- Với Tmax: so sánh theo phương pháp thống kê không tham số.
Chương 3 KẾT QUẢ
3.1.TỐI ƯU HOÁ ĐIỀU KIỆN KHỐI PHỔ ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG AZI TRONG HUYẾT TƯƠNG
Kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Hải Thuận [9], dùng phương pháp LC-MS để định lượng Azithromycin trong huyết tương. Sử dụng chế độ MS một lần (dựa vào ion mẹ) nên phép định lượng có độ nhạy chưa đảm bảo để định lượng Azithromycin trong huyết tương nhằm đánh giá TĐSH. Để tăng độ nhạy của phương pháp phân tích, nghiên cứu này sử dụng LC-MS/MS định lượng Azithromycin dựa vào ion con.
Trước hết, tiến hành tối ưu hoá điều kiện khối phổ. Quá trình xác định điều kiện khối phổ tiến hành như sau:
- Pha dung dịch chuẩn AZI và ROXI riêng rẽ trong MeOH-Nước (1:1) có nồng độ khoảng 1 µg/mL.
- Tối ưu hoá các thông số (khí phun, khí bổ trợ, thế ion hoá, nhiệt độ cột) để có tín hiệu lớn và ổn định tương ứng với từng pic của Azithromycin và Roxithromycin.
- Sau khi tối ưu hóa, chúng tôi xác định được các thông số của detector khối phổ với nguồn ion hóa ESI dùng để xác định AZI và ROXI như bảng 3.1
Bảng 3.1. Các thông số của detector khối phổ dùng để định tính, định lượng AZI và ROXI
Hoạt chất
Thông số AZI ROXI
Kiểu phổ khối MS/MS MS/MS
Thế của nguồn phun (spray voltage) 4000 V 4000 V
Nhiệt độ nguồn phun 40oC 40oC
Khí mang (Sheath gas pressure) 30 Arb 25 Arb Khí bổ trợ (Auxilary gas pressure) 10 Arb 10 Arb Áp suất khí quét (Ion sweep gas pressure) 2,0 Arb 2,0 Arb
Nhiệt độ mao quản 360oC 360oC
Khoảng cách thấu kính (Tube lens offset) 115,2 V 110,6 V Ion ban đầu (parent ion) m/z = 749,6 m/z = 837,6 Thế phân mảnh ion (collision energy) 23 V 26V Ion tạo thành (product ion) m/z = 591,6 m/z = 158,1
Từ kết quả thu được, chúng tôi đã xác định được điều kiện khối phổ để