Tình hình sản xuất và phát triển chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 37)

Cây na dai hiện đang đƣợc coi là cây kinh tế chủ lực và làm giàu của ngƣời dân tại địa bàn xã An Sinh trong nhiều năm gần đây. Với lợi thế là vùng đồi núi thấp, đất đai phù hợp với việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả, An Sinh hiện là xã có diện tích trồng na dai lớn nhất của huyện Đông Triều. Từ những năm 1995 thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ngƣời dân đã đem trồng na xen lẫn với vải thiều, trong quá trình trồng thấy đƣợc cây na dai phù hợp với chất đất và điều kiện khí hậu ở đây, cây sinh trƣởng và phát triển khá tốt, cho năng suất cao và cho quả ngon - ngọt - mát - bổ cho nên ngƣời dân liên tục mở rộng diện tích trồng với quy mô lớn, đầu tƣ thâm canh ngày càng cao.

Diện tích na dai toàn xã hiện có khoảng 500 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây với quy mô lớn, còn lại một số ít diện tích phân bố nhỏ lẻ khắp các thôn trên địa bàn xã.

Quy trình trồng na dai bắt đầu từ khâu chọn giống, ƣơm hạt, trồng cây, bón phân, chăm sóc, thụ phấn bổ sung cho cây, thu hoạch, cắt tỉa cành sau thu hoạch. Nhờ áp dụng phƣơng pháp thụ phấn hoa bổ sung kết hợp cắt tỉa cành quanh thân để cây na ra nhiều đợt hoa hơn nên năng suất vƣờn na tăng lên rõ rệt, tỷ lệ đậu quả cao, cho quả tròn, đều, đẹp. Ngoài ra ngƣời dân đã chú trọng đầu tƣ lƣợng phân bón lớn và bón thành nhiều đợt để cung cấp đủ dinh dƣỡng cho cây sinh trƣởng, nuôi quả, tạo sức bền và kéo dài thời gian kinh doanh của cây na. Năng suất na trung bình hàng năm đạt

khoảng 11 tấn/ha. Giá trị 1 kg na dai khoảng từ 20.000 - 22.000 đồng, ở đây có thể nói giá na khá cao so với một số sản phẩm cây ăn quả khác trong vùng.

4.2.2. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng na dai của xã An Sinh qua 3 năm 2012 - 2014

 Về diện tích

Đƣợc sự ƣu đãi của đất đai, thiên nhiên…cùng với giống na dai chủ lực đã đem lại năng suất cao và đƣa diện tích trồng na dai toàn xã lên tới 500 ha. Để đánh giá đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh của xã An Sinh trƣớc hết ta đi đánh giá thực trạng về diện tích cây na của xã trong 3 năm. Bởi diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất na. Để đánh giá đƣợc điều này ta xét bảng sau:

Bảng 4.6: Diện tích trồng na dai của xã An Sinh qua 3 năm 2012 - 2014

ĐVT: ha Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 BQ % % % Tổng diện tích 450 470 500 20 104,4 30 106,4 105,4 Diện tích na KTCB 135 100 100 -35 74,1 0 100 87,1 Diện tích na cho thu hoạch 315 370 400 55 117,5 30 108,1 112,8

(Nguồn: UBND xã An Sinh)

Từ bảng số liệu ta thấy: Tổng diện tích na năm 2013 tăng hơn năm 2012 và tiếp tục tăng vào năm 2014 cụ thể: năm 2013 tăng 20 ha so với năm 2012 tức tăng 4,4%, năm 2014 tăng 30 ha so với năm 2013 tƣơng ứng 6,4%. Tốc độ tăng diện tích bình quân đạt 5,4% [2]. Hiểu đƣợc tầm quan trọng và

hiệu quả của cây na dai cho nên ngƣời dân đã chuyển đổi cây trồng, mở rộng diện tích để tăng lợi ích kinh tế từ cây na.

Diện tích na kiến thiết cơ bản dần chuyển sang cho thu hoạch cho nên diện tích na năm 2013 giảm 35 ha so với năm 2012 tức là giảm 25,9% và giữ nguyên trong năm 2014 do diện tích trồng mới đƣợc tăng lên.

Diện tích na dai cho thu hoạch năm 2012 là 315 ha, năm 2013 là 370 ha tức là diện tích đã tăng lên 55 ha tƣơng đƣơng 17,5%. Từ năm 2013 đến năm 2014 diện tích na cho thu hoạch cũng tăng lên 30 ha tức tăng 8,1%. Qua đây ta thấy đƣợc rằng việc trồng cây na dai đã đạt hiệu quả kinh tế nhất định nên ngƣời dân tại xã liên tục mở rộng diện tích trồng mới.

 Về năng suất, sản lƣợng

Bảng 4.7: Tình hình diện tích, năng suất, sản lƣợng na đã cho thu hoạch của xã An Sinh trong 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 2012 - 2014 ± % ± % % Diện tích ha 315 370 400 55 117,5 30 108,1 112,8 Năng suất Tấn/ha 11 11 8 0 100 -3 72,7 86,4 Sản lƣợng Tấn 3465 4070 3200 601 117,3 -870 78,6 97,9

(Nguồn: UBND xã An Sinh)

Từ bảng 4.7 ta thấy diện tích na liên tục tăng, năm 2013 là 370 ha tăng 55 ha so với năm 2012 tức 17,5%, tỷ lệ tăng cao do ngƣời dân thấy đƣợc hiệu quả kinh tế mà cây na dai mang lại rất lớn nên đã mở rộng diện tích trồng mới và một số diện tích na kiến thiết cơ bản của năm trƣớc chuyển sang giai

đoạn cho thu hoạch. Năm 2014 diện tích na tăng chậm hơn so với năm 2013, tăng 30 ha tƣơng ứng 8,1%, diện tích na bình quân qua 3 năm tăng 12,8%.

Về năng suất: năm 2012 và năm 2013 năng suất đều đạt 11 tấn/ha, tới năm 2014 năng suất giảm xuống còn 8 tấn/ha. Năng suất trung bình đạt 86,4%. Sở dĩ năng suất na giảm nhƣ vậy là do năm 2014 là năm thời tiết diễn biến phức tạp nhất trong nhiều năm gần đây, khí hậu biến đổi thất thƣờng, gió bão xảy ra liên tục tập trung vào các tháng 5, 6, 7 thời gian này lại chính là lúc cây na đang ra hoa, thụ phấn tạo trái non do vậy tỷ lệ đậu trái kém, trái non thì bị rụng do va chạm cơ học dẫn tới năng suất giảm khá nhiều. Tuy nhiên, na vụ gối lại đƣợc mùa cho lƣợng quả lớn và giá bán cao hơn so với năm trƣớc nên bà con nông dân vẫn có lãi.

Về sản lƣợng: Sản lƣợng năm 2013 so với 2012 tăng lên đáng kể từ 3.465 tấn lên 4.070 tấn tƣơng ứng tăng 17,3%. Năm 2014 sản lƣợng na giảm xuống còn 3.200 tấn do năng suất giảm.[2]

Ta có thể thấy cây na dai trên địa bàn xã cho năng suất và sản lƣợng cao nếu có sự đầu tƣ thâm canh và chăm sóc phù hợp, tuy nhiên năng suất của vƣờn na cũng bị ảnh hƣởng khá lớn nếu khí hậu thời tiết không ủng hộ.

4.2.3. Thực trạng về tiêu thụ na dai tại xã An Sinh

Khi làm ra bất kì một loại sản phẩm nào thì việc đầu tiên mà ngƣời sản xuất quan tâm đó là đầu ra cho sản phẩm của mình. Tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng quyết định đến thu nhập của ngƣời sản xuất và ảnh hƣởng tới khả năng có mở rộng diện tích trồng na hay không. Đối với thị trƣờng tiêu thụ na dai tại địa bàn xã An Sinh thì giữa ngƣời mua và ngƣời bán hoàn toàn dựa trên giá cả thị trƣờng, đã có sự ràng buộc về tài chính thông qua hình thức đó là các thƣơng lái đặt cọc vƣờn trƣớc khi na cho thu hoạch, đảm bảo hộ sản xuất sẽ bán na cho thƣơng lái đó trong suốt cả vụ, đồng thời ngƣời dân ít gặp

phải khó khăn hơn trong việc tìm nơi tiêu thụ cho sản phẩm mà họ sản xuất ra.

Để tìm hiểu rõ hơn về phƣơng thức tiêu thụ na dai của ngƣời dân tại địa phƣơng ta đi xét kênh tiêu thụ sau:

(2%) (80%)

(27%) (8%)

(20%)

(63%)

Hình 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ na dai xã An Sinh

Qua sơ đồ trên ta thấy, các hộ sản xuất na dai bán sản phẩm cho thƣơng lái trong huyện và trong tỉnh; ngƣời thu gom; thƣơng lái tỉnh khác và bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Kênh tiêu thụ gồm cả trực tiếp và gián tiếp.

Các trung gian thị trƣờng là: thƣơng nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả ngƣời thu gom. Sản phẩm na dai đƣợc bán chủ yếu cho thƣơng lái ngoài tỉnh chiếm 63,3%, bán cho thƣơng lái trong tỉnh là 28,4% còn lại là bán cho thu gom nhỏ lẻ và bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Sau khi đƣợc thu mua na đƣợc bán ra các chợ, thành phố trong và ngoài tỉnh. Ngƣời thu gom có thể lại bán lại cho các thƣơng lái để thu chênh lệch giá. Những tƣ thƣơng này đều tới tận vƣờn để thu mua na do vậy ngƣời dân có thể bán hết lƣợng na cắt xuống đồng thời không mất chi phí vận chuyển khi bán. Tuy nhiên mặt hạn chế là các tƣ thƣơng thƣờng ép giá khi na vào thời điểm chín rộ, bị giả giá rẻ nhƣng ngƣời dân vẫn phải bán và giá xuống theo ngày, giá cả đều do tƣ thƣơng, thƣơng lái quyết định. Na vụ gối bán vào tháng 10, đầu tháng

Hộ sản xuất na dai

Thƣơng lái trong tỉnh

Ngƣời thu gom

Thƣơng lái tỉnh khác Chợ, thành phố trong tỉnh Chợ, thành phố tỉnh khác Ngƣời tiêu dùng

11 đƣợc mua với giá cao hơn do nhu cầu thị trƣờng lớn mà sản lƣợng na lại khan hiếm. Nhƣ vậy có thể thấy thị trƣờng tiêu thụ na dai không ổn định.

Xây dựng thương hiệu “Na dai Đông Triều”

Hiện tại, An Sinh nằm trong vùng quy hoạch sản xuất na dai của huyện cùng với 2 xã là Việt Dân và Tân Việt. Tháng 4 năm 2013, huyện bắt đầu triển khai chƣơng trình xây dựng thƣơng hiệu “Na dai Đông Triều” nhằm đƣa sản phẩm na dai của huyện “đứng đƣợc” trên thị trƣờng và trở thành một loại hàng hóa đƣợc bảo hộ thƣơng mại.

Trong thời gian qua đƣợc sự quan tâm rất lớn của huyện bên cạnh việc điều tra, khảo sát về chất lƣợng na; quy hoạch vùng; tác động của chất đất, chất nƣớc v.v.. đến cây na cũng nhƣ xây dựng quy chế quản lý thƣơng hiệu, Phòng Nông nghiệp huyện cũng đã phối hợp với Hội nông dân của xã và các đơn vị liên quan tổ chức một số đợt tập huấn quy trình trồng na dai theo hƣớng Vietgap để phổ biến các kiến thức cơ bản về cách bón phân, chăm sóc, thụ phấn bổ sung cho cây, thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trƣớc khi thu hoạch, cắt tỉa sau thu hoạch. Ngoài ra còn hỗ trợ vốn với lãi suất thấp cho các hộ nằm trong “Hội sản xuất và kinh doanh na dai Đông Triều” tạo điều kiện giúp họ mở rộng diện tích trồng, mua sắm các thiết bị vật tƣ đầu vào nhằm tăng năng suất lao động cũng nhƣ lợi nhuận kinh tế. Tháng 6 năm 2014 thƣơng hiệu “Na dai Đông Triều” đã đƣợc xây dựng thành công tạo ra những chuyển biến mới và vững chắc hơn cho sản phẩm na dai An Sinh nói riêng và na dai Đông Triều nói chung vƣơn ra thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.

Quy trình thâm canh cây na dai theo tiêu chuẩn Vietgap bao gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Tạo tán, tỉa cành

+ Cần cắt tỉa cành sâu hại, cành vƣợt và vô hiệu để tạo sự thông thoáng cho cây, hạn chế lây lan sâu, bệnh đồng thời tránh gây hƣ tổn, va chạm cơ học cho cây khi gặp thời thời tiết mƣa bão.

+ Thu gom tất cả cành đã cắt tỉa đem đốt để hạn chế lây lan dịch bệnh. Bƣớc 2: Điều khiển sinh trƣởng

+ Sau khi thu hoạch vào tháng 12, đầu tháng 1 tiến hành cắt, tỉa đầu cành của cây na nhằm hạn chế chất dinh dƣỡng đi nuôi cành lá, đồng thời tích lũy chất dinh dƣỡng cho cây.

+ Kích thích cây ra hoa, quả sớm: Để có na bán vào tháng 7 (giá gấp 1,5 lần chính vụ) thì từ đầu tháng 11 tiến hành phun Ethell (3 lọ thuốc rấm chuối Trung Quốc 15ml pha với 10 lít nƣớc) lên tán lá, sau 10 - 15 ngày vặt hết lá na xanh còn lại, cây sẽ ra hoa vào đầu tháng 4.

+ Tiếp đó sau khi lập xuân vào khoảng tháng 2 phun kích phát tố để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn.

Bƣớc 3: Bón phân thời kì kinh doanh

+ Bón phân làm nhiều đợt để cây ra nhiều đợt hoa, thời gian thu hoạch quả kéo dài, tránh tình trạng na chín rộ vào cùng một thời điểm.

+ Bón phân thành 3 đợt: đợt 1 vào tháng 2 bón phân NPK tỷ lệ 1:1:1 kết hợp bón phân chuồng 20 - 30 kg/cây; đợt 2 vào tháng 6 bón phân NPK tỷ lệ 1:1:2, đợt 3 vào tháng 9 bón phân NPK tỷ lệ 2:1:1. Lƣợng phân bón tùy thuộc vào cây lớn hay nhỏ.

Bƣớc 4: Biện pháp canh tác

Kỹ thuật canh tác là biện pháp kỹ thuật tạo cho cây trồng các điều kiện sống tối ƣu, tăng sinh trƣởng và phát triển, tăng sức khỏe cho cây trồng từ đó tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Đây là biện pháp ít tốn kém, giảm độc hại hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao. Các biện pháp bao gồm:

+ Làm cỏ, tỉa cành tạo tán và thƣờng xuyên vệ sinh vƣờn cho thông thoáng vừa giảm nguồn dịch hại vừa hạn chế điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sâu bệnh.

+ Bón phân cân đối, đúng liều lƣợng tùy từng loại đất, bón đúng giai đoạn sinh trƣởng không bón muộn, đặc biệt không nên bón phân hữu cơ tƣơi mà cần qua ngâm ủ, sẽ hạn chế nhiều sâu bệnh, nhất là bệnh hại.

Bƣớc 5: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh

+ Nhện đỏ: làm úa vàng, rụng lá, quả. Dùng thuốc Regent, Ortus…phun trừ. + Sâu đục quả: thƣờng gây hại khi quả có đƣờng kính 0,5 - 1 cm, dùng thuốc Padan, Regent…

+ Rệp sáp: bám ở mặt sau của lá, cuống quả hoặc các kẽ mắt của quả na, trích hút làm lá và quả khô, đen lại. Dùng thuốc Suprathion, dầu khoáng DC - Tron Plus…

+ Thán thƣ: gây đen cuống hoa, quả làm hỏng quả hoặc xấu mã. Dùng thuốc Topxin, Antracol, Daconil…

Các tiêu chí cần đạt của quy trình Vietgap:

+ Không tồn tại dịch hại nguy hiểm trên quả na thƣơng phẩm. + Dƣ lƣợng thuốc BVTV dƣới mức cho phép.

+ Hàm lƣợng NO3 và các kim loại nặng dƣới mức cho phép. + Không có vi khuẩn đƣờng ruột Salmonella và độc tố sinh học. + Đạt các tiêu chuẩn mẫu mã na thƣơng phẩm.

Do mới bƣớc đầu thực hiện quy trình trồng na dai theo hƣớng Vietgap nên ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức khoa học mới và khắt khe: ngƣời dân mới chỉ thực hiện đúng chỉ tiêu về dƣ lƣợng thuốc BVTV dƣới mức cho phép và cách phòng trừ sâu, bệnh hại theo nhƣ hƣớng dẫn, đạt các tiêu chuẩn mẫu mã na thƣơng phẩm, còn việc áp dụng quy trình bón phân thành nhiều đợt, lƣợng phân bón ngƣời dân chƣa tuân thủ theo quy trình mà vẫn bón phân theo kinh nghiệm trƣớc đó dẫn tới năng suất chƣa thực sự khác biệt giữa trồng theo quy trình Vietgap và trồng theo kinh nghiệm của ngƣời dân. Hội đã thiết kế tem mang thƣơng hiệu đã đăng ký bảo hộ nhƣng do bất cập vì tem quá nhỏ ngƣời dân ngại phải dán các tem đó lên quả na khi mà số lƣợng na thu hoạch quá lớn cho nên việc dán tem trên quả na cũng chƣa thực hiện tốt do vậy mà khi bán ra thị trƣờng na dai của Đông Triều chƣa phân biệt rõ ràng với

na của các địa phƣơng khác. Nguyên nhân mà ngƣời dân chƣa tuân thủ đúng với quy trình Vietgap một phần là do các lớp tập huấn kỹ thuật chƣa hiệu quả, truyền đạt tới ngƣời trồng na chƣa cụ thể, rõ ràng ngƣời dân chƣa thực sự hào hứng tiếp thu và áp dụng vào sản xuất. Đây mới là bƣớc đầu thực hiện nên các hoạt động về tập huấn, quản lý chất lƣợng na cũng nhƣ khẳng định thƣơng hiệu chƣa đƣợc chặt chẽ nhƣng trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn nữa nhằm nâng cao chất lƣợng na dai để khẳng định đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng.

4.3. Thực trạng sản xuất và phát triển cây na dai của các hộ điều tra

4.3.1. Nguồn đất sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 37)