Mô hình chức năng giao tiếp lớp trung gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử (Trang 44)

Với yêu cầu của bài toán được đặt ra là cho phép các hệ LMS và LCMS tuân theo chuẩn giao tiếp chung với kho lưu trữ trung tâm có thể truy xuất để cập nhật hoặc truy vấn nội dung, đòi hỏi phải xây dựng một lớp truy cập trung gian làm môi trường giao tiếp giữa LMS, LCMS với kho lưu trữ trung tâm. Để xây dựng được lớp trung gian này, cần giải quyết các vấn đề sau:

Xây dựng tập các các hàm (API) phục vụ trao đổi giữa LMS, LCMS với lớp trung gian. Về bản chất, các hàm trong API này chính là các từ khóa nhằm tạo

ra một ngôn ngữ giao tiếp giữa các LCMS, LMS với lớp trung. Việc sử dụng các hàm này sẽ cho phép:

• Các hệ LMS, LCMS có thể sử dụng mà không cần quan tâm đến cách các hàm được thực hiện ra sao. Điều duy nhất các hệ LMS, LCMS cần biết là chức năng của mỗi hàm, yêu cầu thông tin đầu vào và định dạng thông tin trả lại.

• Việc thay đổi, chỉnh sửa cấu trúc kho dữ liệu trung tâm là độc lập với các LMS và LCMS bên ngoài

• Việc chỉnh sửa, bổ sung các hàm sẽ không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của LMS và LCM

Xác định ngôn ngữ biểu diễn thông tin trao đổi giữa LMS, LCMS với lớp trung gian: Để linh hoạt trong việc cung cấp các thông tin trao đổi giữa LMS,

LCMS với lớp trung gian, kiến trúc thông tin sẽ biểu diễn thông qua chuẩn XML

Xác định môi trường truyền thông: Để có thể thực hiện việc truyền thông

giữa LMS, LCMS với lớp trung gian cần một chuẩn truyền thông trên mạng. Như đã trình bày trong phần bài toán, để tận dụng các chuẩn truyền thông hiện có, giao

tiếp giữa lớp trung gian và các LMS, LCMS sẽ được thực hiện thông qua giao thức HTTP, chuẩn truyền thống được hỗ trợ bởi nhiều hệ điều hành và phần mềm

3.3.1. Mô hình chức năng lớp giao tiếp giữa LMS, LCMS với kho lưu trữ

3.3.1.1. Các hàm phc v LCMS

Với nhiệm vụ quản trị nội dung trong kho lưu trữ trung tâm, LCMS sẽ đòi hỏi các hàm với các chức năng sau:

a. Quản trị khóa học:

• Lấy danh sách các khóa học hiện có

• Thêm một khóa học

• Cập nhật thông tin về khóa học

• Xóa một khóa học

b. Quản trị bài giảng:

• Lấy danh sách các bài giảng theo phân loại

• Thêm một bài giảng

• Cập nhật thông tin về bài giảng

• Xóa một bài giảng

• Đưa các tài nguyên và quan hệ thứ tự vào bài giảng

3.3.1.2. Các hàm phc v LMS

Với chức năng cơ bản là hệ thống quản lý việc học của học viên, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp đến học viên các nội dung bài giảng theo yêu cầu, LMS sẽ đòi hỏi các hàm với các chức năng sau:

• Truy vấn kiến trúc một khóa học

• Truy vấn kiến trúc của một bài giảng

• Truy vấn một tài nguyên trong bài giảng

3.3.1.3. Các hàm chng thc

Nhiệm vụ chính của các hàm này là cung cấp môi trường chứng thực các LMS, LCMS với lớp trung gian nhằm:

• Xác thực LMS, LCMS

• Xác định phạm vi quản lý và truy cập của LCMS, LMS

• Theo dõi và quản lý các phiên truy cập nhằm cung cấp các thống kê về sau

Việc chứng thực có thể thực hiện theo cơ chế chứng thực theo từng phiên bởi chính lớp trung gian hoặc thực hiện thông qua một đại diện chứng thực bên ngoài LDAP.

3.3.2. Mô hình phân phối nội dung bài giảng đến học viên

Như đã trình bày trong phần bài toán, việc giao tiếp giữa LMS, LCMS với lớp trung gian phải trong suốt đối với học viên. Theo đó, khi tham gia vào khóa học, giống như với các mô hình bình thường, học viên sử dụng trình duyệt để kết nối vào hệ thống LMS. Sau quá trình xác thực, học viên sẽ yêu cầu LMS cung cấp nội dung bài giảng. Để thực hiện yêu cầu này, LMS phải kết nối đến kho lưu trữ trung tâm thông qua lớp giao tiếp trung gian để yêu cầu nội dung. Vấn đề cần giải quyết tại đây trong mô hình này là xác định cách thức bài giảng được được phân phối từ kho lưu trữ đến máy của học viên. Có thể sử dụng một trong số các giải pháp sau:

Phân phối qua LMS: Với giải pháp này, các tài nguyên bài giảng sẽ được truyền từ kho lưu trữ về hệ thống LMS sau đó được phân phối tiếp từ đây đến máy của học viên.

Hình 3.2 Phân phối qua LMS

Ưu đim:

• Không phải thay đổi mô hình cung cấp tài nguyên giữa LMS và học viên

• Quá trình trao đổi giữa LMS và kho lưu trữ trung tâm là hoàn toàn trong suốt đối với học viên

• Quá trình xác thực đơn giản vì kho lưu trữ chỉ cần xác thực duy nhất hệ LMS

Nhược đim:

• Dữ liệu cần đi qua LMS mới đến được học viên, tăng công việc xử lý cho LMS

• Tốc độ đáp ứng của LMS sẽ chậm khi có nhiều học viên cùng kết nối Để khắc phục nhược điểm này, có thể bổ sung cơ chế lưu bộ đệm cho LMS nhằm tăng tốc độ đáp ứng của LMS đối với học viên.

Phân phối trực tiếp: Sử dụng phương pháp này, sau khi LMS kết nối với kho lưu trữ để yêu cầu bài giảng, toàn bộ nội dung bài giảng sẽ được phân phối đến thẳng đến học viên mà không cần phải thông qua LMS như phương pháp đầu.

Ưu đim:

• Tốc độ đáp truyền bài giảng từ kho lưu trữ đến học viên sẽ nhanh hơn do không phải qua LMS trung gian

Nhược đim:

• Cần xây dựng cơ chế chứng thực phức tạp hơn để chứng thực học viên với kho lưu trữ

• Việc giao tiếp giữa LMS và lớp trung gian có thể không còn là trong suốt đối với học viên

CHƯƠNG 4: TRIN KHAI

Trong chương này luận văn sẽ trình bầy các nội dung triển khai thực tế nhằm xây dựng một mô hình chia sẻ nội dung đã được đề cập ở chương 3. Nội dung của chương được chia làm 2 phần: phần đầu là các nội dung đã triển khai, trong đó trình bày mô mô hình thực nghiệm mà luận văn đã tiến hành; phần tiếp theo là các kết quả thu được trong bước đầu triển khai cùng với các đánh giá và đề xuất hướng nghiên cứu triển khai tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử (Trang 44)