Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 25)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Vị trí địa lý: An Sinh là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đông Triều, có diện tích tự nhiên là 8324,25 ha, cách trung tâm huyện 6 km, ranh giới hành chính của xã đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Đông giáp xã Bình Khê.

+ Phía Tây giáp xã Hoàng Tiến - thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dƣơng. + Phía Nam giáp các xã Tân Việt, Đức Chính, Việt Dân.

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.

Vị trí địa lý của xã tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thông buôn bán giữa thƣơng lái với ngƣời nông dân trong xã, ngoài xã và với tỉnh khác.

4.1.1.2. Địa hình

An Sinh là xã có địa hình chủ yếu là đồi núi có độ cao từ 100 - 250m. Loại đất ở đây chủ yếu là đất xám pha cát, ngoài ra có nhóm đất đỏ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

- An Sinh thuộc phía đông vùng Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa đông (hanh, khô): Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô.

+ Mùa hè (mƣa nhiều): Từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này thời tiết nắng nóng, lƣợng mƣa lớn.

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm > 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm là 22,20C, nhiệt độ cao nhất là 380C, thấp nhất là 80

C.

Mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm 1.442 mm, phân bố không đều trong năm. Mùa mƣa từ tháng 4 tới tháng 9, chiếm 75 - 80% tổng lƣợng mƣa, mƣa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Các tháng còn lại lƣợng mƣa ít gây hạn hán, ảnh hƣởng tới sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân. Cây na là cây chịu úng kém nhƣng chống hạn tốt, vào các tháng có lƣợng mƣa ít cây rụng lá tích lũy chất dinh dƣỡng và nƣớc. Vào mùa xuân có mƣa phùn, thời tiết ấm áp cây bắt đầu đâm chồi lá, cành. Cây bắt đầu ra hoa vào khoảng đầu tháng 4 thì lúc này lƣợng mƣa cũng bắt đầu tăng lên và mƣa nhiều cho tới hết tháng 9, đây là điều kiện thích hợp để cung cấp nƣớc cho cây na trong giai đoạn vừa sinh trƣởng sinh dƣỡng vừa sinh trƣởng sinh thực. Tuy nhiên, thời tiết mƣa nhiều kèm theo gió bão vào đúng đợt na ra hoa cũng ảnh hƣởng khá lớn tới tỷ lệ thụ phấn và đậu quả của cây.

Thủy văn: Xã có 4 con suối ngoài ra còn nhiều ao, hồ nhỏ nằm rải rác khắp địa bàn xã cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ các vƣờn đồi cây ăn quả.

4.1.1.4. Điều kiện đất đai

An Sinh có đặc điểm địa hình miền núi, đất đai đƣợc chia thành 4 nhóm: + Đất vùng trũng

+ Đất xám + Đất đỏ

+ Đất giây tầng mỏng

Tóm lại, đặc điểm đất đai của xã khá đa dạng, phong phú với nhiều loại đất đƣợc phân bố ở cả địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng có giá trị, từ cây lƣơng

thực nhƣ lúa và cây trồng hàng năm cho tới cây ăn quả lâu năm và phát triển lâm nghiệp.

Đất đai là yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất, sản lƣợng na trong năm. Ta cùng xét bảng sau để thấy:

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã An Sinh năm 2014

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 8324,25 100 1 Đất nông nghiêp 970,41 11,65 1.1 Đất trồng cây hàng năm 274,88 28,32 1.1.1 Đất trồng lúa 231,39 84,18

1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 5,00 1,82 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 38,49 14,00

1.2 Đất trồng cây lâu năm 695,53 71,67

1.2.1 Đất trồng na 500 71,89

1.2.2 Đất trồng cây lâu năm khác 195,53 28,11

2 Đất lâm nghiệp 5153,10 61,90

2.1 Đất rừng sản xuất 1295,05 25,14

2.2 Đất rừng phòng hộ 3858,05 74,86

3 Đất nuôi trồng thủy sản 11,00 0,12

4 Đất phi nông nghiệp 921,59 11,10

4.1 Đất ở 51,00 5,53

4.2 Đất chuyên dùng 609,15 66,10

4.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,19 0,02

4.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,25 0,35

4.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 258,00 28,00

5 Đất chƣa sử dụng 1268,15 15,23

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy diện tích toàn xã là 8324,25 ha. Đất nông nghiệp đứng sau đất lâm nghiệp, với diện tích là 970,41 ha chiếm 11,65% tổng diện tích đất tự nhiên, nó bao gồm: đất trồng cây hàng năm 274,88 ha chiếm 28,32%, trong đó đất trồng lúa 231,39 ha chiếm 84,18%, đất trồng cây hàng năm ngoài ra còn trồng cỏ cho chăn nuôi và trồng các loại cây khác nhƣ lạc, đỗ, củ đậu… Đất trồng cây lâu năm là 695,53 ha chiếm 71,67% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng na là 500 ha chiếm 71,89% diện tích đất trồng cây lâu năm, còn lại đất trồng cây lâu năm khác nhƣ vải, nhãn, cam…chiếm 28,11% diện tích đất trồng cây lâu năm.

Đất lâm nghiệp của xã chiếm tỷ lệ cao nhất với 5153,10 ha chiếm 61,90% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lâm nghiệp đã góp phần bảo vệ môi trƣờng, chống xói mòn, bảo vệ đất, cũng nhƣ cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó còn có các rừng sản xuất hàng năm tạo ra sản phẩm làm nguyên liệu nhƣ gỗ, nhựa...đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho ngƣời dân tại địa phƣơng.

Đất phi nông nghiệp có 921,59 ha chiếm 11,10% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này đƣợc sử dụng làm nhà ở, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội…đã và đang đƣợc quy hoạch, sử dụng một cách hợp lý.

Đất chƣa sử dụng có 1268,15 ha chiếm tỷ lệ cao, cần có kế hoạch nhằm khai thác nguồn tài nguyên này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển na dai tại xã an sinh huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 25)