5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
3.4.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh
bàn tỉnh
Thứ nhất, lựa chọn các dự án đầu tư tương thích với loại hình DLST như du lịch sinh thái rừng, du lịch sinh thái ao, hồ.
Thứ hai, các nhà kinh doanh sản phẩm DLST nhất thiết phải mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cư, nơi có các giá trị của tài nguyên sinh thái cả về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Thứ ba, đảm bảo chất lượng các dịch vụ, hàng hoá tương xứng với giá cả mà khách phải chi trả, phối hợp với Sở Văn hoá và Du lịch tỉnh để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng.
Thứ tư, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trên cơ sở phân chia lợi ích để tạo động lực cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút du khách và tiêu thụ sản phẩm DLST cho tỉnh.
Thứ năm, phải có trách nhiệm và nhận thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch tỉnh Salavan.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 đã nêu lên những phương hướng phát triển du lịch của tỉnh như nhóm giải pháp về vốn đầu tư, nhân lực và giải pháp về marketing.
KẾT LUẬN
Salavan là một tỉnh có một tiềm năng du lịch rất lớn. Ở đây có thể phát triển rất nhiều loại hình du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa tâm linh, du
lịch cộng đồng… Các loại hình du lịch này đang rất phát triển, hàng năm thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại doanh thu lớn góp một phần vào GDP của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng phát triển các loại hình du lịch trên,
Salavan còn có một tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST. Có thể kể đến Vườn Quốc Xê Piên, hàng loạt hồ, thác nước ngọt với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ
hay các rừng cây xanh ngắt ngút ngàn… với nguồn tiềm năng tài nguyên du lịch lớn như vậy, DLST ở Salavan đã phát triển mạnh, trở thành một trong những địa điểm thu hút khách DLST của Lào. Thực tế, DLST ở đây mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển và kết quả thu được trong các năm vừa qua còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn có của nó cầnđược khai thác nhiều hơn nữa, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năngtài nguyên du lịch.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:
Nghiên cứu, xem xét cơ sở lý luận về du lịch sinh thái. Sau khi phân tích nguyên tắc, vai trò, phân tích hệ thống phân loại du lịch sinh thái, luận văn đã đưa ra một số nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 của tỉnh Salavan nói riêng và cả nước Lào nói chung. Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể cho từng giai đoạn cũng được đề cập đến làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng trong từng thời kỳ.
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động khai thác du lịch sinh thái của tỉnh, trong đó chú trọngvào hoạt động du lịch tại các vườn quốc gia trọng điểm của tỉnh, khu bảo tồn thiên nhiên, sông, thác.. Từ những kinh nghiệm thành công phát triển du lịch sinh thái cũng như những bài học từ việc phát triển du lịch sinh thái ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học quý báu cho việc hoạch định chiến lược và đề ra giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Salavan nói riêng và CHDCND Lào nói riêng.
Nghiên cứu tiềm năng du lịch thiên nhiên của tỉnh Salavan. Đánh giá tính độc đáo, nổi trội, đặc sắc củatài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn của các vùng, khu, điểm du lịch sinh thái. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có tính bền vững cao.
Đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Salavan trong thời gian qua. Phân tích những đóng góp tích cự của du lịch cho kinh tế-
xã hội của tỉnh, nhất là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương tại nơi có điểm, khu du lịch sinh thái, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.
Dựa trên tiềm năng du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển du lịch sinh thái thời gian qua, định hướng phát triển sản phẩm du lịch không chỉ mang tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm tính dân tộc, tính thiên nhiên mà còn phải thân thiện với môi trường, góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên
nhiên.
Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái là những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và mang tính khả thi cao. Những giải pháp phải đảm bảo cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững cả về môi trường, văn hóa – xã hội và kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Đề tài “Giải pháp phát triển DLST ở Salavan” của em đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển DLST của tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai. Hy vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triểnDLST ở Salavan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Du Lịch (2010), Nhà xuất bản bộVăn hóa và du lịch Lào.
2. Sở du lịch tỉnh Salavan (2012), Báo cáo hoạt động ngành du lịch tỉnh năm 2012.
3. Juanita C. Liu (2005), Tourism and the value of culture in regions, The Annals of Regional Science, Volume 39, Number 1 / March, 2005, Springer Berlin / Heidelberg.
4. Eagles P.F.J., McCool S.F. and Hynes D. (2002), Sustainable Tourism in Protected Areas. Gruidelines of Planning and Management, IUCN, WCPA Best Practice Protected Areas Guidelines Series No.8, Gland.
5. Hens L. (1998), Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.
6. Honey M. (1999), Ecotourism and Sustainable Development. Who Owns Paradise? Island Press, Washington D.C.
7. Hunter C., Green H. (1995), Tourism and the Environment: A Susstainable Relationship, Routledge.
8. Inskeep, E. (1995), National and Regional Tourism planning: Metholodogies and Case Studies, Routledge, London.
9. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.
10. GSTS. Nguyễn Văn Đính- PGS. Trần Thị Minh Hòa, 2009, giáo trìnhKinh Tế Du Lịch- nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
11. TS Hoàng Văn Hoan (2006), Hoàn thiện Quản lý nhà nước về lao độngtrong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội.
12. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. GS.TSKH. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lệ Hằng,
Thái Vũ Bình, Võ Đình Long, 2009, Du lịch sinh thái, Chi nhánh NXB Khoa học và Kỹ thuật, TP.HCM.
14. Th.S Trần Thị Thúy Lan- CN Nguyễn Đình Quang, 2005, Giáo trình Tổng Quan Du Lịch- nhà xuất bản Hà Nội.
15. Bộ kế hoạch và đầu tư, nước CHDCND Lào, 2013 16. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Salavan, 2013
17. Bộ Văn hóa và Du lịch tỉnh Salavan năm 2013 18. Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Salavan năm 2013