Phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh theo glucose máu và HbA1C

Một phần của tài liệu Nghiên cứunồng độ hs CRP huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.4.Phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh theo glucose máu và HbA1C

Chúng tôi tiến hành so sánh nồng độ hs-CRP huyết thanh của các đối tượng nghiên cứu theo 3 nhóm tùy thuộc vào nồng độ glucose máu; theo các mức glucose máu dưới 8 mmol/l; 8-10 mmol/l và trên 10mmol/l. Kết quả nồng hs-CRP trung bình của các nhóm chúng tôi thu được lần lượt là 2.36 ± 1.61 mg/l; 2.80 ± 1.74 mg/l và 3.04 ± 2.27 mg/l. Như vậy nhóm có glucose máu > 10 mmol/l có hs-CRP máu cao nhất và nhóm có glucose máu < 8 mmol/l có nồng độ hs-CRP thấp nhất, sự khác biệt nồng độ hs-CRP ở ba nhóm là có ý nghĩa thống kê với p< 0.05.

Tương tự chúng tôi cũng phân chia bệnh nhân và só sánh nồng độ hs- CRP theo các nhóm có HbA1c khác nhau gồm nhóm HbA1c < 7%; nhóm có HbA1c từ 7 - 8.9%; nhóm có HbA1c từ 9 - 10.9% và nhóm có HbA1c > 10%, kết quả cho thấy nồng độ hs-CRP cao nhất ở nhóm có có HbA1c > 10% (3.15 ± 2.07 mg/l) sau đó là nhóm có HbA1c từ 9 - 10.9% (2.89 ± 1.73 mg/l) và thấp nhất là nhóm có chỉ số HbA1C < 7% (2.58 ± 2.03 mg/l), sự khác biệt nồng độ hs-CRP giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với hấu hết các nghiên cứu cùng loại trên thế giới [6], [7], [10], [11], [13], [48].

DANA E, KING và cộng sự [11] năm 2003 nghiên cứu liên quan giữa hs-CRP và sự kiểm soát đường máu ở 1614 người bị ĐTĐ type 2 cũng cho kết quả hs-CRP tăng tỷ lệ thuận với mức glucose máu. Khi nghiên cứu mối liên quan giữa hs-CRP với HbA1c nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhóm có HbA1c > 11% có nồng độ hs-CRP cao nhất sau đó đến nhóm có HbA1c 9 -

10.9% và thấp nhất ở nhóm có HbA1c< 7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0.001).

hs-CRP là một chỉ điểm viêm có độ nhạy cao gấp hàng trăm lần CRP thường và từ nhiều năm nó được xem như là một chỉ điểm sinh học cho các biến cố tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hs-CRP rất nhạy với các tổn thương mạch máu, đặc biệt là các vi mạch.

Ở người ĐTĐ type 2 ngoài tình trạng tăng nồng độ insulin máu và kháng insulin được cho là có liên quan đến phản ứng viêm hệ thống. Nồng độ insulin máu cao cũng là yếu tố làm rối loạn chức năng và tổn thương nội mạch mạch máu, insulin có vai trò làm giãn mạch (vasodilatator), tăng insulin máu hay tình trạng kháng insulin ở người ĐTĐ cũng là yếu tố góp phần làm tăng huyết áp.

Tình trạng tăng đường máu ở người ĐTĐ type 2 được biết đến là nguyên nhân chính của biến chứng mạch máu nhỏ do ĐTĐ: nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ mối liên quan giữa biến chứng mạch máu nhỏ và ĐTĐ, trong nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study) [22] đã chứng minh một cách rõ ràng mối tương quan giữa HbA1c và biến chứng mạch máu nhỏ qua việc theo dõi dọc 5102 bệnh nhân trong vòng 11 năm (1977-1997), kết quả cho thấy rằng các tổn thương vi mạch võng mạc, tổn thương vi mạch cầu thận tăng tỷ lệ thuận với HbA1c.

Một phần của tài liệu Nghiên cứunồng độ hs CRP huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 65)