Vài nét về quá trình cải cách hệ thống thuế

Một phần của tài liệu Luận văn tác động của thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 35)

GTGT ở Việt Nam.

1. Cuộc cải cách thuế bước I trong các doanh nghiệp.

1.1. Sự cần thiết tiến hành cuộc cải cách thuế bước I.

Đại hội Đảng VI đã vạch ra con đường đổi mới toàn diện đất nước. Đó là phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phát triển quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới. Những nội dung đổi mới có tác động sâu sắc tới toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước, làm cho mọi cơ chế chính sách quản lý được hình thành trong thời bao cấp bộc lộ những hạn chế, không phù hợp với đường lối Đại hội VI của Đảng.

Hệ thống thuế trước năm 1990 là hệ thống thuế ban hành năm 1991, đã qua nhiều lần bổ sung sửa đổi cũng bộc lộ nhiều hạn chế và không còn phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Cụ thể:

- Hệ thống thuế áp dụng thời kỳ này là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, đối với kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ thu quốc doanh. Do vậy hệ thống thu nói chung và thuế nói riêng chưa thể hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế cá thể và tư nhân phát triển.

- Tính hệ thống giữa các chính sách thuế chưa chặt chẽ, không bao quát hết các nguồn thu, thiếu cơ sở pháp lý, mạng tính tuỳ tiện trong vận dụng thực hiện.

Với những hạn chế trên, hệ thống thuế không thích hợp với công cuộc đổi mới, cần thiết phải tiến hành công cuộc cải cách thuế.

1.2. Mục đích và nội dung của cải cách thuế bước I.

Mục tiêu của cải cách thuế bước I là: Xây dựng một hệ thống thuế phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Thuế phải thực sự trở thành công cụ của Nhà nước trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Việc điều tiết của chính sách thuế thể hiện:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế hăng hái bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội.

- Khơi thông việc giao lưu hàng hoá, hình thành các loại thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

- Nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng, giành vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.

- Mặt khác cải cách thuế 1990 còn hạn chế việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm có hại đến lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc gia.

Việc đổi mới hệ thống thuế đảm bảo cho thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Đảm bảo hệ thống thuế có tính pháp luật cao, để đạt được mục tiêu này, nội dung chủ yếu của cải cách thuế bước I tập trung:

+ Ban hành một hệ thống các luật, pháp lệnh thuế áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Các luật, pháp lệnh thuế ra đời trong thời kỳ này bao gồm:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng ngày 1/1/1994) Thuế doanh thu (áp dụng tháng 10/1990)

Thuế Tiêu thụ đặc biệt (áp dụng từ tháng 10/1990) Thuế lợi tức (áp dụng ngày 1/1/1991)

Thuế tài nguyên (áp dụng ngày 30/3/1990)

Thuế thu nhập đối với người thu nhập cao (áp dụng tháng 4/1991) Thuế nhà đất (áp dụng ngày 15/7/1991)

Thuế sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (áp dụng ngày 24/1/1991)

+ Cải tiến hoạt động bộ máy quản lý thuế. Công tác quản lý được tập trung về cho ngành thuế với việc sát nhập cục thuế quốc doanh và cục thuế công thương nghiệp thành cục thuế, thành lập Tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính.

2. Cuộc cải cách thuế bước II trong các doanh nghiệp.

2.1. Sự cần thiết tiến hành cuộc cải cách thuế bước II.

Sau 5 năm thực hiện cải cách thuế bước I, hệ thống thuế nước ta đã có những chuyển biến cơ bản, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN và trở thành công cụ điều tiết nền kinh tế tầm vĩ mô. Hệ thống thuế kỳ này đã thực sự phù hợp với tình hình kinh tế nước ta trong bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Khi kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới và khu vực ngày càng mở rộng, Việtnam đã trở thành thành viên của ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN… thì hệ thống thuế cũ đã bắt đầu bộc lộ những yếu điểm, hạn chế không còn phù hợp với tình hình mới. Cụ thể :

- Thất thu thuế còn lớn, nguyên nhân của tình trạng thất thu do việc tổ chức, quản lý chưa tốt, bản thân các chính sách thuế còn chứa đựng nhiều yếu tố chính sách xã hội nên diện miễn giảm thuế còn nhiều, chính sách thuế chưa bao quát hết diện và đối tượng nộp trong tình hình mới.

- Chính sách thuế còn phân biệt đối xử quá lớn giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thể hiện quan điểm coi trọng đầu tư trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách thuế chưa thể hiện rõ nét, cụ thể việc khuyến khích doanh nghiệp tự tích luỹ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng nguổn thu cho Ngân sách.

- Chính sách thuế, lệ phí còn nhiều chỗ bất hợp lý, chưa quản lý một cách chặt chẽ, còn gây nhiều phiền hà gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hệ thống thuế phức tạp, chồng chéo, trùng lắp nhất là thuế doanh thu nên hiệu quả chưa cao, chi phí hành chính (gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp) cho công tác thuế quá cao, khoảng 10% so với tổng số thu về thuế, trong khi đó ở các nước khác nhau trên thế giới là 2%-3%. Hệ thống thuế chưa tương đồng, chưa đảm bảo những thông lệ quốc tế về thuế đã dẫn đến những vướng mắc trong việc thực hiện tạo kẽ hở bị lợi dụng trốn thuế và lậu thuế.

Nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém trên, để thích ứng với tình hình mới cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế bước II.

2.2. Mục tiêu và nội dung của cải cách thuế bước II.

- ổn định tỷ lệ động viên thuế phí thu vào NSNN từ 20%-22% GDP. Chính sách thuế tiến tới tách dần yếu tố chính sách xã hội và áp dụng thống nhất đối với các sản phẩm hàng hoá, giảm bớt việc miễn thuế.

+ Sắp xếp lại các loại thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, mở rộng diện thuế TTĐB đánh vào một số hàng cần điều tiết tiêu dùng và áp dụng thống nhất đối vơí mặt hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

+ Thu hẹp và đi đến thống nhất thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp thương mại trong nước, áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức, thuế thu nhập cá nhân thay cho thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

+ Đổi mới cơ chế quản lý thuế, chuyển dần từ hình thức thu thuế sang hình thức đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và trực tiếp nộp vào Kho bạc Nhà nước.

- Thực hiện cải cách thuế bước II, Quốc hội đã thông qua hai luật thuế mới: Luật thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp và sửa đổi bổ sung luật thuế TTĐB, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, pháp lệnh thuế tài nguyên. Trên cơ sở chủ động tạo ra các điều kiện cho việc áp dụng thuế GTGT trước hết là kế toán, áp dụng chứng từ, hoá đơn trong việc mua bán sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn tác động của thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 35)