Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 39)

Chọn giống: Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ởđịa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Thời vụ: Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp Tết tháng 11 – 12 dương lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao.

27

- Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7, cây không phát triển tốt trên đất cát hoặc phèn mặn.

- Lên liếp chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa liếp rộng 30 – 40 cm, cao hơn mặt liếp 10 – 20 cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất trồng phải được phơi phô từ 1 – 2 tuần để duyệt mầm bệnh.

- Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.

Bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1000 m2. Trước khi trồng ta cần bón lót phân super lân 50 kg và vôi bột 50 kg. Cụ thể:

+ Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng. + Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg. + Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng. + Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg. + Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng. + Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg.

+ Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê. Lưu ý: ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch.

Tưới nước: Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày). Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày).

Làm cỏ:

- Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học.

- Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar,.. dùng diệt cỏởđầu vụ.

- Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm).

- Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc.

Che mát: Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng ánh sáng).

28

- Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). - Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:

+ Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp: Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải. Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.

+ Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn): Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng, nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…).

+ Bệnh thán thư (nổ lá): Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng, Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,..

+ Bệnh đốm vằn: Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren,

Rovral, Bonanza, Anvil,…

Thu hoạch: Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch. Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu hoạch lứa trước. Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm.

3.3.3 Diện tích - Sản lượng - Năng xuất cải xà lách xoong của thị xã Bình Minh

Xà lách xoong là loại rau được trồng rất nhiều ở thị xã Bình Minh, đặc biệt là hai xã Thuận An và xã Đông Bình. Năng suất một lần thu hoạch được 9 tấn/ha. Đây là vùng có truyền thống trồng cải xà lách xoong lâu đời với loại giống cải thân nhỏ, nổi tiếng chất lượng ngon.

Bảng 3.11: Diện tích – Năng suất – Sản lượng cải xà lách xoong thực tế của thị xã Bình Minh giai đoạn từ năm 2011 – 2013

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 594,9 446,15 940,5

Năng suất (tấn/ha) 276,05 312,07 214,72

Sản lượng (tấn) 16.422,10 13.923,10 20.194,40

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Nhìn vào bảng 3.11 ta thấy diện tích trồng cải xà lách xoong của thị xã có sự thay đổi từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể:

29

+ Năm 2011 – 2012: diện tích trồng xà lách xoong năm 2012 giảm 148,75 ha so với năm 2011 (tương đương 25%). Sản lượng giảm 2.519 tấn so với năm 2011 (tương đương 15,34%).

+ Năm 2012 – 2013: diện tích trồng xà lách xoong năm 2013 tăng 494,35 ha so với năm 2012, diện tích trồng xà lách xoong năm 2013 tăng gấp 2 diện tích trồng năm 2012, do giá xà lách xoong trong giai đoạn này tăng cao hơn, nên người dân chuyển sang canh tác xà lách xoong rất nhiều. Sản lượng tăng 6.271,3 tấn so với năm 2012.

3.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở XÃ THUẬN AN

Xã Thuận An có tổng diện tích nông nghiệp là 1648 ha, trong đó: 8 ha là ao, 1012 ha lúa, 262 ha đất chuyên màu và 366 ha là vườn. Đất phi nông nghiệp là 1885 ha.

Diện tích xà lách xoong của xã Thuận An là 110 ha, phân bố chủ yếu ở một số ấp như: ấp Thuận Tân, Thuận Phú A, Thuận Tiến B, Thuận Tiến C…

Năng suất 1 lần thu hoạch đạt 1,3 - 1,4 tấn/1000m2 . Mùa thuận của cải từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, mùa nghịch từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Với chu kỳ sinh trưởng bình quân 1 - 2 tháng/đợt, mỗi năm thu hoạch từ 6-7 đợt nên đạt sản lượng hằng năm trên 12.000 tấn sản phẩm, tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước như Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Tp Hồ Chí Minh….

3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH BÌNH MINH

Cải xà lách xoong Bình Minh được biết đến với vị cay nồng, ngọt, đúng chất của cải xà lách xoong, đây là đặc điểm khác biệt của cải xà lách xoong Bình Minh với những nơi khác.

Cải xà lách xoong Bình Minh được sản xuất theo hướng an toàn, có logo, nhà sơ chế đóng gói bao bì và có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, cải xà lách xoong Bình Minh đã đạt được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cấp và sắp tới sẽđược chứng nhận Việt GAP với diện tích 4,2 ha.

30

Trong nhiều năm qua, nông dân trồng cải xà lách xoong chủ yếu bán tự do cho thương lái, giá cảđược thương lượng giữa người mua và người bán chứ chưa có hợp đồng cố định. Siêu thị là mục tiêu mà thị xã Bình Minh hướng đến cho sản phẩm cải xà lách xoong trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm này phát triển hơn.

31

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN AN THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG CỦA CÁC HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.1 Đặc điểm chung của các hộ trong mẫu

Thông qua số liệu thu thập từ 81 hộở xã Thuận An, ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các hộ trồng cải xà lách xoong được thể hiện trong bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng cải xà lách xoong ở xã Thuận An Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số nhân khẩu Người/hộ 4,296 0,941 3 7 Tổng diện tích đất Ha 2,191 1,309 1 7 Diện tích đất canh tác Ha 2,278 1,043 1 5,5 Kinh nghiệm Năm 17,419 7,476 3 50 Trình độ học vấn Năm đi học 7,445 2,720 0 12 Tuổi chủ hộ Năm 45,728 9,395 30 80 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014) 4.1.2 Nguồn lao động

Lao động là nguồn lực hết sức quan trọng trong các hoạt động sản xuất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy số nhân khẩu trong hộ cung tương đối cao thấp nhất là 3 người, cao nhất là 7 người trên hộ. Số người trung bình trong mỗi hộ khoản 5 người, số người trong độ tuổi lao động trung bình là 3người/hộ. Với lực lượng lao động gia đình sẵn có

32

như vậy có thểđáp ứng được nguồn lực sản xuất cải xà lách xoong mà không cần phải thuê nhiều lao động, lao động gia đình có thể trực tiếp tham gia các khâu như gieo trồng, xịt thuốc, bón phân, làm cỏ và làm giảm đi một phần chi phí từ thuê mướn lao động. Tuy nhiên lúc chuẩn bịđất để trồng cần phải thuê lao động toàn bộ nên làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.

4.1.3 Trình độ học vấn của nông hộ

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ trồng cải xà lách xoong phân theo cấp Cấp học Số quan sát Tỷ trọng (%) Mù chữ 1 1,23 Cấp 1 14 17,28 Cấp 2 50 61,73 Cấp 3 16 19,75 Đại học 0 0 Tổng 81 100 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy trình độ học vấn của nông dân trồng cải xa lách xoong cũng tương đối thấp so với mặt bằng chung. Nông dân học đến cấp 1 và cấp 2 chiếm đến 79,01% trong tổng số quan sát điều tra. Điều này cho thấy sự khó khăn trong việc triển khai các chương trình tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân. Vì vậy, có thể làm hiệu quả sản xuất mang lại không cao.

4.1.4 Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cải xà lách xoong

Qua điều tra khảo sát trên địa bàn nghiên cứu thì nhu cầu vốn giữa các hộ là khác nhau, được thể hiện trong bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.3: Tình hình vay vốn trồng cải xà lách xoong ở xã Thuận An

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Vay vốn Vay 5 6,17

Không Vay 76 93,83

33

Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, bất kì hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện được. Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy hầu hết các hộđều sử dụng nguồn vốn nhà, vốn sẵn có của mình để sản xuất cải xa lách xoong chiếm 76 hộ trong 81 hộ khảo sát tương đương vơi tỷ lệ là 93,83%, chỉ có 5 hộ trong 81 hộ khảo sát là vay thêm vốn sản xuất tương đương tỷ lệ là 6,17%. Trong những hộ vay vốn đó nguồn vốn vay chủ yếu là ở ngân hàng NN & PTNT ở huyện, cũng có hộ vay từ hàng xóm hoặc bạn bè. Từ nguồn vốn vay được nông hộ sử dụng cho việc mua giống, làm đất, mua phân bón, thuốc BVTV hoặc thuê lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất cải xà lách xoong.

4.1.5 Nguồn lực đất đai canh tác

Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất trong sản xuất cải xà lách xoong

ĐVT: ha Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất 1 7 2,191 1,309 Diện tích đất trồng cải xà lách xoong 1 5,5 2,278 1,043 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Trong tổng diện tích đất của mà người dân sử dụng ngoài phần diện tích đất thổ cư dùng để xây dựng nhà ở thì nông dân sử dụng phần đất còn lại với nhiều mục đích khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi... với nhũng phần diện tích không đồng đều nhau. Chủ yếu tập trung vào những mô hình có năng suất cao, thu về được nhiều lợi nhuận hơn.

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy: diện tích trồng cải xà lách xoong của các nông hộ nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất là 5,5 ha và trung bình là 2 ha trên hộ. Nhìn chung thì diện tích canh tác của nông hộ không lớn, không đồng đều giữa các hộ, nhưng do thiếu vốn canh tác nên rất ít hộ mở rộng thêm diện tích đât trồng cải xà lách xoong. Xà lách xoong là một trong những cây chủ lực của xã Thuận An, mang lại nguồn lợi nhuận cao cho nông hộ nên nông dân cũng đang dần cải thiện kỹ thuật canh tác và đầu tư thêm vốn để phát triển sản xuất.

34

4.1.6 Năm kinh nghiệm trồng cải xà lách của chủ hộ

Kinh nghiệm là yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng cải xà lách xoong của nông hộở đây được xem như là số năm nông dân bất đầu trồng cải xà lách xoong cho đến nay. Nếu số năm trồng cải xà lách xoong của nông hộ nhiều thì họ sẽ tích luỹđược nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sản xuất.

Bảng 4.5: Số năm kinh nghiệm sản xuất cải xà lách xoong của nông hộ

ĐVT: Năm Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ 30 80 45,753 9,401

Năm kinh nghiệm 3 50 17,419 7,476

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy trong 81 hộ được khảo sát, thì số năm kinh nghiệm canh tác nhỏ nhất của nông hộ là 3, lớn nhất là 50 và trung bình là 17 năm. Do số năm kinh nghiệm canh tác của nông hộ cũng tương đối cao nên phần nào góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong cho nông hộ.

4.1.7 Tham gia tập huấn kĩ thuật

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là điều hết sức cần thiết đối với nông hộ. Bởi vì khoa học kỹ thuật có thể làm tăng năng xuất của nông hộ lên rất nhiều.

Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong của nông hộ

Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 10 12,35

Không tham gia tập huấn

71 87,65

Tổng 81 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy trong 81 hộ được khảo sát thì chỉ có 10 hộ là được tập huấn kỹ thuật về trồng cải xà lách xoong, đây là một hạn chế lớn của xã Thuận An, chưa khai thác được hết tiềm năng trong sản xuất cải xà lách xoong. Do đó, công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân cần được đầu tư nhiều

35

hơn, đa dạng hơn trong các chương trình tập huấn để nông dân nắm bắt được nhiều kiến thức khoa học, kỹ thuật hơn trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

4.1.8 Nguồn thông tin về kĩ thuật sản xuất

Nguồn thông tin kỹ thuật đây cũng là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giúp nông hộ cập nhật tin tức, bồi dưỡng thêm kinh nghiệm sản xuất đểđạt được hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.7: Nguồn thông tin về kỹ thuật sản xuất của nông hộ

Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng (%) Cán bộ khuyến nông 12 14,81 Từ hợp tác xã 1 1,23 Người quen 13 16,05 Thông tin từ hàng xóm, bạn 55 67,90 Tổng 81 100% (Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)

Dựa vào bảng 4.6 ta thấy trong 81 hộ được khảo sát thì có 55 hộ có nguồn thông tin kỹ thuật chủ yếu là thông tin từ hàng xóm, bạn bè, tương đương 67,90%. Chỉ có 1 hộ là được tiếp cận vơi nguồn thông tin từ hợp tác xã tương đương 1,23% và 12 hộ có được nguồn thông tin từ cán bộ khuyến nông tương đương 14,81%, 13 hộ còn lại họ có được nguồn thông tin từ những người quen tương đương 16,05%. Qua đó cho ta thấy nguồn thông tin kỹ thuật trong sản xuất cải xà lách xoong cần phải được cung cấp nhiều hơn cho nông dân, và tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận một cách thuận lợi nhất để nông dân có thể áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất.

4.1.9 Nguồn giống sản xuất

Giống là một trong những đầu vào quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Đối với cải xà lách xoong cũng vậy, việc chọn giống của nông hộ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng. Bảng 4.8 cho biết nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng để trồng.

36

Bảng 4.8: Nguồn gốc cây giống

Khoản mục Tỷ trọng (%)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)