Hội đồng thuốc và điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Bình huyện Nghĩa Hưng năm 2014 (Trang 26)

HĐT&ĐT bệnh viện có vai trò tư vấn cho Giám đốc bệnh viện các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện[9].

1.4.2.1. Tổ chức

Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện gồm có 10 thành viên do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là Giám đốc bệnh viện; Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là trưởng khoa Dược; thư ký hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp. Các thành viên khác bao gồm: Trưởng các khoa lâm sàng; điều dưỡng trưởng bệnh viện và trưởng phòng tài chính kế toán.

17

1.4.2.2. Chức năng nhiệm vụ

Tư vấn thường xuyên cho Giám đốc bệnh viện về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện;

- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn đều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược;

- Theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc và phản ứng có hại, rút kinh nghiệm sai sót trong sử dụng thuốc;

- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị;

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng.Trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.

1.4.2.3. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị họp một tháng một lần và khi cần thiết. Phó chủ tịch hội đồng chuẩn bị nội dung họp và gửi tài liệu đến các thành viên trước khi diễn ra cuộc họp. Trên cơ sở đó hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trình lên giám đốc phê duyệt và ra quyết định thực hiện[9].

Các nội dung hoạt động của HĐT&ĐT

- Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại BV và đề nghị SYT tổ chức đấu thầu;

- Lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện theo kết quả đấu thầu;

- Kiến nghị việc mua sắm thuốc men, hóa chất, vật tư theo nhu cầu điều trị của BV mà không có trong kết quả đấu thầu;

- Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án rút kinh nghiệm điều trị; - Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn;

- Xây dựng các quy trình liên quan đến việc sử dụng thuốc; - Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng thuốc;

18

- Theo dõi giám sát các phản ứng có hại của thuốc, tư vấn, hướng dẫn bác sỹ, điều dưỡng… theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo ADR;

- Tổ chức học tập theo các chuyên đề về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, các tương tác thuốc cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Bình huyện Nghĩa Hưng năm 2014 (Trang 26)