Ảnh hưởng của các thuốc hóa học và VKVR lên hiệu quả giảm bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy bìa lá gừng do vi khuẩn xanthomonas sp của một số loại thuốc hóa học và vi khuẩn đối kháng (Trang 48)

* Ở lần xử lý thứ nhất

–Thời điểm 3 NSXL, qua bảng 3.7 có thể thấy hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức xử lí với B. amyloliquefaciens, Brevibacillus brevis cho hiệu quả giảm bệnh cao hơn các nghiệm thức còn lại và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng với hiệu quả giảm bệnh lần lượt là 53,71 % và 56,76 %. Trong khi đó, Avalon 8 WP và Stepguard cũng có hiệu quả giảm bệnh cao lần lượt là 46,53 % và 46,69 %. Còn lại Starner 20 WP có hiệu quả giảm bệnh 27,15 % và không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng.

Thời điểm 5 NSXL và 7 NSXL có kết quả tương tự nhau. Ở thời điểm 7 NSXL tất cả các nghiệm thức đều cho hiệu quả tương đương nhau và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Đáng chú ý nhất là hiệu quả giảm bệnh của nghiệm thức Brevibacillus brevis (82,28 %). Các nghiệm thức còn lại như Avalon 8 WP, Starner 20 WP, Stepguard, B. amyloliquefaciens đều cho hiệu quả giảm

Bảng 3.7: Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng ở lần xử lý thứ nhất (%)

Nghiệm thức Thời gian ghi nhận chỉ tiêu

3 NSXL 5 NSXL 7 NSXL Avalon 8 WP 46,53 a 53,00 a 66,35 a Starner 20 WP 27,15 ab 48,91 a 64,96 a Stepguard 46,69 a 47,97 a 60,82 a B. amyloliquefaciens 53,71 a 64,22 a 69,46 a Brevibacillus brevis 56,76 a 66,64 a 82,28 a Đối chứng 0,000 b 0,000 b 0,000 b CV (%) 75,25 % 42,42 % 45,22 % Ý nghĩa F ** ** **

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan., (**) : khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSXL: ngày sau xử lý

* Ở lần xử lý thứ hai

Kết quả trình bày bảng 3.8 cho thấy, tất cả các nghiệm thức xử lý đều có hiệu quả giảm bệnh cao và khác biệt có ý nghĩa so với đối chúng vào thời điểm 7 ngày sau xử lý lần 2. Trong đó, B. amyloliquefaciens cho hiệu quả khống chế bệnh tốt nhất với hiệu quả giảm bệnh là 78,33 %. a nghiệm thức xử lý với Avalon 8 WP, Starner 20 WP, Brevibacillus brevis có hiệu quả giảm bệnh tương đương nhau lần lượt là 54,90 %, 56,92 %, 59,80 %. Nghiệm thức xử lý với Stepguard cho hiệu quả giảm bệnh thấp nhất là 44,97 %.

Đến thời điểm 14 ngày sau khi xử lý thuốc lần 2, ta thấy tất cả các nghiệm thức đều cho hiệu quả giảm bệnh cao và tương đương nhau, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Trong đó đáng chú ý nhất ba nghiệm thức cho hiệu quả giảm bệnh cao là Avalon 8 WP (70,44 %), B. amyloliquefaciens (73,31 %),

Brevibacillus brevis (69,92 %) .Hai nghiệm thức còn lại là Starner 20 WP và

Stepguard cho hiệu quả tương đương với ba nghiệm thức trên với hiệu quả giảm bệnh lần lượt là 63,65 % và 65,27 %.

Bảng 3.8: Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng ở lần xử lý thứ hai (%)

Nghiệm thức Thời gian ghi nhận chỉ tiêu

7 NSXL 14 NSXL AVALON 8 WP 54,90 a 70,44 a STARNER 20 WP 56,92 a 63,65 a STEPGUARD 44,97 a 65,27 a B. amyloliquefaciens 78,33 a 73,31 a Brevibacillus brevis 59,80 a 69,92 a Đối chứng 0,000 b 0,000 b CV (%) 59,89 % 42,25 % Ý nghĩa F ** **

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan,

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

- NSXL: ngày sau xử lý

AVALON 8 WP B. amyloliquefaciens

Brevi bacillusbrevis Đối chứng

Hình 3.4: Tỷ lệ nhiễm bệnh tại thời điểm 14 ngày sau khi xử lý lần hai.

Tóm lại, qua các thời điểm xử lý ta thấy, nên xử ký thuốc 2 lần thì mới có hiệu quả giảm bệnh cao và thuốc mới có tác dụng khống chế bệnh tốt. Và xử lý

khi bệnh mới phát triển thì trị bệnh có hiệu quả tốt. Qua các kết quả thí nghiệm thì tất cả các nghiệm thức đều có hiệu quả cao và khác biệt so với đối chứng, trong đó Avalon 8 WP cho hiệu quả cao nhất kéo dài tới 14 ngày. Hai tác nhân PTSH là Bacillus amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis cho hiệu quả cao,

bền vững dưới sự tác động của điều kiện môi trường khi được xử lí 2 lần và tương đương với các loại thuốc hóa h c vào thời điểm 14 ngày sau xử lý lần 2.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy bìa lá gừng do vi khuẩn xanthomonas sp của một số loại thuốc hóa học và vi khuẩn đối kháng (Trang 48)