SCORM CAM Mô hình đóng gói nội dung của SCORM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử (Trang 29)

Mục tiêu là các hướng dẫn kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình đóng gói bài giảng, do đó nội dung của tài liệu này là:

• Định nghĩa các thành phần của bài giảng

• Quy trình đóng gói các thành phần bài giảng

• Cách thức đặc tả các thành phần trong bài giảng

• Các luật sắp xếp các thành phần trong bài giảng

Trong tài liệu này, các nội dung trên được thể hiện thông qua việc mô tả mô hình nội dung của bài giảng (bài giảng gồm những thành phần cơ bản nào, mối liên hệ, ràng buộc) và các thức đóng gói hay cách thức kết hợp các nội dung này để có phân phối cho các hệ thống khác.

2.2.2.1. Mô hình ni dung

Chuẩn SCORM mô tả mô hình nội dung của một bài giảng từ 4 thành phần cơ bản:

Asset là thành phần nhỏ nhất của một bài giảng theo chuẩn SCORM. Một Asset có thể đơn giản chỉ là một file văn bản, trang web tĩnh hay cũng có thể là các dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, video clip hoặc hình ảnh động v.v.. Các Asset có thể chứa các Asset con ở bên trong nó

Hình 2.3 Asset

Thông tin về các Asset được mô tả trong các Asset-metadata riêng để phục vụ việc tìm kiếm và sử dụng lại các Asset.

b. SCO (Sharable Content Object)

SCO hay đối tượng nội dung có thể chia sẻ là tập hợp của một hay nhiều Asset, điểm khác biệt cơ bản giữa Asset và SCO là SCO có thể giao tiếp với LMS thông qua các API và LMS cũng có thể theo dõi bất kỳ SCO nào thông qua môi trường thực thi SCORM RTE. Yêu cầu cơ bản đối với SCO là nó phải độc lập đối với khóa học, việc độc lập với khóa học cho phép SCO có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, cho nhiều khóa học khác nhau.

Hình 2.4.Sharable Content Object (SCO) c. Content Organization

Hình 2.5.Content Organization

CO hay lược đồ nội dung là sơ đồ cho biết mối liên hệ giữa các hoạt động (tên gọi tắt cho một đơn vị bài giảng có cấu trúc). Mỗi hoạt động lại có thể bao chứa các hoạt động khác hoặc đơn giản mỗi hoạt động có thể là một SCO hoặc một Asset thể hiện nội dung của hoạt động.

CO cũng được mô tả bởi các siêu dữ liệu, mỗi hoạt động đều được ánh xạ đến siêu dữ liệu của mình do đó hoàn toàn có thể sử dụng lại các siêu dữ liệu này cho các CO khác nhau, bởi vậy cấu trúc siêu dữ liệu của CO còn được gọi là “Đa tổ chức nội dung”

Bên cạnh đó CO còn chứa các thông tin về sắp xếp thứ tự của các hoạt động, LMS sẽ dựa vào các thông tin này để thực hiện việc phân phối và kiểm soát nội dung trong thời gian chạy.

d. Siêu dữ liệu

Siêu dữ liệu hay dữ liệu về dữ liệu trong SCORM được xây dựng trên cơ sở các siêu dữ liệu được đề xuất bởi IEEE LTSC LOM dùng để mô tả các thông tin liên quan đến nội dung bài giảng. Siêu dữ liệu SCORM gồm năm thành phần:

Siêu d liu kết hp ni dung: Siêu dữ liệu mô tả cách kết hợp các nội dung trong gói bài giảng (gói nội dung). Bên cạnh đó siêu dữ liệu này còn được sử dụng cho các mục đích tìm kiếm.

Siêu d liu t chc ni dung: Đây là siêu dữ liệu mô tả Tổ chức nội

dung. Mục đích của siêu dữ liệu này là cho phép tìm kiếm trong kho nội dung và cung cấp thông tin về cấu trúc nội dung.

Siêu d liu hot động: Đây là siêu dữ liệu mô tả Hoạt động. Mục đích của việc sử dụng siêu dữ liệu này là cung cấp thông tin để LMS có thể truy xuất được tới các hoạt động trong kho nội dung. Do đó siêu dữ liệu phải mô tả được toàn bộ hoạt động học theo dự định của người xây dựng bài giảng.

SCO: Siêu dữ liệu dùng trong SCO để cung cấp thông tin về nội dung trong SCO, giúp cho SCO có khả năng tái sử dụng và tìm kiếm được trong kho nội dung.

Asset: Siêu dữ liệu dùng để mô tả Asset, giúp cho Asset có khả năng tái sử dụng và tìm kiếm được trong kho nội dung.

2.2.2.2. Quy trình đóng gói bài ging

Sau khi đã có nội dung, điều quan trọng là làm cho nội dung đó có thể được sử dụng bởi học viên, bởi các hệ thống quản trị nội dung cũng như bởi các hệ thống

quản học (LMS). Đặc tả đóng gói nội dung IMS là tập hợp các hướng dẫn nhằm cung cấp một cách thức chuẩn để cấu trúc và chuyển đổi nội dung học.

Mỗi gói nội dung theo chuẩn đặc tả IMS bao gồm 02 phần chính

• Một tài liệu XML mô tả cấu trúc nội dung và cách thức kết hợp các tài nguyên của gói bài giảng, được đặt tên là Manifest (imsmanifest.xml) và được đặt thư mục gốc trong cấu trúc thư mục của gói bài giảng. File Manifest không cố định, nó có thể là những mô tả cho một phần khóa học, toàn bộ khóa học hoặc thậm chí là nhiều khóa học, hay đơn giản chỉ là tập hợp các nội dung cần chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác. Cấu trúc của một file Manifest được chia làm 4 phần

o Meta-data: là dữ liệu mô tả toàn bộ gói nội dung.

o Organizations: chứa cấu trúc nội dung hay tổ chức tài nguyên học để tạo nên các bài giảng độc lập.

o Resources: xác định tài nguyên học dùng trong gói nội dung. o (sub)Manifest(s): mô tả các bài giảng con (có thể sử dụng độc

lập được).

Hình 2.6 Gói nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử (Trang 29)