TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ BÌNH MINH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 33)

3.2.1 Trồng trọt

3.2.1.1 Cây lúa

Lúa được coi là cây lương thực chủ yếu của nước ta từ xưa đến nay. Hằng năm diện tích lúa thường được mở rộng sản xuất, nhưng khoảng thời gian gần đây thì diện tích trồng lúa của thị xã Bình Minh giảm dần. Lý do chính là do các hộ nông dân của thị xã đã chuyển sang trồng cải xà lách xoong, khoai lang hoặc các loại rau màu khác để thay thế cây lúa ở các mùa vụ.

21

Bảng 3.4: Diện tích – Năng suất – Sản lượng lúa của thị xã Bình Minh từ năm 2011 – 2013 Năm Diện tích (Ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) 2011 10.396,30 56,2 58.426,30 2012 9.664,70 57,34 55.413,50 2013 10.017,80 57,65 57.754,00

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Nhìn vào số liệu bảng 3.4, diện tích trồng lúa có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2012 diện tích trồng lúa giảm 0,07% (giảm 731,6 ha) so với năm 2011, diện tích giảm chủ yếu là do nông dân giảm diện tích trồng lúa dể chuyển sang trồng màu, thực hiện các mô hình luân canh nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Qua năm 2013, diện tích trồng lúa có sự tăng lên 0,04% (tăng 353,1 ha), và sản lượng tăng 2.340,5 tấn so với năm 2012, đó cũng là kết quả của việc nông dân thực hiện mô hình luân canh nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.

Qua đó ta thấy tình hình sản xuất nông nghiệp của thị xã đang có sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất về thay đổi cây trồng, phá thế độc quyền trên cây lúa chuyển sang trồng những cây màu khác góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

3.2.1.2 Rau màu

Diện tích rau màu của thị xã Bình Minh tăng đáng kể trong những năm gần đây, do việc canh tác cây lúa đang gặp nhiều khó khăn như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa làm giảm năng suất hoặc mất mùa ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân, làm giảm nguồn thu nhập. Vì vậy, người dân đang dần chuyển sang canh tác rau màu để có được thu nhập ổn định hơn và giúp đất canh tác dần dần hồi phục nguồn dinh dưỡng.

22

Bảng 3.5: Diện tích – Sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh giai đoạn 2011 – 2013 Năm Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) 2011 4.310,30 86.472,60 2012 5.050,70 108.476,40 2013 5.576,50 119.902,50

Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối (Ha) 740,4 22.003,80

Tương đối (%) 17,18 25,45

Chênh lệch 2013/2012 Tương đối (Ha) 525,8 11.426,10

Tương đối (%) 10,41 10,53

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Qua bảng 3.5 ta thấy, năm 2012 diện tích cây màu tăng 17,18% so với năm 2011 và sản lượng tăng 25,45%. Diện tích tăng là do cây màu không chỉ có những vùng chuyên màu canh tác mà cây màu còn được luân canh trồng trên đất ruộng. Hai vụ lúa luân canh một vụ màu, được trồng nhằm nâng cao chất lượng đất và tăng năng suất cho vụ lúa tiếp theo. Thật vậy, năm 2013 diện tích trồng màu tăng 10,41% so với năm 2012 và sản lượng tăng 10,53%. Nhìn chung cây màu mang lại cho nông dân nguồn lợi nhuận cao hơn cây lúa nên nông dân ngày càng đầu tư và mở rộng diện tích trồng màu.

Bảng 3.6: Diện tích – Sản lượng một số loại rau màu của thị xã Bình Minh

2011 2012 2013 Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Xà lách xoong 594,9 16.422,1 446,15 13.923,1 940,50 20.194,4 Rau muống 163,20 2.290,8 168,2 2.433,7 154,9 2.328,4 Hẹ 22,70 985,2 23,1 1.019,4 41,7 932.7 Rau thơm, diếp cá 622,70 10.797,5 654,2 11.133,9 700,7 16.103,8

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Bảng 3.6 là một số loại rau màu của thị xã Bình Minh, ta thấy diện tích của chúng có sự tăng giảm qua các năm. Riêng cải xà lách xoong có sự thay đổi diện tích canh tác nhiều hơn so với các loại rau màu khác, năm 2012 giảm diện tích canh tác xà lách xoong giảm 148,75 ha ( tương đương 25%), sản lượng giảm

23

2.499 tấn (tương đương 15,22%) so vơi năm 2011. Năm 2013 tình hình sản xuất xà lách xoong có sự biến đổi khởi sắc hơn do giá tăng cao, diện tích canh tác tăng 494,35 ha, sản lượng tăng 6.271,3 tấn so với năm 2012.

3.2.1.3 Cây ăn trái

m 2013 tổng diện tích cây ăn trái của thị xã là 3.198,4 ha, giảm 7,1 ha (tương đương 0,22%) so với năm 2012. Vườn không được người dân đầu tư nhiều nên chậm phát triển, chủ yếu trồng sầu riêng, mận xanh đường, xoài, bưởi… do gá cả ổn định nên thu nhập từ vườn mang lại cho nông dân tương đối cao trên cùng một diện tích đất canh tác.

Bảng 3.7: Diện tích một số loại cây ăn quả của thị xã Bình Minh giai đoạn từ năm 2011 – 2013 ĐVT: Ha Năm 2011 2012 2013 Bưởi 1.935,4 1.947,2 1.950,2 Sầu Riêng 127,8 109,6 108,6 Xoài 218,9 224,8 224,6 Nhãn 198,0 191,3 165,1 Chôm Chôm 34,5 31,5 28,5 Chuối 65,8 67.7 69,9

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy diện tích trồng bưởi chiếm tỷ lệ rất lớn so với các loại cây khác, đó cũng là thế mạnh nổi tiếng của thị xã. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích trồng bưởi liên tục tăng do năng suất và giá bưởi tăng cao nên người dân trồng nhiều, năm 2013 diện tích trồng bưởi chiếm 60,97% diện tích trồng cây ăn trái, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Hoà. Bên cạnh đó, cũng có nhiều khó khăn do hệ thống thủy lợi chưa được hoàn chỉnh nên nông dân chưa mở rộng diện tích trồng bưởi nhiều.

3.2.2 Chăn nuôi

Nhìn chung các cơ sở thú y của thị xã đều hoạt động một cách có chất lượng nhất, do phần lớn các tổ trưởng mới cũng cốđều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên nên hoạt động khá hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

Bảng 3.8: Số lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh giai đoạn từ năm 2011 – 2013 ĐVT: Con Năm 2011 2012 2013 Trâu 53 73 132 1.430 1.358 1.194 Heo 13.747 13.655 13.779 328 302 124 Gia cầm 245.231 245.908 260.159

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Nhìn vào số liệu bảng 3.8 ta thấy: - Gia súc:

+ Chiếm quy mô lớn nhất là đàn heo với số lượng 13.665 con năm 2012 giảm 92 con (tương đương 0,67%) so với năm 2011. Năm 2013 thì số lượng lai tăng hơn 124 con (tương đương 0,91%) so với năm 2012. Đàn heo có xu hương tăng lên, do giá cả heo ở thời điểm này tương đối ổn định nên nông dân có thể phát triển đàn heo mạnh ở quy mô trang trại. Mặc dù, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y có tăng nhưng đầu tư có hiệu quảđạt năng suất cao nên việc chăn nuôi vẫn mang lại lợi nhuận cho nông dân.

+ Đàn bò chiếm quy mô cũng tương đối lớn trong gia súc, nhưng số lượng bò giảm qua các năm do điều kiện nuôi khó khăn, giá thịt bò luôn biến động nên nông dân chưa dám đầu tư vào để sản xuất mô hình này. Năm 2012 số lượng bò giảm 72 con (tương đương 5,01%) so với năm 2012. Năm 2013 đàn bò tiếp tục giảm 164 con (tương đương 12,1%), nhưng trong thời gian tới số đàn bò có thể tăng do giá cả bò cũng đang trên đà tăng trở lại.

- Gia cầm: quy mô đàn gia cầm tăng qua các năm, do giá thịt, trứng gia cầm tăng và tương đối ổn định, nên người chăn nuôi vẫn có lời. Vì vậy, đàn gia cầm được đầu tư phát triển mạnh, và có khả năng nuôi theo hướng công nghiệp với quy mô lớn.

25

Bảng 3.9: Sản lượng thịt gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh giai đoạn từ năm 2011 – 2013 ĐVT: Tấn Năm 2011 2012 2013 Trâu 35,5 6,2 8,7 179,5 166,1 164,8 Heo 2.516,00 2.398,80 2.392,00 Gia cầm 864,4 880,7 905,9

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Sản lượng thịt heo luôn đứng đầu, và chiếm tỷ lệ cao nhất của thị xã do nhu cầu tiêu thụ loại thịt này trong bữa ăn hằng ngày của người tiêu dùng là rất lớn. Sản lượng heo cao nhất là ở năm 2011 đạt 2.516,00 tấn. Sản lượng thịt gia cầm luôn tăng từ năm 2011 đến năm 2013, sản lượng cao nhất là 905,9 tấn năm 2013.

3.2.3 Thuỷ sản

Diện tích nuôi thủy sản của thị xã liên tục tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 diện tích tăng 10,52% so với năm 2011 và năm 2013 diện tích tăng 0,07%. Mặc dù diện tích nuôi thủy sản luôn tăng nhưng tăng không đáng kể chủ yếu tăng ở mô hình nuôi bán công nghiệp là chính.

Bảng 3.10: Diện tích sản lượng thuỷ sản của thị xã Bình Minh giai đoạn từ năm 2011 – 2013

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 76,96 85,06 85,12

Sản lượng (tấn) 2.574,90 2.553,80 2.351,17

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Riêng đối với mô hình nuôi cá tra xuất khẩu thì diện tích bị giảm nhiều do quy hoạch vùng nuôi là nuôi du lịch sinh thái kết hợp, giá cả đầu ra năm 2013 thấp và không ổn định làm cho những hộ nuôi thủy sản bị lỗ, diện tích nuôi cá tra bị thu hẹp, một số hộ phải bỏ hầm nuôi, sản lượng cá tra thu hoạch giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012, Hiện nay giá cá có sự khởi sắc hơn, bắt đầu tăng nhẹ trở lại và dần ổn định, những hộ nuôi thủy sản bắt đầu nuôi trở lại nhưng diện tích nuôi bị giới hạn do quy hoạch.

26

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH

3.3.1 Giới thiệu về cải xà lách xoong

Cải xà lách xoong có nguồn ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi Luật Tân, Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu Phi. Cải xoong giàu Calcium (64 mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,…

Ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. ỞĐồng bằng sông Cửu Long, Thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể.

Đặc tính sinh học: Thân cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 - 5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép có 3 – 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụởđốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập. Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4 – 5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 200C, ởđộ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên.

3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chọn giống: Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ởđịa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Thời vụ: Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp Tết tháng 11 – 12 dương lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao.

27

- Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7, cây không phát triển tốt trên đất cát hoặc phèn mặn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lên liếp chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa liếp rộng 30 – 40 cm, cao hơn mặt liếp 10 – 20 cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất trồng phải được phơi phô từ 1 – 2 tuần để duyệt mầm bệnh.

- Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.

Bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1000 m2. Trước khi trồng ta cần bón lót phân super lân 50 kg và vôi bột 50 kg. Cụ thể:

+ Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng. + Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg. + Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng. + Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg. + Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng. + Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg.

+ Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê. Lưu ý: ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch.

Tưới nước: Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày). Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày).

Làm cỏ:

- Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học.

- Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar,.. dùng diệt cỏởđầu vụ.

- Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm).

- Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc.

Che mát: Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng ánh sáng).

28

- Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). - Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:

+ Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp: Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải. Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.

+ Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn): Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng, nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…).

+ Bệnh thán thư (nổ lá): Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng, Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,..

+ Bệnh đốm vằn: Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren,

Rovral, Bonanza, Anvil,…

Thu hoạch: Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch. Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu hoạch lứa trước. Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm.

3.3.3 Diện tích - Sản lượng - Năng xuất cải xà lách xoong của thị xã Bình Minh

Xà lách xoong là loại rau được trồng rất nhiều ở thị xã Bình Minh, đặc biệt là hai xã Thuận An và xã Đông Bình. Năng suất một lần thu hoạch được 9 tấn/ha. Đây là vùng có truyền thống trồng cải xà lách xoong lâu đời với loại giống cải thân nhỏ, nổi tiếng chất lượng ngon.

Bảng 3.11: Diện tích – Năng suất – Sản lượng cải xà lách xoong thực tế của thị xã Bình Minh giai đoạn từ năm 2011 – 2013

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 594,9 446,15 940,5

Năng suất (tấn/ha) 276,05 312,07 214,72

Sản lượng (tấn) 16.422,10 13.923,10 20.194,40

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013)

Nhìn vào bảng 3.11 ta thấy diện tích trồng cải xà lách xoong của thị xã có sự thay đổi từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể:

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năm 2011 – 2012: diện tích trồng xà lách xoong năm 2012 giảm 148,75 ha so với năm 2011 (tương đương 25%). Sản lượng giảm 2.519 tấn so với năm 2011 (tương đương 15,34%).

+ Năm 2012 – 2013: diện tích trồng xà lách xoong năm 2013 tăng 494,35 ha so với năm 2012, diện tích trồng xà lách xoong năm 2013 tăng gấp 2 diện tích trồng năm 2012, do giá xà lách xoong trong giai đoạn này tăng cao hơn, nên người dân chuyển sang canh tác xà lách xoong rất nhiều. Sản lượng tăng 6.271,3 tấn so với năm 2012.

3.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG Ở XÃ THUẬN AN

Xã Thuận An có tổng diện tích nông nghiệp là 1648 ha, trong đó: 8 ha là ao,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật cải xà lách xoong tại xã thuận an thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 33)