VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH AZI TRONG HUYẾT TƯƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương đương sinh học của viên Azithromycin 250mg sản xuất tại Việt nam (Trang 68)

- Hiệu suất chiết nội chuẩn:

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH AZI TRONG HUYẾT TƯƠNG

Azithromycin có thể được định lượng bằng HPLC với nhiều loại detector như: tử ngoại [19], huỳnh quang [16], [48], điện hoá [27], [28], [32],

[24] và khối phổ [20], [30], [41], [50]. Tuy nhiên, với detector tử ngoại, nồng độ Azithromycin trong dung dịch sắc ký khoảng 1-2mg/mL, vì vậy detector tử ngoại không thích hợp dùng để định lượng Azithromycin trong huyết tương với nồng độ cỡ vài nanogam; Với detector huỳnh quang, để phát hiện được Azithromycin, dung dịch thử phải dẫn chất hoá với thuốc thử 9-fluorenyl methyl cloroformat (FMOC) trong một thời gian cố định, chính điều đó làm tín hiệu phát hiện không ổn định; detector điện hoá và khối phổ là lựa chọn tốt để phát hiện Azithromycin ở nồng độ thấp, đáp ứng yêu cầu định lượng hoạt chất này trong đánh giá TĐSH. Với trang thiết bị hiện có, chúng tôi sử dụng phương pháp sắc ký lỏng pha đảo với detector LC-MS trong nghiên cứu này. Phương pháp này cho phép vừa tách vừa định tính, định lượng đồng thời Azithromycin trong huyết tương với độ chọn lọc cao, độ đúng, độ lặp lại phù hợp.

Điều kiện khối phổ được tối ưu hoá nhằm xác định các thông số phù hợp cho phép phân tích.

Tối ưu hoá điều kiện khối phổ nhằm mục đích:

- Tối ưu hoá quá trình chuyển dòng dung môi pha động sang trạng thái khí. - Tối ưu điều kiện ion hoá chất cần phân tích để có được lượng ion nhiều và ổn định.

- Tối ưu hoá điện thế của các điện cực trong detector khối phổ để có được dòng ion của chất cần phân tích đi đến bộ phận phát hiện nhiều nhất và sạch nhất.

Quá trình tối ưu hoá được tự động hoá khi bơm trực tiếp dung dịch chuẩn vào hệ thống khối phổ. Các thông số cần tối ưu hoá là : kiểu khối phổ, thế của nguồn phun, nhiệt độ nguồn phun, áp suất khí quét, nhiệt độ mao quản, khoảng cách thấu kính, ion mẹ, phân mảnh, ion con. Từ kết quả thu được, chúng tôi lựa chọn được điều kiện khối phổ phù hợp với yêu cầu phân tích của nghiên cứu. Trong phép phân tích này, chúng tôi lựa chọn kiểu khối phổ MS/MS, nguồn ion hoá ESI, chế độ quét phổ SRM m/z=749,6→591,6 (AZI) và m/z=837,6→158,1(ROXI).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương đương sinh học của viên Azithromycin 250mg sản xuất tại Việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w