Để thấy đƣợc chi phí đầu tƣ và năng suất na giữa 3 thôn Đìa Sen, Tam Hồng, Đìa Mối ta đi xét bảng:
Bảng 4.13: Chi phí hỗn hợp hàng năm 1 ha na dai kinh doanh của 3 thôn
(ĐVT: 1000đ)
Thôn
Chỉ tiêu Đìa Sen Tam Hồng Đìa Mối
Số lƣợng Thành tiền (1000đ) Số lƣợng Thành tiền (1000đ) Số lƣợng Thành tiền (1000đ) 1.Phân bón - 25.995 - 32.184 - 40.271 2. Lao động (công) 194 29.100 225 33.750 254 38.100 - Cắt tỉa 25 3.750 34 5.100 38 5.700 - Thụ phấn hoa 105 15.750 110 16.500 125 18.750 3.Thuốc BVTV - 5.386 - 6.273 - 7.090 4.Chi phí khác - 2.600 - 2.800 - 3.200 Tổng - 63.081 - 75.007 - 88.661 Diện tích na (ha) 20,5 12,4 10,9 Năng suất TB (tấn/ha) 7,6 8,1 8,6
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)
Từ bảng 4.13 ta có thể thấy: chi phí đầu tƣ hàng năm cho 1 ha na của các hộ tại thôn Đìa Mối là cao nhất sau đó tới thôn Tam Hồng và thôn Đìa Sen. Cụ thể:
Thôn Đìa Mối: chi phí phân bón là 40,271 triệu đồng, chi phí công lao động là 38,100 triệu đồng, chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 7,090 triệu đồng và chi phí khác là 3,200 triệu đồng. Trong đó chi phí phân bón là cao nhất. Đối với chi phí công lao động thì công thụ phấn hoa là chiếm chi phí lớn nhất. Tổng chi phí cho 1 ha là 88,661 triệu đồng.
Thôn Tam Hồng: tổng chi phí cho 1 ha na là 75,007 triệu đồng, trong đó chi phí phân bón và công thụ phấn hoa thấp hơn so với thôn Đìa Mối.
Thôn Đìa Sen: tổng chi phí hỗn hợp cho 1 ha na dai là 63,081 triệu đồng thấp hơn hẳn so với 2 thôn Đìa Mối và Tam Hồng.
Năng suất có sự khác biệt giữa 3 thôn: thôn Đìa Mối là cao hơn cả năng suất đạt 8,6 tấn/ha, thôn Tam Hồng là 8,1 tấn/ha, thôn Đìa Sen là 7,6 tấn/ha, sở dĩ nhƣ vậy là do các hộ trồng na tại thôn Đìa Mối đã có sự đầu tƣ về phân bón rất lớn mà phân bón là yếu tố quyết định trƣớc tiên tới năng suất, sản lƣợng của cây na dai. Các hộ trồng na tại 3 thôn đều áp dụng kỹ thuật thụ phấn hoa bổ sung nhƣng ở thôn Đìa Mối thì công thụ phấn hoa là cao hơn so với 2 thôn Tam Hồng và Đìa Sen, điều này cho thấy mức độ áp dụng thụ phấn hoa cho cây na càng lớn thì lƣợng quả càng cao và cho năng suất cũng cao hơn rất nhiều.
4.3.6. Một số loại sâu, bệnh hại thường gặp ở cây na dai
Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều là điều kiện hết sức thuận lợi cho sâu bệnh hình thành và phát triển gây hại. Sâu bệnh hại na có rất nhiều loại, chúng gây hại trên khắp các bộ phận của cây, là tác nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng na. Dƣới đây là một số loại sâu, bệnh điển hình thƣờng gặp ở cây na:
Bảng 4.14: Một số loại sâu bệnh thƣờng gặp ở cây na STT Loại sâu bệnh Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) I. Sâu hại 1. Ruồi vàng 13 21,6 2. Sâu đục quả 8 13,3 3. Sâu đục thân 4 6,6 4. Bọ trĩ 60 100 5. Rệp sáp 58 96,6 6. Nhện đỏ 49 81,6 II. Bệnh hại 1. Thán thƣ 53 88,3 2. Thối rễ 8 13,3
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)
Qua bảng 4.14 ta thấy có rất nhiều sâu bệnh gây hại trên cây na. Các loại sâu hại thƣờng gặp nhƣ: bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ, ruồi vàng, sâu đục quả, sâu đục thân. Trong đó bọ trĩ gây hại nhiều nhất trên tất cả các hộ, sau đó tới rệp sáp, nhện đỏ và ruồi vàng. Sâu đục quả và sâu đục thân gây hại trên một số ít hộ.
Bọ trĩ: Bọ trĩ gây hại nhiều nhất trên bộ phận lá của cây na. Chúng tập trung ở các mép, đầu lá trích hút làm cho lá bị xoăn đầu và có màu đen, làm giảm khả năng quang hợp và hô hấp của cây.
Rệp sáp: còn gọi là rệp sáp phấn hay rệp bông, thƣờng gây hại ở giai đoạn cây ra lá non, ra hoa và tƣợng trái non trở đi. Khi mãng cầu chƣa có quả rệp bám ở dƣới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có quả thì bám vào quả hút nhựa, từ khi quả còn non đến tận khi chín, thƣờng ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng,
không những làm mất mỹ quan, khó bán đƣợc, mà còn làm giảm chất lƣợng do vị nhạt.
Nhện đỏ: gây hại trên lá và quả, chúng trú ngụ ở phía sau mặt lá trích hút các chất dinh dƣỡng trên lá và quả làm giảm năng suất quả, cây còi cọc.
Ruồi vàng: đây là loại côn trùng gây hại chủ yếu trên quả na, chúng trích vào quả và đẻ trứng sau một thời gian trứng trở thành ấu trùng nằm trong quả làm ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng và mỹ quan của quả na khi thu hoạch.
Ngoài các loại sâu hại trên thì sâu đục quả và sâu đục thân cũng làm ảnh hƣởng nhiều tới sự phát triển của thân cây và quả na. sâu đục thân nằm trong thân cây khoét sâu thành những lỗ nhỏ, trú ngụ và lấy đi chất dinh dƣỡng từ rễ lên nuôi thân, cành, lá, quả, lâu dần làm cây suy kiệt dinh dƣỡng, lá vàng úa, cành khô héo, dẫn tới cây bị chết. Sâu đục quả thành trùng là loài bƣớm có màu nâu xám, cánh trƣớc có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt trái. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ trái có phân sâu đùn ra ngoài. Thƣờng một trái có nhiều sâu phá hại.
Bệnh hại ở cây na dai cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao chủ yếu là bệnh thán thƣ và thối rễ.
Thán thƣ: chiếm 88,3% số hộ bị mắc bệnh, là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.
Thối rễ: tỷ lệ mắc bệnh thối rễ ít, nguyên nhân do nấm Fusarium solani gây lên, cây bị đọng nƣớc vào mùa mƣa thƣờng hay mắc bệnh này. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trƣởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm
sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nƣớc và chất dinh dƣỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hƣ hại hoàn toàn làm cây bị chết.
Giải pháp đƣa ra:
Sâu bệnh hại gây ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, sản lƣợng của cây na. Muốn nâng cao năng suất, chất lƣợng na đƣợc đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện nay của thị trƣờng phải kịp thời ngăn chặn sâu, bệnh hại để đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân trong hoạt động trồng na. Qua điều tra 60 hộ cho thấy hầu hết ngƣời dân đã sử dụng biện pháp phun phòng, khi bị sâu bệnh ngƣời dân thƣờng phun thuốc để diệt trừ sâu, bệnh. Tuy nhiên để việc phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây na có hiệu quả thì bà con nông dân nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thƣờng xuyên thăm vƣờn phát hiện các loại sâu, bệnh sớm để có biện pháp phun thuốc phòng trừ kịp thời tránh để sâu bệnh lây lan ra diện rộng.
- Xử lý thuốc BVTV đồng loạt các vƣờn na trong cùng 1 khu vực thì thời gian tái xuất hiện trở lại của các loại sâu hại sẽ lâu hơn.
- Cắt tỉa cành lá vô hiệu và bị mắc sâu, bệnh khỏi cây để tạo sự thông thoáng cho vƣờn na, hạn chế mắc, phát sinh, lây lan thêm sâu, bệnh hại.
- Vào mùa mƣa đối với những vƣờn na có địa hình trũng thì nên đào rãnh để nƣớc mƣa thoát đi kịp thời không làm cây bị úng và hạn chế điều kiện phát sinh nấm bệnh gây thối rễ.
- Thƣờng xuyên dọn sạch, phun thuốc trừ cỏ dại trong và xung quanh gốc na để hạn chế và tiêu diệt mầm sâu, bệnh hại trú ngụ.
- Chăm sóc và bón phân đầy đủ cho cây na dai để cây phát triển khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh.
4.3.7. Một số tác động của chính quyền tới hoạt động sản xuất na của người dân tại xã An Sinh người dân tại xã An Sinh
Trong nhiều năm qua chính quyền địa phƣơng đã hỗ trợ về vốn, phân bón, tập huẫn kỹ thuật cho ngƣời dân, để ngƣời dân phát triển vùng na dai tập trung của xã. Dƣới đây là một số hoạt động:
Bảng 4.15: Tác động của chính quyền địa phƣơng đến hoạt động trồng na của ngƣời dân
STT Tác động của chính quyền địa phƣơng Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%) I. Hỗ trợ vốn
1. Hội na dai Đông Triều 3 5
2. Hội nông dân 0 0
II. Hỗ trợ phân bón
1. Hội na dai Đông Triều 0 0
2. Hội nông dân 11 18,3
III. Tập huấn kỹ thuật
1. Hội na dai Đông Triều 3 5
2. Hội nông dân 14 23,3
3. Trạm Khuyến nông 16 26,7
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)
Ta thấy chính quyền địa phƣơng đã có những chính sách, tác động tích cực tới hoạt động sản xuất na dai. Một số chính sách nhƣ: cho vay vốn hỗ trợ 50% lãi suất của UBND tỉnh Quảng Ninh tới các hộ là thành viên Hội sản xuất và kinh doanh na dai Đông Triều; bán phân trả chậm của Hội nông dân tập thể và hỗ trợ kỹ thuật từ khâu trồng tới khâu thu hoạch của Trạm Khuyến nông huyện, hội nông dân và hội na dai Đông Triều.
Về vốn: có 3 hộ chiếm 5% trong 60 hộ điều tra đƣợc hỗ trợ vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là các hộ thuộc thành viên Hội sản xuất và kinh doanh na dai Đông Triều. Chính sách đã tác động tích cực giúp các hộ có thêm vốn để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất của gia đình, đồng thời qua đó sẽ thu hút các hộ trồng na khác tham gia vào hội để đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ.
Về phân bón: các hộ đƣợc hỗ trợ phân bón với hình thức mua phân trả chậm thông qua Hội nông dân của xã. Có 11 hộ tƣơng ứng 18,3% các hộ đƣợc hỗ trợ phân bón.
Về kỹ thuật: của các buổi tập huấn trong năm 2014 chính quyền đại phƣơng và hội na dai của huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cho ngƣời dân trong đó: 3 hộ đƣợc tập huấn do Hội na dai tổ chức, nội dung tập huấn cho ngƣời dân là kỹ thuật bón phân, chấm hoa na bổ sung và cắt tỉa cành sau thu hoạch; 14 hộ tƣơng ứng 23,3% các hộ đƣợc Hội nông dân mở lớp phổ biến kỹ thuật về cách trồng, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hiệu quả; 16 hộ tham gia tập huấn do Trạm khuyến nông tổ chức với nội dung triệu chứng và cách phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây na.
Ngƣời dân tham gia các lớp tập huấn đƣợc phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu hƣớng dẫn trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây na theo quy trình Vietgap từ đó nhằm nâng cao lợi ích, hiệu quả từ việc trồng na.
4.3.8. Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng na
Trong quá trình trồng na ngƣời nông dân cũng gặp không ít khó khăn, những khó khăn này cũng ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng, sản phẩm cây na, một số khó khăn trong quá trình trồng na nhƣ: Thiếu vốn sản xuất, sâu bệnh, thiếu nƣớc, thiếu lao động… những khó khăn đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.16: Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng na của các hộ điều tra
STT Những khó khăn gặp phải Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Sâu bệnh 41 68,3 2 Thiếu nƣớc 14 23,3 3 Thiếu lao động 22 36,7 4 Giá cả 11 18,3 5 Vốn 26 43,3
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)
Qua bảng 4.16 thấy đƣợc: tình trạng thiếu lao động của các hộ trồng na khá lớn, có 22 hộ chiếm 36,7% là các hộ thiếu lao động. Mặc dù lực lƣợng lao dộng dồi dào nhƣng diện tích na trung bình/hộ khá lớn 19,7 sào/hộ cho nên lao động gia đình là không đủ, nhất là vào thời điểm na ra hoa rộ cần chấm bổ sung, các hộ phải tìm thêm nhân công trong và ngoài xã để có thể chấm kịp mỗi đợt ra hoa của cây na.
Vốn: là yếu tố quyết định diện tích na của ngƣời dân có phát triển hay không và ảnh hƣởng trực tiếp tới chi phí đầu tƣ cho vƣờn na của các hộ sản xuất. Có 26 hộ thiếu vốn sản xuất tƣơng ứng 43,3%. Chủ yếu là thiếu vốn đầu tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn để mở rộng thêm diện tích trồng mới.
Diện tích: na dai một phần đƣợc trồng trên đất vƣờn đồi, có địa hình dốc, cách xa nguồn nƣớc nhƣ suối, ao, hồ và lƣợng mƣa ít vào mùa hạn hán nên dẫn tới thiếu nƣớc. Ngƣời dân phải dùng máy bơm đƣa nƣớc ngƣợc lên vƣờn để cung cấp nƣớc cho cây, đây là một trong những khó khăn mà ngƣời trồng na vẫn phải khắc phục.
Giá cả: giá bán na đƣợc cho là khá cao so với một số loại cây ăn quả khác của vùng, tuy nhiên tình hình chung của các loại nông sản là giá cả không ổn định. Na đƣợc bán với giá cao nhƣng xuống giá nhanh, vào thời điểm na chín rộ ngƣời bán na hay bị ép giá do lƣợng na cắt xuống lớn nhu cầu tiêu thụ gần nhƣ bão hòa thƣơng lái trả giá rẻ hơn so với mức giá
thƣờng ngày trong khi đó việc tìm mối thiêu thụ mới lại gắp nhiều khó khăn nên ngƣời trồng na vẫn phải bán na cho chủ đặt vƣờn với giá rẻ.
Khó khăn về sâu, bệnh hại có đến 41 hộ chiếm 68,3% tổng số hộ, điều này đã làm ảnh hƣởng đáng kể tới năng suất cũng nhƣ chất lƣợng na dai của bà con.
Ngoài ra ngƣời dân cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiếp thu và áp dụng những kiến thức khoa học mới theo quy trình Vietgap mà địa phƣơng đang triển khai thực hiện. Các hộ trồng na khi tham gia tập huấn đã đƣợc hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất mới, phát tài liệu học tập để tuân thủ quy trình sản xuất na sạch tuy nhiên thì vẫn còn một số hạn chế dẫn tới ngƣời dân không áp dụng triệt để.
Qua đây ta có thể thấy đƣợc ngƣời trồng na còn gặp nhiều khó khăn để có thể phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng na dai, từ đó cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể để khắc phục những khó khăn này.
4.3.9. Dự định trồng na trong năm tiếp theo của các hộ điều tra
Qua điều tra cho thấy điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho phát triển cây na nên hầu hết các hộ đều giữ nguyên diện tích trồng và một số hộ muốn mở rộng thêm diện tích mới do lợi nhuận mà cây na dai đem lại cao hơn hẳn so với một số loại cây trồng khác. Ta thấy đƣợc dự định của các hộ snả xuất na qua bảng sau:
Bảng 4.17: Ý kiến dự định của các hộ
Dự định Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Giữ nguyên diện tích trồng 42 70
Tăng diện tích trồng 18 30
Giảm diện tích trồng 0 0
Nhìn vào bảng 4.17 ta biết đƣợc có 42 hộ chiếm 70% số hộ muốn giữ nguyên diện tích trồng do phần lớn vƣờn na của các hộ đã cho thu hoạch sản lƣợng nhất định họ muốn chú trọng đầu tƣ thâm canh trên diện tích đã trồng để tăng thêm lợi nhuận, một phần vì diện tích canh tác đã hết nên không thể mở rộng.
Số hộ có dự định tăng diện tích trồng chiếm 30%, do thấy đƣợc hiệu quả mà cây na đem lại và khả năng mở rộng thêm diện tích trồng na vẫn còn