5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Salavan đến năm 2020
3.3.1. Giải pháp phát triển các điểm, tuyến, khu DLST
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm DLST cho các tầng lớp xã hội tại Salavan
Giái pháp thiết yếu nhất và quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các nhà quản lý các khu Du lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở tỉnh và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền và giáo dục về sản phẩm DLST cho thích hợp. Cần kịp thời, thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia váo hoạt động DLST ở Salavan hiểu và nâng cao nhận thức về sản phẩm DLST, các đặc thù của sản phẩm DLST, các yêu cầu của sản phẩm DLST, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia vào kinh doanh sản phẩm DLST, lợi ích của DLST cho mỗi thành phần tham gia vào nó.
Phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về tự nhiên, quan hệ trao đổi giữa tự nhiên và con người cho cư dân địa phương tại các điểm DLST của tỉnh
Salavan bắt đầu từ nhóm nhỏ, thông qua nhóm nhỏ theo cách đơn giản “cầm tay chỉ việc”. Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là nhìn chung trình độ học vấn của
các cộng đồng dân cư địa phương, nhất là những nơi vùng sâu và xa thường thấp hơn
so với mặt bằng chung của xã hội và so với những người dân ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, khi xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư địa phương để bảo vệ môi trường, chúng ta phải có những phương pháp để vừa đạt hiệu quả trong công tác giáo dục, đào tạo vừa tiết kiệm chi phí. Một trong những giải pháp đó là phương pháp chọn nhóm nhỏ để giáo dục và đào tạo, từ đó nhân rộng lên mà những giảng viên và đào tạo viên cho các nhóm tiếp theo chính là sản phẩm đào tạo trước đó.
Lý thuyết của phương pháp giáo dục, đào tạo này tương tự như cách thức: “Một người đạt trình độ đại học có nhiều kiến thức nhưng chưa chắc giảng dễ hiều hơn so với một người học cấp 2 cho cùng một đối tượng là học viên cấp 1”. Phương pháp này cho thấy, những bước đi đầu tiên trong công tác giáo dục cho cộng đồng dân cư địa phương nên tập trung chủ yếu vào 5% là những người đạt trình độ từ cấp 3 trở lên.
Thêm vào đó, các khoá đào tạo, giáo dục phải được tiến hành trước khi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLST. Những kiến thức, kĩ năng được giảng dạy trong các khoá học, đôi khi đơn giản để phù hợp với khả năng tiếp thu, trình độ và yêu cầu đặt ra của hoạt động DLST đối với người dân địa phương. Đó có thể là ngôn ngữ, môi trường, vệ sinh hay các kĩ năng chăm sóc cây cối, vật nuôi và bảo vệ tài
nguyên sinh thái.
3.3.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư
Lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cũng như ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các điểm du lịch.
Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương là một trong những nguồn lực tài chính quan trọng đối với phát triển DLST.
Ngân sách nhà nưtớc là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và ổn định đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước sẽ đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng tại các điểm du lịch sinh thái. Ngân sách địa phương lại là công cụ điều tiết của riêng địa phương đó, thực hiện những chức năng có tính vĩ mô thấp hơn ngân sách nhà nước. Khi kết hợp, lồng ghép hai nguồn lực này với nhau, kết cầu hạ tầng được đầu tư
bởi những nguồn lực tự có của địa phương hay nguồn lực trong nước, không phụ thuộc bởi sự đầu tư của nước ngoài.
Huy động vốn của các doanh nghiệp du lịch tư nhân và của chính người dân địa phương cho phát triển DLST
Với tính chất nhỏ lẻ của DLST ở tỉnh Salavan hiện nay, doanh nghiệpdu lịch tư nhân nhỏ và vừa là đối tượng rất thích hợp trong việc bỏ vốn đầu tư phát triển du lịch. Đây là những nguồn vốn nhỏ và vừa, rủi ro đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh tạo được cảm giác an toàn, kích thích sự đầu tư của doanh nghiệp.
Người dân địa phương là những người đầu tiên trực tiếp hưởng những lợi ích từ phát triển DLST. Hơn ai hết, họ nhận thấy được những kết quả tốt đẹp cả về kinh tế, xã hội và môi trường do sự phát triển của DLST mang lại. Càng đầu tư bao nhiêu, những lợi ích mà người dân nhận được càng tăng.
Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp hỗ trợ những đối tượng này. Cụ thể:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch vay ưu đãi vốn phát triển
ngành.
- Đưa DLST vào danh mục ngành nghề hưởng ưu đãi tín dụng ngân hang của tỉnh.
- Lập quỹ hỗ trợ phát triển DLST của tỉnh.
Thực hiện xã hội hoá du lịch
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hoá đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân và nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như
BOT, BTO, BT…
Điều chỉnh hệ thống chính sách về đầu tư.
Áp dụng trên điều kiện thực tế của Salavan các quy định hiện hành của Nhà nước về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết các nhu cầu đầu tư, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng. Cụ thể:
- Vốn từ tích luỹ GDP du lịch, vốn từ vay ngân hang với lãi suất ưu đãi.
- Tranh thủ các nguồn vốn từ quỹ tín dụng của Nhà nước trong điều kiện và quy định của các quỹ tín dụng cho phép.
- Áp dụng cơ chế đấu giá quỹ đất để tăng nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch.
- Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: ODA, WB,
ADB…
- Huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI.
3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động hiện tại đang làm việc trong ngành du lịch, phù hợp với tính chất và nội dung công việc của họ.
Hiện nay, đội ngũ lao động du lịch toàn tỉnh khá lớn, gần 50.000 người, trong đó lao động DLST chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng gần 4.000 lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động này thực sự vẫn chưa hoạt động hiệu quả do bị hạn chế về một số mặt. Bởi vậy, ngành du lịch của tỉnh cùng với các cấp chính quyền cần có một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ lao động này. Cụ thể một số biện pháp như sau:
- Xã hội hoá du lịch, nâng cao hiểu biết về du lịch cho cán bộ nhân viên ngành du lịch trực tiếp tiếp xúc với khách góp phần hình thành môi trường du lịch lành mạnh, thuận lợi.
- Mở những cuộc thi nghề, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ nhân viên du lịch với nhau để cán bộ công nhân viên có cơ hội cọ xát và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch cũng như các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý
và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua quan hệ tại một số nước có trình độ.
Tập trung đầu tư đào tạo lực lượng lao động mới, tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
Lực lượng lao động mới này là một sự hứa hẹn, là sức mạnh tiềm tàng của DLST trong giai đoạn tới. Đó là những học sinh, sinh viên khởi đầu với một kiến thức rất nhỏ hẹp về du lịch, cần phải có những biện pháp, chính sách đào tạo thật phù hợp, trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho nguồn nhân lực tương lai này. Cụ thể:
- Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ nhu cầu giảng và dạy học.
- Mở nhiều chuyến đi thực tế, đến các địa điểm DLST trên địa bàn tỉnh để học sinh, sinh viên có thêm những kiến thức thực tế hữu ích cho công việc sau này.
Một số giải pháp tổng hợp khác
Ngoài những giải pháp tập trung vào lực lượng lao động hiện tại và tương lai, tỉnh cần có những giải pháp tổng hợp đối với nguồn nhân lực du lịch:
- Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong ngành du lịch về với ngành du lịch tỉnh
Salavan, đặc biệt là đội ngũ quản lý.
- Kết hợp với các cơ quan chức năng, các cấpcó thẩm quyền của tỉnh trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch.
- Yêu cầu các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho các bộ quản lý và người lao động ở Lào.
- Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động, sang tạo và có đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch.
3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Salavan trường cho DLST ở Salavan
3.3.4.1. Tổ chức nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh thái trong và ngoài nước
Sở Văn hoá và Du lịch tỉnh Salavan cần có kế hoạch chương trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường DLST trong và ngoài nước. Dựa trên các nguồn số liệu đã có, sở nên tập trung vào một sốthị trường chủ yếu sau đây:
Thị trường khách quốc tế: các thị trường khách có nhu cầu lớn bao gồm:
- Khu vực châu Á: các nước Thái Lan, Nhật và Trung Quốc, Việt Nam.
- Khu vực châu Âu: Pháp, Anh, Đức và Hà Lan.
- Khu vực châu Mỹ: Mỹ và Canada.
Để quá trình nghiên cứu không bị phân tán dàn trải, trong thời gian tới thị trường khách quốc tế nên tập trung vào các thị trường: Thái Lan, Pháp, Đức, Mỹ và đồng bào sống ở nước ngoài. Một trong những phương pháp tốt nhất là mời các đối tác
là các nhà kinh doanh lữ hành sinh thái, các tổ chức sinh thái phi chính phủ tới tham quan và thực hiện hoạt động marketing quốc tế tại chỗ.
Thị trường khách nội địa: một nguồn khách sinh thái lớn và đầy tiềm năng đó là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên của các cơ quan hành chính nhà nước. Với lợi thế về khoảng cách, nguồn khách này thường đến với DLST vào các dịp nghỉ lễ nghỉ tết với thời gian không dài, kinh phí phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến
một nhóm khách du lịch là các nhà hoạt động môi trường, các cơ sở nghiên cứu đào tạo về sinh học, địa lý, văn hoá và du lịch.
Trên cơ sở đó, triển khai tổ chức các công trình nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng
cụ thể của từng thị trường để nhận biết quy mô, động cơ, kinh nghiệm, yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêudùng của từng đoạn thị trường khách DLST. Việc nghiên cứu này tốt nhất là nên liên kết với trường có đào tạo ngành Du lịch để mang lại một kết quả phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, khẩn trương lập một website của riêng DLST của tỉnh Salavan nhằm quảng cáo sản phẩm đồng thời có những dịch vụ đăng kí tour tuyến trên mạng thông qua website đó.
Để có các cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu thị trường khách DLST ngay từ bây giờ phải hoàn thiện các mẫu biểu ghi chép khách và duy trì sự ghi chép đây đủ, chính xác, thường xuyên và cập nhật. Đây như là một tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên, thực thi các công việc đăng kí khách đặc biệt là bộ phận lễ tân các cơ sở lưu trú, các văn phòng du lịch, các trung tâm tiếp đón của Vườn quốc gia, khu bảo tồn và điểm tham quan. Việc nghiên cứu thị trường khách sẽ tạo cơ sở để phát triển DLST ở
Salavan trong thời gian tới.
3.3.4.2. Các kênh phân phối sản phẩm DLST của tỉnh Salavan Đối với khách du lịch trong nước
Sơ đồ 3.1: Kênh phân phối sản phẩm DLST đối với khách nội địa
Sản phẩm du lịch sinh thái Salavan Khách du lịch sinh thái ở Lào Các tổ chức, hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Các doanh nghiệp lữ hành 1 2 3 63
Kênh 1: Các nhà sản xuất sản phẩm DLST ở Salavan làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương tiện hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website.
Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST thông qua các tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kênh này thích hợp và áp dụng phổ biến hơn với du lịch đại trà. Vì vậy, khi chọn loại hình kênh phân phối này phải chọn lọc các tổ chức mà thành viên của tổ chức đó có quan tâm và có mục đích riêng đối với
môi trường sinh thái.
Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành trong nước. Đặc biệt, là các công ty lữ hành chuyên kinh doanh về sản phẩm DLST là chính bên cạnh những công ty du lịch lữ hành kinh doanh sản phẩm du lịch nói chung. Đối tượng
khách mục tiêu của các công ty này là khách DLST chứ không phải khách du lịch chung chung. Kênh 3 là loại kênh cần khai thác triệt để nhất vì chính các doanh nghiệp lứ hành là người thực hiện chức năng phân phối sản phẩm trong du lịch.
Đối với khách du lịch nước ngoài
Sơ đồ 3.2: Kênh phân phối sản phẩm DLST đối với khách quốc tế
Kênh 1: Các nhà sản xuất DLST làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương thức hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website.
Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST trực tiếp với các hãng lữ hành nước ngoài