Qua đó 3 loại thuốc Stepguard 200 TB, Starner 20 WP, Avalon 8 WP cùng 2 vi khuẩn Brevibacillus brevis, B. amyloliquefaciens được ch n để khảo sát hiệu quả ức chế mầm bệnh đối với bệnh cháy bìa lá trên gừng được thực hiện trong điều kiện nhà lưới. Cũng qua thí nghiệm, tới thời điểm 72 giờ sau xử lý thì nồng độ N1 vẫn cho hiệu quả tốt và không khác biệt so với nồng độ N2, để cho tiết kiệm chi phí sản xuất và nên sử dụng theo khuyến cáo của nhãn thuốc. Từ đó, ta ch n nồng độ N1 cho các thí nghiệm sau.
3.2 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh cháy bìa lá gừng do Xanthomonas sp. của 3 loại thuốc hóa học và 2 loại VKVR trong điều kiện ngoài nhà lưới. của 3 loại thuốc hóa học và 2 loại VKVR trong điều kiện ngoài nhà lưới.
Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới, điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 11, thời điểm 60 ngày sau khi trồng về sau thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh hại.
Thí nghiệm được khảo sát với 3 loại thuốc: AVALON 8 WP, STARNER 20 WP, STEPGUARD 200TB và 2 dòng vi khuẩn Brevibacillus brevis, B. amyloliquefaciens 2 thời điểm xử lý thuốc: khi thấy bệnh xuất hiện và 7 NSXL
thuốc lần 1.
3.2.1 Hiệu quả của các loại thuốc hóa học và VKVR lên tỷ lệ bệnh trên lá nhiễm bệnh. bệnh.
* Ở lần xử lý thứ nhất
Qua kết quả của bảng 3.5 ta thấy. Trước khi xử lý thuốc, tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giữa các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa, tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giữa các nghiệm thức Avalon 8WP, Starner 20WP, Stepguard và 2 vi khuẩn B. Amyloliquefaciens, Brevibacillus brevis cùng với đối chứng lần lượt là:
15,26%, 15,01%, 12,87%, 13,05%, 16,35% và 19,55%.
Vào thời điểm 3NSXL, cho thấy tất cả các nghiệm thức đều có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh thấp hơn so với đối chứng. Trong đó, Avalon 8WP, Stepguard thể hiện được khả năng chống bệnh cháy bìa lá tốt và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (26,62%), với tỷ lệ diện tích nhiễm bệnh lần lượt là Avalon 8WP 15,74 %, Stepguard 16,57 %, giống với kết quả trong phòng thí nghiệm. Còn Starner
20WP có tỷ lệ diện tích lá bệnh là 21,15 %, khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng. Cho thấy hiệu quả tại thời điểm 3 NSXL của Starner 20WP là không cao. Mặt khác, 2 vi khuẩn B. amyloliquefaciens, Brevibacillus brevis có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh lần lượt là: 13,64 %, 15,88 % thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.
Các nghiệm thức được xử lý trị bệnh cháy bìa lá thời điểm 5NSXL cho thấy sự khác biệt. Điển hình, tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giảm nghiệm thức xử lý với thuốc Starner 20 WP từ 21,15 % xuống còn 20,26 % và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. 2 nghiệm thức xử lý với thuốc Avalon 8 WP, Stepguard có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bênh tăng nhưng không lớn và vẫn khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Riêng 2 nghiệm thức xử lý với vi khuẩn B. amyloliquefaciens, Brevibacillus brevi đều cho kết quả tốt với tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giảm và
khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.
Các nghiệm thức được xử lý trị bệnh cháy thời điểm 7NSXL cho thấy có sự khác biệt, nhìn chung tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh tăng các nghiệm thức (trừ nghiệm thức xử lý với thuốc Avalon 8 WP) nhưng chậm hơn so với đối chứng và đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Nghiệm thức xử lý với Avalon 8 WP có hiệu quả khống chế bệnh tốt nhất cho tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giảm, từ 18,26 % xuống còn 17,81 %. Starner 20 WP, Stepguard có hiệu quả khống chế bệnh tốt với tỷ lệ diện tích nhiễm bệnh lần lượt là: 20,84 %, 19,41 %. Sau một tuần xử lý thì hai vi khuẩn B. amyloliquefaciens, Brevibacillus brevis có tỷ lệ thiệt hại tuy tăng không nhanh nhưng cao hơn so với nghiệm thức xử lý thuốc. Tuy nhiên, vẫn giúp cây có tỷ lệ bệnh thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.
Kết luận, đến thời điểm 7NSXL vết bệnh trên lá được xử lý các nghiệm thức đều được khống chế. Ba nghiệm thức xử lý với thuốc có hiệu quả ức chế tốt hơn, trong đó Avalon 8 WP có hiệu quả chậm nhưng tốt nhất tiếp đến là Satrner 20 WP và còn lại là Stepguard. Hai nghiệm thức xử lý với vi khuẩn B. amyloliquefaciens, Brevibacillus brevis cũng ức chế được mầm bệnh. Trong đó, Brevibacillus brevis có khả năng ức chế bệnh tốt hơn B. amyloliquefaciens.
Bảng 3.5: Tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức trong lần xử lý thứ nhất (%)
Nghiệm thức Thời gian ghi nhận chỉ tiêu
TXL 3 NSXL 5 NSXL 7 NSXL Avalon 8 WP 15,26 ab 15,74 b 18,26 b 17,81 b Starner 20 WP 15,01 ab 21,15 ab 20,26 b 20,84 b Stepguard 12,87 b 16,57 b 19,37 b 19,41 b B. amyloliquefaciens 13,05 b 13,64 b 13,60 b 15,33 b Brevibacillus brevis 16,35 ab 15,88 b 15,49 b 15,91 b Đối chứng 19,55 a 26,62 a 35,89 a 45,62 a CV (%) 24,47% 30,03% 29,18% 43,11% Ý nghĩa F ** ** ** **
Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì
- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; ns không khác biệt ý nghĩa.
- TXL: trước xử lý;
- NSXL: ngày sau xử lý
Sau khi xử lý lần 1 được 1 tuần, ta thấy tỷ lệ diện tích thân nhiễm bệnh vẫn tăng, do thuốc bắt đầu hết hiệu lực khống chế bệnh nên ta tiếp tục xử lý lần 2.
* Ở lần xử lý thứ hai
Kết quả trình bày bảng 3.6, cho thấy sau 7 ngày xử lý lần 2 các nghiệm thức đều cho kết quả khống chế bệnh, trong khi đối chứng vẫn có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh tăng. B. amyloliquefaciens, Brevibacillus brevis có tác dụng khống chế bệnh tốt nhất với tỷ lệ diện tích thân nhiễm bệnh lần lượt là B. amyloliquefaciens (19,29 %) và Brevibacillus brevis (26,04 %) khác biệt có ý
nghĩa so với đối chứng (61,64 %) nhưng không khác biệt so với nghiệm thức xử lý với 3 loại thuốc.
Thời điểm 14 ngày sau xử lý lần 2, ta thấy các nghiệm thức đều có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh tăng nhưng không cao, nhìn chung đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (91,78 %) Trong đó, Brevibacillus brevis có tỷ lệ diện tích thân nhiễm bệnh nhỏ nhất (27,47 %), thứ 2 là Avalon 8 WP (27,65 %), kế đến là nghiệm thức xử lý với vi khuẩn B. amyloliquefaciens (27,66 %), Stepguard (33,60
%) và nghiệm thức xử lý với Starner thì có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh lớn nhất (35,78 %). Tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh thì tỷ lệ nghịch với khả năng khống chế bệnh, tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh càng nhỏ thì có hiệu quả khống chế bệnh càng cao. Sau 7, 14 ngày xử lý lần 2 số lá cây tăng lên, do thuốc có tác dụng khống chế bệnh vết bệnh bị ức chế, cây có khả năng phục hồi nên tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giảm.
Bảng 3.6: Tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức trong lần xử lý thứ hai (%)
Nghiệm thức Thời gian ghi nhận chỉ tiêu 7 NSXL (lần 2) 14 NSXL (lần 2) Avalon 8 WP 27,29 b 27,65 b Starner 20 WP 31,80 b 35,78 b Stepguard 32,60 b 33,60 b B. amyloliquefaciens 19,29 b 27,66 b Brevibacillus brevis 26,04 b 27,47 b Đối chứng 61,64 a 91,78 a CV (%) 51,88 % 42,92 % Ý nghĩa F ** **
Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan,
- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%;