Phân bố nồng độ hs-CRP theo mỡ máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứunồng độ hs CRP huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 66)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.5.Phân bố nồng độ hs-CRP theo mỡ máu

Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có tỉ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2- 3 lần người không mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có chung một nhận xét có thể gặp 70-100% bệnh nhân ĐTĐ có bất thường một hoặc nhiều thành phần lipid [25]. Đặc điểm nổi bật của bất thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ type 2 là tăng cholesterol toàn

phần, tăng hàm lượng triglycerid, giảm hàm lượng HDL-C, tăng tỉ số cholesterol toàn phần trên HDL-C [14], [25].

Nghiên cứu trên 79 bệnh nhân đái tháo đường type 2 chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu khá cao, thường gặp nhất là tăng triglycerid (68.5%) và tăng cholesterol toàn phần (57.3%), tăng LDL-C (58.4%).

Khi so sánh nồng độ hs-CRP giữa các nhóm có và không có tăng mỡ máu chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa nồng độ hs-CRP ở nhóm có tăng cholesterol máu toàn phần so với nhóm bình thường (hs- CRP= 3.34 ± 2.35 mg/l so với 2.66 ± 1.93 mg/l, p< 0.05).Tương tự chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt nồng độ hs-CRP có ý nghĩa thống kê ở nhóm các nhóm có tăng LDL-C và nhóm bình thường, nhóm có tăng triglycerit so với nhóm bình thường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với phần lớn nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.

Theo Ronald Goldenberg và Ronnie Aronson [43] trong bài viết về vai trò bộ đôi LDL-C và hs-CRP trong kiểm soát nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường “LDL-C and CRP in Clinical Practice: A 2005 Update”, các tác giả khuyến cáo ngoài việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ kinh điển như LDL-C thì việc theo dõi và kiểm soát hs-CRP ý nghĩa rất quan trọng. hs-CRP làm thay đổi thang điểm Framingham point của bệnh nhân. Các thuốc làm giảm mỡ máu như các Statin (rosuvastatin, atorvastatin) đồng thời cũng có thể làm giảm hs-CRP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứunồng độ hs CRP huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 66)