ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 42)

BÌNH MINH

Cải xà lách xoong Bình Minh được biết đến với vị cay nồng, ngọt, đúng chất của cải xà lách xoong, đây là đặc điểm khác biệt của cải xà lách xoong Bình Minh với những nơi khác.

Cải xà lách xoong Bình Minh được sản xuất theo hướng an toàn, có logo, nhà sơ chế đóng gói bao bì và có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, cải xà lách xoong Bình Minh đã đạt được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cấp và sắp tới sẽđược chứng nhận Việt GAP với diện tích 4,2 ha.

30

Trong nhiều năm qua, nông dân trồng cải xà lách xoong chủ yếu bán tự do cho thương lái, giá cảđược thương lượng giữa người mua và người bán chứ chưa có hợp đồng cố định. Siêu thị là mục tiêu mà thị xã Bình Minh hướng đến cho sản phẩm cải xà lách xoong trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm này phát triển hơn.

31

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN AN THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG CỦA CÁC HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.1 Đặc điểm chung của các hộ trong mẫu

Thông qua số liệu thu thập từ 81 hộở xã Thuận An, ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các hộ trồng cải xà lách xoong được thể hiện trong bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng cải xà lách xoong ở xã Thuận An Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số nhân khẩu Người/hộ 4,296 0,941 3 7 Tổng diện tích đất Ha 2,191 1,309 1 7 Diện tích đất canh tác Ha 2,278 1,043 1 5,5 Kinh nghiệm Năm 17,419 7,476 3 50 Trình độ học vấn Năm đi học 7,445 2,720 0 12 Tuổi chủ hộ Năm 45,728 9,395 30 80 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014) 4.1.2 Nguồn lao động

Lao động là nguồn lực hết sức quan trọng trong các hoạt động sản xuất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy số nhân khẩu trong hộ cung tương đối cao thấp nhất là 3 người, cao nhất là 7 người trên hộ. Số người trung bình trong mỗi hộ khoản 5 người, số người trong độ tuổi lao động trung bình là 3người/hộ. Với lực lượng lao động gia đình sẵn có

32

như vậy có thểđáp ứng được nguồn lực sản xuất cải xà lách xoong mà không cần phải thuê nhiều lao động, lao động gia đình có thể trực tiếp tham gia các khâu như gieo trồng, xịt thuốc, bón phân, làm cỏ và làm giảm đi một phần chi phí từ thuê mướn lao động. Tuy nhiên lúc chuẩn bịđất để trồng cần phải thuê lao động toàn bộ nên làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.

4.1.3 Trình độ học vấn của nông hộ

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ trồng cải xà lách xoong phân theo cấp Cấp học Số quan sát Tỷ trọng (%) Mù chữ 1 1,23 Cấp 1 14 17,28 Cấp 2 50 61,73 Cấp 3 16 19,75 Đại học 0 0 Tổng 81 100 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy trình độ học vấn của nông dân trồng cải xa lách xoong cũng tương đối thấp so với mặt bằng chung. Nông dân học đến cấp 1 và cấp 2 chiếm đến 79,01% trong tổng số quan sát điều tra. Điều này cho thấy sự khó khăn trong việc triển khai các chương trình tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân. Vì vậy, có thể làm hiệu quả sản xuất mang lại không cao.

4.1.4 Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cải xà lách xoong

Qua điều tra khảo sát trên địa bàn nghiên cứu thì nhu cầu vốn giữa các hộ là khác nhau, được thể hiện trong bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.3: Tình hình vay vốn trồng cải xà lách xoong ở xã Thuận An

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Vay vốn Vay 5 6,17

Không Vay 76 93,83

33

Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, bất kì hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện được. Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy hầu hết các hộđều sử dụng nguồn vốn nhà, vốn sẵn có của mình để sản xuất cải xa lách xoong chiếm 76 hộ trong 81 hộ khảo sát tương đương vơi tỷ lệ là 93,83%, chỉ có 5 hộ trong 81 hộ khảo sát là vay thêm vốn sản xuất tương đương tỷ lệ là 6,17%. Trong những hộ vay vốn đó nguồn vốn vay chủ yếu là ở ngân hàng NN & PTNT ở huyện, cũng có hộ vay từ hàng xóm hoặc bạn bè. Từ nguồn vốn vay được nông hộ sử dụng cho việc mua giống, làm đất, mua phân bón, thuốc BVTV hoặc thuê lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất cải xà lách xoong.

4.1.5 Nguồn lực đất đai canh tác

Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất trong sản xuất cải xà lách xoong

ĐVT: ha Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất 1 7 2,191 1,309 Diện tích đất trồng cải xà lách xoong 1 5,5 2,278 1,043 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Trong tổng diện tích đất của mà người dân sử dụng ngoài phần diện tích đất thổ cư dùng để xây dựng nhà ở thì nông dân sử dụng phần đất còn lại với nhiều mục đích khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi... với nhũng phần diện tích không đồng đều nhau. Chủ yếu tập trung vào những mô hình có năng suất cao, thu về được nhiều lợi nhuận hơn.

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy: diện tích trồng cải xà lách xoong của các nông hộ nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất là 5,5 ha và trung bình là 2 ha trên hộ. Nhìn chung thì diện tích canh tác của nông hộ không lớn, không đồng đều giữa các hộ, nhưng do thiếu vốn canh tác nên rất ít hộ mở rộng thêm diện tích đât trồng cải xà lách xoong. Xà lách xoong là một trong những cây chủ lực của xã Thuận An, mang lại nguồn lợi nhuận cao cho nông hộ nên nông dân cũng đang dần cải thiện kỹ thuật canh tác và đầu tư thêm vốn để phát triển sản xuất.

34

4.1.6 Năm kinh nghiệm trồng cải xà lách của chủ hộ

Kinh nghiệm là yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng cải xà lách xoong của nông hộở đây được xem như là số năm nông dân bất đầu trồng cải xà lách xoong cho đến nay. Nếu số năm trồng cải xà lách xoong của nông hộ nhiều thì họ sẽ tích luỹđược nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sản xuất.

Bảng 4.5: Số năm kinh nghiệm sản xuất cải xà lách xoong của nông hộ

ĐVT: Năm Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ 30 80 45,753 9,401

Năm kinh nghiệm 3 50 17,419 7,476

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy trong 81 hộ được khảo sát, thì số năm kinh nghiệm canh tác nhỏ nhất của nông hộ là 3, lớn nhất là 50 và trung bình là 17 năm. Do số năm kinh nghiệm canh tác của nông hộ cũng tương đối cao nên phần nào góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong cho nông hộ.

4.1.7 Tham gia tập huấn kĩ thuật

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là điều hết sức cần thiết đối với nông hộ. Bởi vì khoa học kỹ thuật có thể làm tăng năng xuất của nông hộ lên rất nhiều.

Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong của nông hộ

Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 10 12,35

Không tham gia tập huấn

71 87,65

Tổng 81 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy trong 81 hộ được khảo sát thì chỉ có 10 hộ là được tập huấn kỹ thuật về trồng cải xà lách xoong, đây là một hạn chế lớn của xã Thuận An, chưa khai thác được hết tiềm năng trong sản xuất cải xà lách xoong. Do đó, công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân cần được đầu tư nhiều

35

hơn, đa dạng hơn trong các chương trình tập huấn để nông dân nắm bắt được nhiều kiến thức khoa học, kỹ thuật hơn trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

4.1.8 Nguồn thông tin về kĩ thuật sản xuất

Nguồn thông tin kỹ thuật đây cũng là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giúp nông hộ cập nhật tin tức, bồi dưỡng thêm kinh nghiệm sản xuất đểđạt được hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.7: Nguồn thông tin về kỹ thuật sản xuất của nông hộ

Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng (%) Cán bộ khuyến nông 12 14,81 Từ hợp tác xã 1 1,23 Người quen 13 16,05 Thông tin từ hàng xóm, bạn 55 67,90 Tổng 81 100% (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Dựa vào bảng 4.6 ta thấy trong 81 hộ được khảo sát thì có 55 hộ có nguồn thông tin kỹ thuật chủ yếu là thông tin từ hàng xóm, bạn bè, tương đương 67,90%. Chỉ có 1 hộ là được tiếp cận vơi nguồn thông tin từ hợp tác xã tương đương 1,23% và 12 hộ có được nguồn thông tin từ cán bộ khuyến nông tương đương 14,81%, 13 hộ còn lại họ có được nguồn thông tin từ những người quen tương đương 16,05%. Qua đó cho ta thấy nguồn thông tin kỹ thuật trong sản xuất cải xà lách xoong cần phải được cung cấp nhiều hơn cho nông dân, và tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận một cách thuận lợi nhất để nông dân có thể áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất.

4.1.9 Nguồn giống sản xuất

Giống là một trong những đầu vào quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Đối với cải xà lách xoong cũng vậy, việc chọn giống của nông hộ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng. Bảng 4.8 cho biết nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng để trồng.

36

Bảng 4.8: Nguồn gốc cây giống

Khoản mục Tỷ trọng (%)

Giống tự sản xuất 0

Giống mua từ hàng xóm, người quen 100

Giống mua tại cơ sở sản xuất giống 0

Khác 0

Tổng 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Theo số liệu bảng 4.8 cho ta thấy trong 81 hộ điều tra khảo sát thì 100% nộng hộ đều sử dụng nguồn giống ởđịa phương để trồng. Nguyên nhân mà nông hộ sử dụng nguồn giống này là do thuận tiện, chi phí giống thấp và làm theo phong trào ởđịa phương.

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH CỦA CÁC HỘ TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG

4.2.1 Phân tích chi phí 4.2.1.1 Chi phí cơ bản 4.2.1.1 Chi phí cơ bản

Cải xà lách xoong là loại rau trồng lưu gốc và có vòng đời thuộc loại trung bình, qua điều tra tại địa phương bằng việc đi phỏng vấn các nông hộ thì chu kỳ sản xuất của cải xà lách xoong là khoảng 10 năm. Sau khi trồng thì khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch rau. Tuy nhiên chi phí ban đầu để mua máy móc thiết bị, phân bón, cây giống và chi phí làm đất cũng như trồng rau không phải là nhỏ. Các khoản chi phí đầu tư ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cho cả quá trình sản xuất. Chi phí đầu tư cơ bản trên 1000m2 cho việc trồng cải xà lách xoong được thể hiện ở bảng 4.8:

37

Bảng 4.9: Chi phí đầu tư cơ bản trên 1000m2/vụ cho việc trồng cải xà lách xoong ĐVT: 1000đồng/1000m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí giống 25 166,67 71,17 29,08 Chi phí vận chuyển 0 160 50,741 63,694 Chỉ phí trồng 6 19 11,16 3,22 Chi phí chuẩn bị đất 16,67 83,33 47,65 10,38 Chi phí phân bón 0 300 41,580 83,764 Chi phí bón phân 0 85 12,377 25,458

Chi phí máy móc, thiết bị 30 702,78 115,25 82,05

Tổng chi phí 50,87 1.240,28 208,770 142,551

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Bảng 4.10: Tỷ trọng các khoản chi phí ban đầu trong tổng chi phí ban đầu

Khoản mục Tỷ trọng (%) Chi phí giống 23,6 Chi phí vận chuyển 0,3 Chi phí trồng 3,9 Chi phí chuẩn bị đất 16,3 Chi phí phân bón 0,2 Chi phí bón phân 0,07

Chi phí máy móc, thiết bị 55,63

Tổng 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Bảng 4.9 thể hiện các khoản chi phí đầu tư cơ bản khi trồng cải xà lách xoong và các khoản chi phí cụ thể như sau:

Về chi phí giống: giống là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Nhưđã phân tích ở bảng 4.8 thì 100% nông hộ sử dụng nguồn giống từ hàng xóm, người quen là do thuận tiện, làm theo phong trào, chi phi giống thấp và tốn chi phi vận chuyển không nhiều. Tuy nhiên chi phí giống lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí chiếm đến 23,6%, chi phí

38

thấp là 1.500 đồng, cao nhất là 10.000 đồng và trung bình là 4.270,062 đồng. Mức chi phí giống có sự chênh lệch nhiều giữa các hộ là do lúc ban đầu mỗi người sử dụng lượng giống khác nhau, do quan điểm trồng nhiều thì sẽ thu hoạch được năng suất cao hơn trồng ít. Ngoải ra trồng nhiều hay ít là do khả năng nguồn lực của mỗi hộ

có giới hạn khác nhau, những hộ nào có nhiều vốn thường sẽ trồng với số lượng giống nhiều hơn và trong các nông hộđược khảo sát thì có số lượng trồng nhiều nhất là 1.200 kg/1000m2 chiếm 1,23%, thấp nhất là 500 kg/1000m2 chiếm 1,23% và trung bình là 900 kg/1000m2 chiếm 17,28%.

Về chi phí vận chuyển: do nông hộ sử dụng nguồn giống tại chỗ nên chi phí vận chuyển cũng không nhiều lắm, giúp nông hộ giảm được một phần chi phí trong tổng chi phí. Thông qua bảng 4.9 ta thấy chi phí vận chuyển chiếm 0,3% trong tổng chi phí, chi phí nhỏ nhất là 0 đồng/1000m2, lớn nhất 160 đồng/1000m2 và trung bình là 50,741 đồng/1000m2.

Chi phí trồng: chi phi trồng bao gồm cả chi phí lao động gia đình và chi phí thuê lao động lúc ban đầu, chi phí này chiếm khoản 3,9% trong tổng chi phí sản xuất. Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy chi phí trồng nhỏ nhất là 360 đồng/1000m2, cao nhất là 1.140 đồng/1000m2 và trung bình là 669,506 đồng/1000m2. Do giai đoạn trồng cũng dễ thực hiện nên lao động gia đình cũng góp phần làm giảm đi một phần chi phí thuê lao động.

Chi phí chuẩn bị đất: đây là khâu quan trọng và khó thực hiện nên nông hộ thuê lao động chuyên làm đất để thực hiện cho mình là chủ yếu, khoản chi phí này chiếm khoảng 16,27% tổng chi phí. Qua bảng 4.9 ta thấy chi phí chuẩn bịđất thấp nhất là 1.000 đồng/1000m2, cao nhất là 5.000 đồng/1000m2 và trung bình là 2.859,259 đồng/1000m2.

Chi phí phân bón: trong giai đoạn cơ bản ban đầu nông dân không dùng nhiều phân bón, chỉ có một số hộ dùng phân chuồng để lót trước khi đặt cây giống xuống, chi phí này chiếm khoản 0,2% , do đây là giai đoạn đầu nên chỉ có một số ít hộ sử dụng phân bón lót. Chi phí phân bón thấp nhất trong giai đoạn này là 0 đồng/1000m2, cao nhất là 300 đồng/1000m2 và trung bình là 41,58 đồng/1000m2.

39

Chi phí bón phân: phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của hoạt động sản xuất cải xà lách xoong. Do trong giai đoạn đầu nông dân sử dụng ít phân bón nên chi phí bón phân trong giai đoạn này chỉ chiếm 0,07% trong tổng chi phí. Chi phí bón phân nhỏ nhất là 0 đồng/1000m2, lớn nhất là 85 đồng/1000m2 và trung bình là 12,377 đồng/1000m2.

Chi phí máy móc, thiết bị: Đối với các loại rau màu thì nhu cầu tưới nước là rất quan trọng cho sự sinh trưởng của cây. Chính vì thế chi phí cho việc mua các loại máy móc, thiết bị là rất quan trọng. Máy móc thường dùng là máy bơm nước như motor chạy bằng điện. Do nông dân sản xuất theo phong trào nên hầu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)