu vào; Gr: là giá hàng hoá, dịch vụ bán ra; Gv: là giá hàng hoá, dịch vụ mua vào;

GTGT: là giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ. Thì: T1 = Gr x tr - Gv x tv = ( Gv + GTGT)tr - Gv x tv = Gv x tv + GTGT x tr - Gv x tv = GTGT x tr + Gv( tr - tv ) = T2+ Gv ( tr - tv) Nếu : tr > tv  T1 > T2 Tr = tv  T1 = T2

Tr < tv  T1 < T2

Đối với các đơn vị chế biến thực phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là nông sản, thuế suất thuế GTGT đầu ra thường ở mức 10%, trong khi nguyên vật liệu đầu vào lại có thuế suất là 5% (hoặc được khấu trừ khống 5% nếu có bảng kê). Chính vì vậy, những đối tượng này khi áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sẽ có số thuế gía trị gia tăng phải nộp nhiều hơn nếu họ áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề khấu trừ thuế.

Theo luật thuế GTGT có hai phương pháp tính thuế và hai loại hoá đơn phù hợp với hai phương pháp tính thuế. Mỗi phương pháp được xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hoặc không được khấu trừ là khác nhau. Vì vậy vấn đề khấu trừ sẽ nghiên cứu theo hai phương pháp nộp thuế.

- Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ :

Các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được phép khấu trừ đầu vào. Số tiền thuế đầu vào được ghi trên hoá đơn của hàng hoá dịch vụ được mua vào trong tháng không phân biệt đã xuất dùng hay chưa xuất dùng. Hàng tháng các cơ sở sản xuất kinh doanh lập bảng kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vào và thuế GTGT đầu vào trong tháng cùng với số thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra để xác định số thuế GTGT phải nộp của cơ sở mình trong tháng.

Việc xem xét khấu trừ khống sẽ không khuyến khích các cơ sở mua phế liệu, sản phẩm nông, lâm, sản về sản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. Ngoài ra việc tự kê khai để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tốn nhiều công sức và tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp khai man, trốn lậu thuế.

- Đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Tất cả các doanh nghiệp, các hộ cá thể là đối tượng nộp thuế GTGT. Trong đó có 1,2 triệu hộ cá thể, tư nhân kinh doanh thì có khoảng 80% là chưa sử dụng hoá đơn hoặc đã dùng hoá đơn nhưng chưa đúng quy định, chưa hạch toán kế toán đầy đủ vì vậy đối với những hộ kinh doanh này phải áp dụng theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Tính thuế theo phương pháp trực tiếp có 3 cách thu:

+ Thu theo kê khai đầy đủ: Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ lập hoá đơn, chứng từ theo quy định, giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào và doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ đều có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

+ Thu theo kê khai doanh số bán: Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện chế độ lập hoá đơn, chứng từ khi bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào.

+ Thu khoán: Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, chế độ độc lập hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Trong đó thu khoán là hình thức thu chủ yếu. Thuế khoán thường phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của thuế vì vậy không tránh khỏi tiêu cực, không công bằng giữa các cơ sở sản xuất. Thực tế các cơ sở nộp thuế thu khoán nên việc sử dụng hoá đơn bán hàng rất tuỳ tiện, khó có thể quản lý được.

Các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp gặp khó khăn:

 Không được khấu trừ thuế: Theo phương pháp trực tiếp

Số thuế phải nộp = (Doanh số bán- giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng) x thuế suất

Trong số liệu này không bao gồm chi phí tài sản cố định. Như vậy, những cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào.

 Gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

- Không được khấu trừ thuế đối với tất cả các chi phí đầu vào gồm nguyên liệu, tài sản cố định … Vì vậy cùng với một loại hình sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chi phí sản xuất sẽ cao hơn cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (nếu coi các chi phí khác là bằng nhau). Đứng về mặt nào đó thì sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Theo quy định của luật thuế GTGT thì các doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào hoặc được khấu trừ với tỷ lệ thấp. Do đó tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh

nghiệp hạn chế mua hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh của các cơ sở này có thể bị thu hẹp.

Hoá đơn thuế GTGT bất hợp pháp lưu hành trên thị trường:

Để đi sâu vào tìm hiểu hoá đơn bất hợp pháp lưu hành trên thị trường trước tiên tìm hiểu về hoá đơn hợp pháp.

- Hoá đơn hợp pháp :

Tất cả các tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thu tiền của người tiêu dùng đều phải lập và giao hoá đơn hợp pháp. Trường hợp mọi người kinh doanh không giao hoá đơn sẽ được xem là hành động trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Hoá đơn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định được doanh thu, tiền thuế đầu ra, đầu vào phục vụ việc tính thuế, kê khai thuế đúng đắn. Đối với người tiêu dùng, hoá đơn là bằng chứng về xuất xứ của hàng hoá để người tiêu dùng yêu cầu người kinh doanh thực hiện các chế độ hậu mãi, bảo hành (nếu có).

Hoá đơn hợp pháp là tờ hóa đơn do Tổng cục thuế phát hành hoặc Tổng cục thuế uỷ quyền theo quy định, phải do người bán hàng lập và giao cho người mua hàng hoá, dịch vụ phải là bản gốc của liên thứ hai (liên giao cho khách hàng). Theo đó các nội dung quy định phải được ghi đầy đủ, không được tẩy xoá, sửa chữa, tờ hoá đơn phải nguyên vẹn không được rách hoặc nhàu nát.

- Các loại hoá đơn bất hợp pháp lưu hành trên thị trường: Hiện nay trên thị trường xuất hiện 4 loại hoá đơn bất hợp pháp:

+ Loại thứ nhất: Không sử dụng loại hoá đơn theo quy chế của luật thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Loại hoá đơn giả 100% do bọn in lậu lưu hành trên thị trường, tuy vậy bằng mắt thường cũng khó phân biệt.

+ Loại thứ ba: Là loại hoá đơn thật hoàn toàn nhưng ký hiệu và mã số thuế trên hóa đơn là giả, những cán bộ các đơn vị cần hoá đơn để thanh toán thường gặp phải hoá đơn này tại thị trường.

+ Loại thứ tư: Hoá đơn ghi tổng giá trị hàng hoá không khớp giữa các bên của hoá đơn, liên giao cho khách hàng cao hơn rất nhiều so với bên lưu. Loại gian lận này sẽ giúp các doanh nghiệp mua hàng được khấu trừ thuế cao hơn so với khấu trừ trên giá trị thật của hàng hoá.

Qua kiểm tra đối chiếu hoá đơn đầu vào của công ty đường Biên hòa (Đồng nai) cơ quan thuế phát hiện trong số 22 tờ hoá đơn của cơ sở kinh doanh bột mỳ Bội ký xã Bình MInh, huyện Thống nhất xuất cho công ty đường Biên hoà thì có tới 20 tờ ghi số tiền chênh lệch 1.3 tỷ VND (giữa liên lưu và liên giao cho khách hàng để thanh toán).

Những tác hại của hoá đơn giả đối với doanh nghiệp thương mại.

- Tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp thương mại. Cơ sở nào sử dụng hoá đơn giả không bị phát hiện sẽ phải nộp thuế ít hơn (được khấu trừ khống nhiều hơn thực tế, thuế đầu ra nộp ít hơn) những cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ hoá đơn chứng từ nên có thể hạ giá sản phẩm vẫn đảm bảo có lãi. Vì vậy có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh bằng chính sách giá.

- Khi doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp do chủ quan hay khách quan thì ngành thuế đều không khấu trừ thuế GTGT, không cho tính hoá đơn này vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, đồng thời bị phạt hành chính tối đa 2 triệu VND. Khi không được tính là khoản chi hợp lý thì phải chi từ quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn tác động của thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 55)