Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh salavan đến năm 2020 (Trang 26)

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

1.2. Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

1.2.1. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái

Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm:

- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.

- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.

- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác độngtiêu cực đến môi trường.

- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường. Từ đó DLST khi hướng đến mục tiêu bền vững đã xây dựng các nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự

nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST .

+ Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ động thực vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.

+ Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

+ Trong quá trình khai thác họat động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng góp vào phúc lợicủa cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại.

+ Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa phương, vùng và của quốc gia.

+ Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường khả năng đáp ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST.

+ Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

+ Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.

+ Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

1.2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây:

- Thứ nhất: để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật(Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khí hậu (Eco climate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology).Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nêu bật tính chất DLST là loại hình dulịch dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn (Rural tourism), du lịch trang trại điển hình (Farm tourism), DLST văn hóa (Cultural Ecotourism).

- Thứ hai:tính chất quản lý tổ chức của con người như:

+ Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST. Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách.

+ Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể. Trước đây các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa mặc cho sau này những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch.

- Thứ ba: mục đích hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho tự nhiên và môi trường, do đó DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xãhội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung đểxác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:

CPI = AR/a

Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )

a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.[30,24] Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày:

CPD = CPI x TR x TR/a

Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)

TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day)

- Thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST. Việc thỏa mãn

những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới về tựnhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực sựcần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách

phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái tựnhiên và giá trị xã hội.

- Thứ năm: vì khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch trí thức, tư duy tiên tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển hình, họ là những du khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực thiên nhiên hoang dã.

1.3. Sản phẩm du lịch sinh thái

1.3.1. Khái niệmvề sản phẩm du lịch sinh thái

Sản phẩm du lịch sinh thái là giá trị sinh thái và văn hóa bản địa được khai thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của cư dân bản địa. Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu du lịch sinh thái của du khách, mặt khách giáo dục môi trường và góp phần vàosự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch.

Có thể khái quát sản phẩm du lịch sinh thái bằng biểu thức sau:

Sản phẩm du lịch sinh thái = Giá trị sinh thái và văn hóa bản địa + Dịch vụ du lịch bản địa + hàng hóa bản địa.

Từ góc độ của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa đơn lẻ, sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch và nó cũng dựa trên sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là mọi nguồn lực được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch đều phải dựa trên cơ sở tại chỗ gắn với bảo vệ môi trường. Hơn nữa, du lịch sinh thái vốn dựa vào tài nguyên du lịch là các hệ sinh thái còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động bởi bàn tay con người nên các sản phẩm du lịch sinh thái phải là các sản phẩm có thể tái sử dụng, dễ phân hủy trong tự nhiên, đảm bảo tính thẩm mỹ của thiên nhiên, có tính giáo dục với người sử dụng và nguồn thu từ việc bán sản phẩm đó phải đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương.

Từ góc độ của các nhà kinh doanh lữ hành, sản phẩm du lịch sinh thái là các chương trình du lịch sinh thái. Chương trình du lịch sinh thái là tâp các dịchvụ, hàng

hóa du lịch sinh thái được sắp đặt trước về không gian và thời gian tiêu dùng theo mức giá gộp và được bán trước.

Về nguyên tắc, các công ty lữ hành du lịch sinh thái cũng có thể cung ứng đầy đủ các loại hình sản phẩm trong hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành, đó là: các dịch vụ trung gian, các chương trình du lịch trọn gói, các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp. Các chương trình du lịch sinh thái là sự liên kết các sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch sinh thái đơn lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh để bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Đây chính là sự khó khăn đối với các công ty lữ hành du lịch sinh thái trước yêu cầu đặt ra phải thống nhât được tiêu chuẩn phục vụ vì môi trường trong khi vô số các dịch vụ, sản phẩm riêng lẻ trong du lịch lại được cung ứng bởi các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch khác nhau.

1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái

Sản phẩm du lịch sinh thái chứa đựng trong nó và phản ánh gía trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa.

Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái là những tài nguyên còn tương đối hoang sơ. Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có các hệ sinh thái đang tồn tại gồm các hệ động vật, thực vật và con người cùng tồn tại trong một không gian với một khoảng thời gian tương đối dài. Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên được đề cập sẽ những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị xâm phạm bởi bàn tay con người.

Văn hóa bản địa là các di tích kiến trúc, các giá trị văn hóa tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể được tạo ra bởi chính các điều kiện tự nhiên và lịch sử phát triển của nơi đến du lịch. Nơi nào có các rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như các khu văn hóa lịch sử gắn liền với thiên nhiên là nơi có lợi thế so sánh để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái vừa đem lại nguồn thu cho cộng đồng địa phương và chính quyền sở tại vừa góp phần trong công tác gìn giữ và bảo vệ các hệ sinh thái và môi trường sống. Tài nguyên tự nhiên để tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái phải đảm bảo tính đa dạng sinh học nhưng phải có giá trị thẩm mỹ thu hút khách du lịch đến với thiên nhiên.

Mặc dù, điểm chung trong du lịch sinh thái là đến với thiên nhiên hoang sơ, còn ít bị tác động bởi bàn tay còn người nhưng mỗi điểm đến du lịch sinh thái, mỗi khu vực

bảo tồn thiên nhiên phải đảm bảo tính đa dạng sinh học có đặc thù để mỗi điểm tham quan có sự hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.

Sản phẩm du lịch sinh thái hướng tới bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa và xã hội tại nơi đến du lịch

- Bảo tồn các giá trị tự nhiên của hệ sinh thái vốn có: Sản phẩm DLST được thực hiện với mục đích giúp khách du lịch cũng như các cá nhân và tổ chức liên quan hiểu biết hơn về thiên nhiên, về các hệ sinh thái đang tồn tại để từ đó đánh giá lại những hành động đối với thiên nhiên trong quá khứ, tìm cách sống hòa hợp với hiện tại và cộng sinh cùng phát triển bền vững trong tương lai.

- Bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương: Cộng đồng dân

cư địa phương được coi là những con người vốn sinh ra và cùng tồn tạivới các hệ sinh thái tự nhiên trong một khoảng thời gian tương đối dài, có tính lịch sử mà mang nét văn hóa riêng có trong từng vùng, từng khu vực. Sản phẩm DLST thừa nhận, tôn trọng các giá trị cố hữu và riêng có của cộng đồng dân cư địa phương. Chính các phong tục tập quán, các điệu múa, lời hát trong cuộc sống của người dân địa phương là một phần không thể thiếu trong việc thu hút các khách du lịch, cái mà họ không thể tìm được ở những nơi mà họ đang sống và làm việc.

- Bảo tồn và nâng cao các giá trị xã hội của dân cư địa phương: cũng như các cộng đồng dân cư thành thị, cộng đồng dân cư địa phương cũng có những mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng sống của mình. Họ mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con cái được học hành đến nơi đến chốn…, và họ cũng mong muốn phục hồi ngành du lịch địa phương theo đúng cách. Đó là nhưng mong muốn hoàn toàn đúng đắn. Nhưng cuộc sống mưu sinh đã làm họ vô tình hủy hoại các tài nguyên sinh thái quý giá mà họ đang có. Khi phát triển sản phẩm du lịch sinh thái sẽ đóng góp một phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ cuộc sống của những người dân địa phương trước những cám dỗ bên ngoài. Tính giáo dục trong việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch sinh thái giúp người dân địa phương nhận ra rằng: những giá trị văn hóa mà họ đang có là tài sản vô cùng quý giá và riêng có. Chính đó mới là cơ sở để thu hút khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương của họ.

Sản phẩm du lịch sinh thái bao hàm cả các dịch vụ thuyết minh, diễn giải mang tính giáo dục.

Tính giáo dục trong sản phẩm du lịch sinh thái là đặc điểm không thể thiếu để phân biệt với các sản phẩm du lịch khác. Trong những loại hình du lịch thông thường, du khách mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu thông thường như: nghỉ ngơi giải trí, thư giãn nhằm mục đích chính là tái sản xuất sức lao động để rồi quay trở lại công sở với không khí làm việc mới đầy hứng khởi. Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch mới và hoàn toàn khác. Những ý nghĩa và giá trị mà du lịch sinh thái mang lại vượt ra khỏi những nhu cầu thông thường của khách du lịch. Chính mục đích bảo bệ môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa xã hội của người dân địa phương và được gần gũi với thiên nhiên đã đưa tính giáo dục vào trong du lịch sinh thái. Kết quả là, mỗi khách du lịch sau

khi tham gia một chương trình du lịch sinh thái thường học hỏi một cáì đó mới, có ý nghĩa dù đó là kiến thức đơn giản. Những bài học này được đưa ra ngay từ khi khách du

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh salavan đến năm 2020 (Trang 26)