Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng na

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 57)

Trong quá trình trồng na ngƣời nông dân cũng gặp không ít khó khăn, những khó khăn này cũng ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng, sản phẩm cây na, một số khó khăn trong quá trình trồng na nhƣ: Thiếu vốn sản xuất, sâu bệnh, thiếu nƣớc, thiếu lao động… những khó khăn đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.16: Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng na của các hộ điều tra

STT Những khó khăn gặp phải Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Sâu bệnh 41 68,3 2 Thiếu nƣớc 14 23,3 3 Thiếu lao động 22 36,7 4 Giá cả 11 18,3 5 Vốn 26 43,3

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng 4.16 thấy đƣợc: tình trạng thiếu lao động của các hộ trồng na khá lớn, có 22 hộ chiếm 36,7% là các hộ thiếu lao động. Mặc dù lực lƣợng lao dộng dồi dào nhƣng diện tích na trung bình/hộ khá lớn 19,7 sào/hộ cho nên lao động gia đình là không đủ, nhất là vào thời điểm na ra hoa rộ cần chấm bổ sung, các hộ phải tìm thêm nhân công trong và ngoài xã để có thể chấm kịp mỗi đợt ra hoa của cây na.

Vốn: là yếu tố quyết định diện tích na của ngƣời dân có phát triển hay không và ảnh hƣởng trực tiếp tới chi phí đầu tƣ cho vƣờn na của các hộ sản xuất. Có 26 hộ thiếu vốn sản xuất tƣơng ứng 43,3%. Chủ yếu là thiếu vốn đầu tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn để mở rộng thêm diện tích trồng mới.

Diện tích: na dai một phần đƣợc trồng trên đất vƣờn đồi, có địa hình dốc, cách xa nguồn nƣớc nhƣ suối, ao, hồ và lƣợng mƣa ít vào mùa hạn hán nên dẫn tới thiếu nƣớc. Ngƣời dân phải dùng máy bơm đƣa nƣớc ngƣợc lên vƣờn để cung cấp nƣớc cho cây, đây là một trong những khó khăn mà ngƣời trồng na vẫn phải khắc phục.

Giá cả: giá bán na đƣợc cho là khá cao so với một số loại cây ăn quả khác của vùng, tuy nhiên tình hình chung của các loại nông sản là giá cả không ổn định. Na đƣợc bán với giá cao nhƣng xuống giá nhanh, vào thời điểm na chín rộ ngƣời bán na hay bị ép giá do lƣợng na cắt xuống lớn nhu cầu tiêu thụ gần nhƣ bão hòa thƣơng lái trả giá rẻ hơn so với mức giá

thƣờng ngày trong khi đó việc tìm mối thiêu thụ mới lại gắp nhiều khó khăn nên ngƣời trồng na vẫn phải bán na cho chủ đặt vƣờn với giá rẻ.

Khó khăn về sâu, bệnh hại có đến 41 hộ chiếm 68,3% tổng số hộ, điều này đã làm ảnh hƣởng đáng kể tới năng suất cũng nhƣ chất lƣợng na dai của bà con.

Ngoài ra ngƣời dân cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiếp thu và áp dụng những kiến thức khoa học mới theo quy trình Vietgap mà địa phƣơng đang triển khai thực hiện. Các hộ trồng na khi tham gia tập huấn đã đƣợc hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất mới, phát tài liệu học tập để tuân thủ quy trình sản xuất na sạch tuy nhiên thì vẫn còn một số hạn chế dẫn tới ngƣời dân không áp dụng triệt để.

Qua đây ta có thể thấy đƣợc ngƣời trồng na còn gặp nhiều khó khăn để có thể phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng na dai, từ đó cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể để khắc phục những khó khăn này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 57)