Chi phí sản xuất cho lần thu hoạch cải xà lách xoong hiện tại

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Chi phí cho việc sản xuất cải xà lách xoong cho lần thu hoạch hiện tại cũng bao gồm các chi phí như: chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí điện, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi phí thuê đất, chi phí khấu hao cơ bản...các khoản chi phí này sẽđược thể hiện rõ hơn ở bảng 4.11:

40

Bảng 4.11:Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch hiện tại trên 1000m2

ĐVT: 1000 đồng/1000m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí phân bón 275 1302 693,549 194,603 Chi phí thuốc BVTV 150 3500 1.238,272 687,399 Chi phí điện 91,11 259,52 164,242 41,243

Chi phí lao động gia đình

240 1620 913,272 351,208

Chi phí lao động thuê 0 1.620 952,840 276,990

Chi phí thuê đất 0 18.000 1.061,728 3.096,755

Chi phí khấu hao cơ bản 50,867 1.240,278 208,770 142,551

Tổng chi phí sản xuất 2.102,87 22.833,75 5.232,672 3.270,109

Chi phí sản xuất/vụ/năm 14,830 753,299 64,887 87,778

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Bảng 4.12: Tỷ trọng các khoản chi phí trong tổng chi phí cho lần thu hoạch hiện tại

Khoản mục Tỷ trọng (%)

Chi phí phân bón 15,4

Chi phí thuốc BVTV 25,8

Chi phí điện 3,7

Chi phí lao động gia đình 21,2

Chi phí lao động thuê 21,3

Chi phí thuê đất 8,2

Chi phí khấu hao cơ bản 4,4

Tổng 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Chi phí trong lần thu hoạch hiện tại có sự thay đổi hẳn so với cơ cấu chi phí ban đầu, từ bảng 4.11 ta có được:

Chi phí phân bón: trong lần thu hoạch này thì chi phí phân bón đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí, do giai đoạn này nông dân sư dụng lượng phân bón tương đối nhiều so với ban đầu. Mức chi phí chi cho phân bón chiếm

41

15,4% trong tổng cơ cấu chi phí, chi phi đạt mức thấp nhất là 275 đồng/1000m2, chi phí cao nhất là 1.302 đồng/1000m2 và mức trung bình là 693,549 đồng/1000m2. Đối với xà lách xoong thì nông dân chỉ sử dụng các loại phân bón chủ yếu như: NPK 16 – 16 – 8, URÊ, và phân DAP nhưng rất ít hộ sử dụng loại phân này.

- Phân đạm (N): có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, nhất là thời kỳ đầu. Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu, lá nhỏ, chuyển vàng, ít phân cành, quang hợp yếu, năng suất giảm. Thiếu đạm rất phổ biến trên đất cát, đất có ít chất hữu cơ và bất kỳđất nào gieo trồng liên tục mà không bổ sung đạm. Đất đầm lầy rất dễ bị thiếu đạm, vì sự ngập nước dẫn đến sự mất đạm do vi khuẩn trong đất. - Phân lân (P): có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Thiếu lân năng suất giảm, phẩm chất kém mà không gây triệu chứng rõ rệt. Vì vậy khó nhận ra rối loạn này cho đến khi triệu chứng biểu hiện nặng.

- Phân kali (K): đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ, đẩy mạnh khả năng quang hợp, hình thành và vận chuyển hyđratcacbon về rễ, thiếu kali khoai lang chậm lớn. Thiếu kali thường xuất hiện trên đất cát và đất dễ thấm, trong khi đó đất tro núi lửa cung cấp đủ kali.

Chi phí thuốc BVTV: chi phí này chiếm một tỷ lệ khá lớn 25,8% trong tổng chi phí của nông dân, do trong giai đoạn này mang tính chất quyết định năng suất cuối cùng nên nông dân chi nhiều cho khản chi phí này. Chi phí thấp nhất là 150 đồng/1000m2, trung bình là 1.238,272 đồng/1000m2 và cao nhất là 3.500 đồng/1000m2. Trong lần thu hoạch này thì nông dân sử dụng liều lượng thuốc nhiều hơn nên làm tăng chi phí, các loại thuôc nông dân thường sử dụng như thuốc trừ sâu, thuốc duyệt cỏ, thuốc dưỡng...

Chi phí điện: Chi phí điện chiếm 3,7% trong tổng chi phí. Mức chi phí thấp nhất cho loại nhiên liệu này là 91,11 đồng/1000m2, cao nhất là 259,52 đồng/1000m2 và trung bình là 164,242 đồng/1000m2. Tuỳ theo sự tính toán cho nhu cầu tưới nước của mỗi hộ mà chi phí này khác nhau.

Chi phí lao động gia đình: Chi phí lao động gia đình chiếm khoản 21,2% trong tổng chi phí, do có những công đoạn sản xuất cải xà lách xoong cũng tương đối dễ làm nên nông hộ tận dụng nguôn lao động gia đình nhằm giảm đi phần chi

42

phí thuê mướn lao động. Chi phí lao động gia đình nhỏ nhất là 240 đồng/1000m2, cao nhất là 1.620 đồng/1000m2 và trung bình là 952,840 đồng/1000m2.

Chi phí lao động thuê: đối với cải xà lách xoong do có co chu kỳ thu hoạch ngắn nên việc chăm sóc và theo dõi sự sinh trưởng là rất quan trọng, có những công đoạn cần nhiều thơi gian để thực hiện nên nông hộ cần phải thuê thêm lao động để làm như: làm cỏ, tưới nước, bón phân hay thu hoạch...do đó chi phí thuê lao động cũng chiếm một khoản khá lớn là 21,3% trong tổng chi phí của nông hộ trong giai đoạn thu hoạch hiện tại này. Chi phí lao động thuê thấp nhất là 0 đồng/1000m2, cao nhất là 1.620 đồng/1000m2 và trung bình là 952,840 đồng/1000m2.

Chi phí thuê đất: đây là khoản chi phí phát sinh của những nông hộ không có đất canh tác, hoặc muốn mở rộng diện tích đất canh tác mà họ phải thuê đất để canh tác. Chi phí này chiếm khoản 8,2% trong tổng chi phí của những hộ nông dân có thuê đất. Chi phí thuê đất nhỏ nhất là 0 đồng/1000m2, cao nhất là 18.000 đồng/1000m2 và trung bình là 1.061,728 đồng/1000m2.

Chi phí khấu hao cơ bản: chi phí khấu hao cơ bản chỉ chiếm 4,4% trong tổng chi phí của nông hộ. Mức chi phí trung bình là 208,770 đồng/1000m2, chi phi thấp nhất 50,867 đồng/1000m2, chi phí cao nhất là 1.240,278 đồng/1000m2.

4.2.2 Phân tích doanh thu – lợi nhuận của nông hộ trồng cải xà lách xoong ở thị xã Bình Minh tỉnh Vinh Long

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)