Nguyện vọng của các hộ trồng cây na ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 60)

Để thấy đƣợc những ý kiến đề xuất, nguyện vọng của các hộ sản xuất na dai ta xét bảng sau:

Bảng 4.18: Ý kiến nguyện vọng của các hộ

Nguyện vọng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Tiêu thụ 21 35

Phân bón 15 25

Tập huấn kỹ thuật 17 28,3

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng 4.18 ta thấy: Các hộ gặp phải khó khăn trong khâu tiêu thụ, việc tìm đầu mối bán sản phẩm ra thị trƣờng còn nhiều bấp bênh. Có 21 hộ có nguyện vọng chính quyền, doanh nghiệp tại địa phƣơng có những hoạt động cụ thể giúp ngƣời trồng na tìm mối tiêu thụ hoặc có chính sách bao tiêu đầu ra và 15 hộ chiếm 25% trong tổng số hộ điều tra có nguyện vọng đƣợc hỗ trợ về phân bón chủ yếu là hỗ trợ về giá cả. Do lƣợng phân bón đầu tƣ cho cây na là rất lớn, vốn sản xuất của ngƣời dân thì còn hạn hẹp trong khi giá phân bón lại

khá cao dẫn tới ngƣời dân đầu tƣ phân bón ít, cây na không đủ dinh dƣỡng cho năng suất thấp nên cần đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm, hỗ trợ để ngƣời dân giảm bớt chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận từ việc trồng na.

Ngoài ra do kinh nghiệm trồng, chăm sóc na của một số hộ còn ít nên các hộ này muốn đƣợc hỗ trợ kỹ thuật về cách trồng, chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành, thụ phấn hoa và phòng trừ sâu, bệnh có hiệu quả.

4.3.11. Tác động của việc trồng na đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường

Qua điều tra 60 hộ cho thấy việc trồng na dai có tác động rất lớn đến đời sống của ngƣời dân cũng nhƣ về môi trƣờng sinh thái cụ thể nhƣ sau:

Về kinh tế

- Trồng na đem lại lợi nhuận kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân trong vùng.

- Tạo công ăn việc làm cho một số lƣợng lớn lao động nông thôn. Về xã hội

- Ngƣời dân có cơ hội tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, qua đó nâng cao trình độ dân trí của ngƣời dân.

- Nâng cao ý thức làm giàu của ngƣời dân. Khi cây na dai đem lại lợi nhuận lớn thì nó sẽ kích thích ý thức vƣơn lên làm giàu của ngƣời dân. Ngƣời dân sẽ tự giác mở rộng diện tích, tận dụng hết diện tích hiện có của mình để trồng, chăm sóc, quản lý tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về môi trường

- Trồng na giúp bảo vệ đất, phủ xanh vƣờn đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi đất, cân bằng hệ sinh thái.

4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và phát triển na dai tại xã An Sinh na dai tại xã An Sinh

Qua phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tôi rút ra những thuận lợi và khó khăn của xã trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây na dai nói riêng.

4.4.1. Thuận lợi

- Thƣờng xuyên nhận đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng và sự hỗ trợ của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Triều thông qua chính sách hỗ trợ chi phí đầu vào, vay vốn lãi suất thấp cho các hộ trồng na.

- Có điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với việc phát triển cây na.

- Có kinh nghiệm sản xuất bản địa phong phú.

- Trong những năm qua diện tích na dai của xã không ngừng tăng. Sản xuất na thu hút lƣợng lớn lao động, tạo công ăn việc làm, đóng góp phần đáng kể vào vào việc giải quyết việc làm trong nông thôn, từng bƣớc nâng cao, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, làm giàu từ cây na dai.

- Đã hình thành mối quan hệ ràng buộc giữa ngƣời trồng na với các tƣ thƣơng. Thị trƣờng tiêu thụ na rộng cả trong và ngoài tỉnh, tƣ thƣơng tới thu mua tại vƣờn.

- Nguồn lao động dồi dào, ngƣời dân cần cù, chịu thƣơng chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp,tìm tòi và học hỏi những tiến bộ khoa học mới. Đặc biệt nhân dân trong vùng đã nhận thức đƣợc lợi ích và hiệu quả kinh tế do cây na dai đem lại, đồng thời ngƣời dân chủ động đầu tƣ thâm canh trồng na dai với mục đích mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn cho gia đình.

- Xã An Sinh nằm trong vùng quy hoạch na dai của huyện, bƣớc đầu đã tiến tới sản xuất hàng hóa với thƣơng hiệu “Na dai Đông Triều”, sản phẩm của ngƣời trồng na đang dần có chỗ đứng vững trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.

4.4.2. Khó khăn

- Là một xã miền núi, đời sống nhân dân còn gặp một số khó khăn, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất.

- Diện tích na còn nhiều nơi chƣa tập trung thành từng vùng hàng hóa, manh mún nhỏ lẻ, gây khó khăn cho canh tác, thu hoạch.

- Nguồn vốn còn hạn chế, ngƣời dân thiếu vốn, chính quyền chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của ngƣời dân. Thủ tục vay vốn còn rƣờm rà, phức tạp.

- Vẫn còn một số hộ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng thời gian cách ly sau khi dùng thuốc không đúng với quy định nên dẫn tới chất lƣợng quả na bị giảm sút.

- Do đặc điểm quả na dễ bị dập nát nên khó khăn trong khâu vận chuyển. - Chƣa có chính sách hỗ trợ, tìm thị trƣờng đầu ra cho ngƣời trồng na.

4.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây na dai trên địa bàn xã An Sinh - huyện Đông Triều

Để sản xuất phát triển bền vững cây na dai và có khả năng mở rộng sản xuất thì cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực để tăng hiệu quả sản xuất trong thời gian tới. Sau đây là một số giải pháp đƣa ra nhằm phát triển sản xuất na dai trong thời gian tới:

Quy mô sản xuất

- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh cao.

- Mở rộng sản xuất nhƣng có quy hoạch để đảm bảo cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp.

Khoa học kỹ thuật

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành, thụ phấn hoa bổ sung, phát hiện sâu, bệnh hại trên cho ngƣời trồng na.

- Xây dựng mô hình thâm canh cao, cho ngƣời dân tham quan để từ đó học hỏi những tiến bộ khoa học mới.

- Cải tiến, mua sắm công cụ lao động hiện đại từ đó nâng cao hiệu suất, giảm chi phí lao động.

- Tập huấn, phổ biến để hƣớng ngƣời sản xuất tuân thủ theo quy trình trồng na sạch VietGap nhằm nâng cao chất lƣợng quả na, tạo niềm tin trong lòng ngƣời tiêu dùng tin tƣởng sử dụng “Na dai Đông Triều”.

Vốn

- Có các chính sách tăng cƣờng hỗ trợ vốn cho ngƣời trồng na.

- Cơ quan, tổ chức, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong thủ tục vay vốn, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp, kéo dài thời gian vay để ngƣời trồng na yên tâm sản xuất.

Thị trường

- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng, liên kết doanh nghiệp, thƣơng nhân với ngƣời trồng na để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm “Na dai Đông Triều” nói riêng và na dai của vùng nói chung.

- Tập trung đƣa kỹ thuật hiện đại vào khâu bảo quản và vận chuyển tránh làm ảnh hƣởng tới mẫu mã và chất lƣợng quả na.

Chính sách

- Chính sách đầu tƣ hơn nữa về phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng trồng na nhƣ: mở rộng đƣờng gia thông, xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tƣới tiêu…

- Có các chính sách hỗ trợ vật tƣ nông nghiệp cho ngƣời trồng na đặc biệt là về phân bón.

- Chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ, nhà máy thu mua sản phẩm cho ngƣời trồng na để đảm bảo đầu ra.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu hiệu quả sản xuất của cây na dai ở địa phƣơng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhìn chung diện tích trồng na của xã qua 3 năm 2012 - 2014 tăng liên tục, cụ thể: gia đoạn 2012 - 2013 từ 450 ha lên tới 470 ha, tăng 4,4%, giai đoạn 2012 - 2014 tốc độ tăng bình quân là 5,4%.

Do giá bán na khá cao, có sự hỗ trợ về vốn, phân bón và nằm trong vùng quy hoạch na dai của huyện, bà con đã chú trọng đầu tƣ phát triển cây na dai nên cho năng suất cao hơn rất nhiều so với một số loại cây ăn quả khác trên địa bàn xã. Giai đoạn 2012 - 2013 năng suất na duy trì 11 tấn/ha, tuy nhiên do ảnh hƣởng của thời tiết khắc nghiệt, mƣa bão xảy ra liên tục vào thời điểm na ra hoa, hình thành trái non mà năng suất na của xã trong năm 2014 bị sụt giảm xuống còn 8 tấn/ha đây là năm ngƣời trồng na bị mất mùa. Sản lƣợng cũng thay đổi theo diện tích và năng suất, giai đoạn 2012 - 2013 tăng hơn 600 tấn, tƣơng ứng 17,3%, tới năm 2014 sản lƣợng na giảm do năng suất giảm đi đáng kể mặc dù diện tích vẫn tăng.

Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất tập trung của huyện, thƣờng xuyên đƣợc sự quan tâm của chính quyền, đƣợc tập huấn những kỹ thuật mới nên ngƣời dân đã áp dụng đầu tƣ thâm canh cao vào cây na dai, liên tục mở rộng diện tích vì vậy đã tạo công ăn việc làm cho lƣợng lớn lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân trong xã. Ngoài ra còn nâng cao trình độ dân trí, tập quán canh tác của ngƣời dân trong quá trình sản xuất.

Việc trồng na trên các vƣờn đồi còn có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, tăng đồ phì cho đất.

Cây na dai hiện đƣợc coi là cây chủ lực của xã. Để phát huy hết tiềm năng của cây na cần có sự đầu tƣ cả về kỹ thuật và quy mô của ngƣời dân đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngƣời nông dân với tƣ thƣơng hay các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và đảm bảo thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm na dai.

5.2. Kiến nghị

Đối với chính quyền

- Cần có kế hoạch và sự quy hoach cụ thể chặt chẽ hơn nữa để phát triển sản xuất cây na trong thời gian tới.

- Tăng cƣờng công tác tìm thị trƣờng tiêu thụ cho ngƣời trồng na.

- Cần có chính sách trợ cấp, trợ giá, cụ thể trợ cấp phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ trồng mới trong 2 năm đầu, đồng thời kéo dài thời gian vay vốn cho các hộ trồng na sao cho phù hợp với chu kỳ trả nợ.

- Hàng năm, cần giao các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể về phát triển vùng na dai cho từng thôn, đồng thời có các chƣơng trình kiểm tra, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển vùng na dai.

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới cho ngƣời dân, hƣớng ngƣời dân tham gia và áp dụng kỹ thuật theo quy trình Vietgap để nâng cao phẩm chất cũng nhƣ năng suất của cây na dai, mặt khác tạo ra sản phẩm an toàn cho ngƣời tiêu dùng và nâng cao uy tín thƣơng hiệu na dai của địa phƣơng.

Đối với người sản xuất

- Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác và thực hiện sản xuất na an toàn theo quy trình VietGap để nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất của bản thân.

- Chủ động vốn để đầu tƣ trong sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Mạnh Thắng (2010), Bài giảng đánh giá Nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2. UBND xã An Sinh, “ Báo cáo kinh tế - xã hội” năm 2012, 2013, 2014 3. UBND xã An Sinh, “ Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai” năm 2014 4. UBND xã An Sinh, “ Tổng hợp lao động qua đào tạo” năm 2014

Tiếng Anh

5. Julia F. Morton “ Fruits of warm climates”, 1987

Internet 6. http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php 7. http://en.wikipedia.org/wiki/Annona-squamosa 8. http://en.wikipedia.org/wiki/Sugar-apple 9. http://kinhtenongthon.com.vn/Mang-cau-cay-an-qua-chu-luc-cua-Ba-Ria--- Vung-Tau-132-37372.html 10. http://megado.vn/tai-lieu/46996…nghien-cuu-dong-thai-mot-so-chi-tieu- sinh-ly-hoa-theo-tien-trinh-phat-trien-cua-qua-na-dai.html 11. http://tailieu.vn/kinh-nghiem-trong-va-cham-soc-cay-mang-cau-562461.html 12. http://www.uphcm.edu.vn 13. http://vntimes.com.vn/danh-lam/van-hoa-ba-mien/100334-dac-san-na-dai- vung-song-luc-nui-huyen.html

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)