Các nghiên cứu về hs-CRP trên bệnh nhân đái tháo đường type

Một phần của tài liệu Nghiên cứunồng độ hs CRP huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 27)

Năm 2009 Anubha Mahajan và cộng sự nghiên cứu trên 1410 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và 1110 người bình thường cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ type 2 và hs–CRP, tác giả đưa ra kết luận ĐTĐ type 2 và viêm kết hợp chặt chẽ với nhau; nồng độ hs-CRP cao đồng nghĩa với tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 [7].

Tác giả A.K.M Fazlulhaque và cộng sự [6] năm 2010 nghiên cứu trên 70 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và 35 người khỏe mạnh tại Bangladesh cho thấy sự tăng một cách có ý nghĩa thống kê nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ so với người khỏe mạnh.

Các tác giả M. S. Roopakala và Mohd. Idrees Khan, Kauser Usman năm 2012 tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa hs-CRP với HbA1c và microalbumin niệu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 kết luận rằng hs-CRP liên quan đến cơ chế sinh bệnh học của bệnh thận do ĐTĐ và có tương quan với việc kiểm soát đường máu [8], [9].

Một nghiên cứu dọc đa trung tâm do nhóm tác giả Oliver Schnell, Ildiko Amann-Zalan, Zhihong Jelsovsky năm 2013 nghiên cứu mối tương quan giữa hs- CRP và việc kiểm soát HbA1c cho kết luận: khi kiểm soát làm giảm HbA1c thì nồng độ hs- CRP cũng giảm đồng nghĩa với giảm nguy cơ tim mạch [38].

Nghiên cứu “Whitehall study” do nhóm các tác giả châu âu AG Tabak, M Kivimaki, E J Brunner và cộng sự (2010): nghiên cứu theo dõi dọc 14 năm trên 7350 người khỏe mạnh về mối tương quan giữa hs- CRP và biến cố xuất hiện ĐTĐ và chết do bệnh lý tim mạch cho thấy nhóm 558 người xuất hiện đái tháo đườngvà 125 người tử vong do các biến cố tim mạch có nồng độ hs-CRP cao hơn nhóm không có biến cố ĐTĐ và chết do bệnh lý tim mạch [49]

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứunồng độ hs CRP huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 27)