đóng nang ảnh hưởng rất nhiều đến độ xốp của khối bột trong nang như đã trình bày ở trên. Mỗi công ty có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm riêng. Công thức bào chế và phương pháp sản xuất là tài sản riêng, được giữ bí mật tuyệt đối. Chúng tôi cho rằng với kinh nghiệm bào chế còn chưa nhiều, sản phẩm mới đưa vào sản xuất được 3-5 năm thì chế phẩm AZI cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để tăng cường sinh khả dụng.
Ở nước ta, nghiên cứu SKD, TĐSH và DĐH là một vấn đề mới, được nhiều nhà khoa học quan tâm. Cho đến thời điểm này, chưa có một quy định, một hướng dẫn nào của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Các nhà khoa học thường thực hiện nghiên cứu dựa trên tài liệu của FDA, ASEAN. Năm 2003, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, với sự giúp đỡ của Tổ chức y tế thế giới, đã triển khai nghiên cứu đánh giá TĐSH trên người nhằm xây dựng một quy định cho nghiên cứu SKD và TĐSH ở Việt nam. Trong một tương lai gần, chúng ta có thể triển khai nghiên cứu lĩnh vực này ở Việt nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này tương đối phức tạp, yêu cầu những thiết bị phân tích hiện đại, đắt tiền, kỹ thuật viên phải có trình độ và lành nghề, chi phí nghiên cứu cao. Do đó, để có thể triển khai nghiên cứu SKD của thuốc mới, hoặc TĐSH thuốc sản xuất trong nước với chế phẩm đối chiếu có chất lượng đã được chứng minh, cần có một quy định, hướng dẫn cụ thể, sự đầu tư của nhà nước, sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất thuốc và đơn vị nghiên cứu, thử nghiệm. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước, phục vụ tốt nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Về phương pháp phân tích và thẩm định AZI trong huyết tương
♦ Đã lựa chọn được chế độ MS/MS phù hợp để định lượng Azithromycin trong huyết tương với chuẩn nội là Roxithromycin:
+ Thế của nguồn phun: 4000 V + Nhiệt độ nguồn phun: 40oC + Nhiệt độ mao quản: 360oC + Kiểu phổ khối: MS/MS. + Nguồn ion hóa : +ESI + Chế độ quét phổ : SRM
m/z = 749,6 591,6 (AZI) m/z = 837,6 158,1 (ROXI)
♦ Đã thẩm định phương pháp phân tích AZI trong huyết tương theo hướng dẫn của Dược điển Mỹ (tính chọn lọc, giới hạn định lượng, khoảng nồng độ tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại, độ ổn định…đáp ứng các yêu cầu của phương pháp phân tích dùng trong sinh học.
1.2. Về đánh giá tương đương sinh học
♦ Đã xây dựng được quy trình thực nghiệm đánh giá TĐSH trên NTN cho chế phẩm Azithromycin theo mô hình đơn liều, chéo 2 giai đoạn, gồm các bước sau:
- Xây dựng phương pháp nghiên cứu, chọn mô hình thử nghiệm, tiêu chuẩn chọn NTN.
- Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng AZI trong HT - Xây dựng chương trình lấy mẫu.
- Phân tích mẫu huyết tương theo phương pháp đã xây dựng. - Xác định 4 thông số DĐH: AUC, Cmax, Tmax, T1/2.
- Đánh giá TĐSH của chế phẩm thử so với chế phẩm đối chiếu. 73
♦ Đã đánh giá TĐSH của viên nang Azithromycin 250mg do Công ty cổ phẩn dược phẩm X sản xuất so với viên nén Zitromax∗ 250mg do Hãng Pfizer sản xuất theo mô hình đã xây dựng. Kết quả thực nghiệm khẳng định: Viên Azithromycin 250mg do Công ty X sản xuất không tương đương sinh học với viên nén Zitromax∗250mg do Hãng Pfizer sản xuất theo quy định của FDA.
♦ Các kết quả nghiên cứu về các thông số AUC, Cmax, Tmax, T1/2 mà chúng tôi đã thu được qua thực nghiệm phù hợp với các kết quả đã công bố. Chứng tỏ phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp và đáng tin cậy.
Đánh giá TĐSH của chế phẩm thuốc generic là cần thiết nhằm xác nhận hiệu quả, an toàn của thuốc sản xuất trong nước so với chế phẩm bản quyền.
Thực tế nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh một trong những chế phẩm trong nước sản xuất đã không TĐSH với chế phẩm bản quyền. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thuốc không tương đương sinh học. Một trong các nguyên nhân là do nguyên liệu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng rất khác nhau. Thêm nữa, khi nghiên cứu bào chế một thuốc mới, các nhà sản xuất có thể chưa lựa chọn được giải pháp phù hợp làm tăng độ tan của dược chất. Vì vậy việc đánh giá TĐSH là rất cần thiết. Mặc dù vậy, nghiên cứu TĐSH rất tiêu tốn thời gian và chi phí nên cần phải đề xuất được quy trình thích hợp, nhằm tránh lãng phí cho nhà nước và nhân dân.
2. KIẾN NGHỊ