Tiêu chuẩn về môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh salavan đến năm 2020 (Trang 41)

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

1.6.3 Tiêu chuẩn về môi trường

- Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên.

- Sức chứa của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép.

- Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải.

- Bảo vệ hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao nhận thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham gia vào hoạt động phát triển. Các tiêu

chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 đã nêu lên những cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch sinh thái, các đặc điểm và những tài nguyên của du lịch sinh thái.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH SALAVAN CỦA NƯỚC CHDCND LÀO

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội củatỉnh Salavan 2.1.1. Tổng quan về địa lý kinh tế tỉnh Salavan

Tỉnh Salavan, là một tỉnh của Nam Lào, nằm trên Cao nguyên Bolaven, có tổng diện tích tự nhiên 10.691 kmP

2

P

. Tỉnh nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây và Bắc -

Nam; có quốc lộ 13, quốc lộ 20 là trục giao thông chính của tỉnh nối liền giữa 2 vùng

kinh tế trọng điểm là tỉnh Savannakhet ở phía bắc và tỉnh Champasak phía tây nam, phía đông Nam giáp tỉnh SeKong. Đường 15B nối Salavan với biên giới Lào - Việt Nam với chiều dài 174 km.Salavan có cửa khẩu quốc gia La Lay, tuy nhiên hoạt động của cửa khẩu này chưa nhộn nhịp.

Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh đã tạo ra sự phong phú, đa dạng với tính pha trộn của hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của vùng cao nguyên Bolaven. Salavan là vùng đất có nguồn tài nguyên dồi dào (đá vôi, than đá, kim loại có giá trị cao…)là trọng điểm phát triển công nghiệp xi măng, vật liệu có chứa xi măng, vật liệu xây dựng, gạch và bêtông, đá vôi và những ngành khác. Có lợi thế trong các ngành cơ khí và chế biến nông lâm sản như: lắp ráp và sửa chữa máy móc, chế biến nông lâm sản phục vụ du lịch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương cho xuất khẩu (cây cà phê, cao su, cây ăn quả….), với nhiều di sản văn hóa độc đáo còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên du lịch và DLST đặc sắc của vùng DHCNTB, đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững của vùng trong tương lai.Đơn vị hành chính của tỉnhbao gồm các 8 huyện.

Dân số toàn tỉnh là 339 nghìn người, mật độ dân số 30 người/kmP

2

P

tính theo, thu

nhập bình quân đầu người năm 2012 khoảng 635 USD, thấp hơn trung bình của nước

Lào.Tỉnh Salavan gồm có 8 huyện như huyện Khongxedone, Lakhonepheng, Lao Ngam, Saravane, Sa Mouay, Ta Oy, Toumlane, Vapy. Trong đó, thị xã Salavan là

trung tâm văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế của tỉnh. Số người có khả năng làm việc chiếm 73,3% chia theo nghề nghiệp như: nông dân chiếm 64%; làm vườn chiếm 10%;

công chức chiếm 3%; doanh nghiệp tư nhân; chiếm 1%; nghề nghiệp khác chiếm 19%; thất nghiệpchiếm 3%.

Đặc điểm dân cư của tỉnh Salavan là quy mô dân số ít, mật độ dân cư thưa thớt, lại phân bố không đều. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, lao động có tay nghề và được đào tạo kỷ thuật còn ít. Trong khi đó tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển các ngành

lĩnh vực kinh tế khác nhau và cần rất nhiều lao động với trình độ ngày càng nâng cao. Như vậy, so với yêu cầu phát triển tỉnh thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.

2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Salavan

Về tình hình kinh tế - xã hội là tỉnh phát triển còn chậm và không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh. Về dân số với mật độ khoảng 30 người/kmP

2

P

. Về kinh tế, quy mô phát triển có sự chênh lệch khá lớn giữa các huyện trong tỉnh và so với các tỉnh khác. Tài nguyên đất đai và vị trí địa lý thuận lợi đã có bước phát triển vượt trội. Salavan có điều kiện tốt và tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện; Nhà máy thủy điện Xeset 2 đã hoàn thành; nhà máy thủy điện Xepon 3 và Selanong đang xây dựng.Tỉnh Saravan có khả năng trở thành địa bàn trọng điểm phát triển cho nhiều ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (Cà phê tại huyện Lau Ngàm). Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã có những tiến triển tốt có thể thấy như sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh năm 2010 – 2012

Stt Chỉ tiêu Tổng Ghi chú

1 Dân số trung bình(1.000 người) 339

2 Mật độ dân số (người/km2) 30

6 Bình quân GDP/người (USD) 635

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Salavan, 2013

Mặc dù các chỉ tiêu trung bình về kinh tế tổng hợp so với các tỉnh khác chưa cao, tuy nhiên với lợi thế về du lịch sinh thái đã được xác định là tỉnh có nhiều tiềm năng về DL, DLST, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý, gắn với những bước khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả chắc chắn ngành kinh tế du lịch sẽ sớm trở thành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của tỉnh.

2.2 Tiềm năng phát triển DLST tỉnh Salavan

2.2.1 Tài nguyên DLST tự nhiên của tỉnh Salavan

Những đặc điểm về lịch sử hình thành,vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh đã tạo ra sự phong phú, đa dạng vốn có cùng với tác động có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các tỉnh lân cận của cao nguyên Bolaven. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc của tỉnh.

2.2.1.1 Các hệ sinh thái điển hình ở tỉnh

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

+ HST rừng kín thường xanh - á nhiệt đới phát triển trên núi cao trung bình có mùa đông lạnh ẩm.

+ HST rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên núi cao trung bình có mùa đông mát ẩm

+ HST rừng kín thường xanh nhiệt đới phát triển trên núi thấp có mùa khô nóng: + HST rừng thưa cây họ dầu rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng đồi gò và thung lũng

+ HST rừng kín nửa rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng gò đồi và thung lũng + HST rừng kín thường xanh nhiệt đới nớng ẩm phát triển trên vùng thấp

- Nhóm HST đất ngập nước (HST thủy vực)

- Nhóm HST nông nghiệp (còn gọi là hệ địa-sinh thái nông nghiệp):

Nhóm HST nông nghiệp được chia ra làm ba phân hệ: phân hệ đồng ruộng (hay phân hệ trồng trọt tập trung), phân hệ vườn nông thôn (hay phân hệ quần cư nông thôn) và phân hệ sông suối hồ ao đầm (hay phân hệ thủy vực).

Qua quá trình phát triển, ngày nay HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất lấ các vùng nông

nghiệp nhiệt đới. Ở tỉnh, đặc biệt các vùng nông thôn, các vùng chuyên canh nông

nghiệp như DLST kiểu tham quan vườn cây ăn trái như nhãn, mít, Xoài, cà phê… đã

bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó,

song ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế.

2.2.1.2 Hệ thống rừng đặc dụng, cảnh quan thiên nhiên - một dạng tài nguyên DLST quan trọng

- Hệ thống rừng đặc dụng ở tỉnh Salavan

- Các vườn Quốc gia như rừng quốc gia Sắc sít

- Các danh lam thắng cảnh,núi non, sông nước như Sông Sê đôn..

- Hệ thống sông, hồ, núi, thung lũng của tỉnh Salavan

2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn tỉnh Salavan

Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh không những về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn để lạicho tỉnh có nhiều tài nguyên nhân văn quý giá mang tầm giá trị quốc gia và khu vực đó là một nền văn hóa phát triển rực rỡ trước khi lụi tàn, những di sản vật thể để lại không thể kể hết được phân bố tương đối đều khắp trên cả nước trong đó có tỉnh Salavan. Đây là tiền đề vững chắc để phát triển DLST văn hóa bản địa trong tương lai.

2.2.2.1 Các di tich lịch sử-văn hóa

Hiện toàn tỉnh có nhiều di tích kiến trúc mang giá trị văn hóa của người dân bản địa nơi đây với lối kiến trúc nhà truyền thống của người Lào và một số dân tộc khác của Lào đã được công nhận là di tích cấp quốc gia và địa phương.

Bên cạnh đó, Lào là một nước theo tôn giáo chính là Đạo Phật, nên hệ thống chùa có mặt tại các nơi trong tỉnh nói riêng và nước Lào nói chung. Với nối kiến trúc

độc đáo mang nét đặc trưng của người Lào.

Ngoài ra, tại tỉnh còn có một số di tích lịch sử, kiến trúc mỹ thuật khác mang đậm nét của người dân địa phương, cũng như những kiến trúc có sự giao thoa giữa các tôn giáo, quốc gia khác trên thế giới.

2.2.2.2. Các lễ hội tiêu biểu

Hàng năm, có nhiều lễ hội dân gian của Lào nói chung và dân tộc khác sống trên nước Lào nói riêng. TỈnh Salavan là nơi hội tụ của nhiều lễ hội vừa truyền thống,

vừa hiện đại, vừa mang yếu tố dân gian, và một số lễ hội khác trong năm của người dân nơi đây, như: Lễ hội thờ cúng tổ làng, hội đua thuyền, lễ hội bắn pháo đại, Bun Ka

Thin…

Lễ hội tôn giáo: Ở Lào đa số là tuân theo đạo phật và những lễ hội mà dân làng tổ chức với gắn với nhà chùa là nhiều nhất như: Bun Khao Phan Sa, Bun Pi May, Bun Oc Phan Sa.

Lễ hội các ngành nghề: gồm các lễ hội như trưng bày các sản phẩm truyền thống làm từ bàn tay con người, lễ hội trái cây từ các vườn như làng nghề truyền thống cổ :quả dừa Bản Na Xay, quả dưa hấu Bản Na Sào, thịt gà nướng Bản Na Pông. Làng nghề thủ công dân gian ở Bản Huội Hun, Bản Na Lêx

2.2.2.3 Các loại hình nghệ thuật hiện đại và truyền thống.

Với những chương trình biểu diễn đặc thù trong các hoạt động DLST văn hóa phục vụ du khách như: ca múa nhạc truyền thống dân tộc, ca múa nhạc kịch hiện đại, đã tạo hứng thú và hấp dân du khách đến thăm như: bài múa Salavan là một bài múa được ưa chuộng nhất quả cả nước Lào, đây là đặc trưng và có tính hấp dẫn đã thu hút nhiều khác đến tham và nhảy múa cùng nhau.

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Salavannước CHDCND Lào2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái tại tỉnh Salavan 2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái tại tỉnh Salavan

Toàn tỉnh được phân chia thành 7 vùng du lịch với 35 điểm du lịch, trong đó có 15 điểm du lịch sinh thái, 5 điểm du lịch văn hoá và 5 điểm du lịch lịch sử. Các Lễ hội hàng năm theo truyền thống của dân địa phương là những dịp để thu hút khách du lịch từ các nơi trong nước và khách quốc tế như: Hội Bun Pha vết, tháng 3; Hội Pi May Lào ( năm mới ), 13 -16 táng 4; Hội Bun bẳng phai, tháng 5; Hội Bun Khao Phăn Sa (vào Chùa), tháng 7; Hội Bun Ook Phăn Sa (ra Chùa) và đưa thuyền, thàng 10.

Tại các điểm du lịch sinh thái hiện nay của tỉnh thường khai thác từ tài nguyên du lịch thiên nhiên xen kẽ với các tài nguyên du lịch nhân văn. Du khách tham quan

điểm du lịch sinh thái thường tìm hiểu luôn cuộc sống của người dân đang cư trú và sinh hoạt tại nơi đó có những nét văn hóa đặc thù nào nổi trội, khác biệt với những người dân nơi khác như: Thác, hồ ao, núi, rừng, rừng quốc gia, làng văn hóa; Chùa,

các sinh hoạt của dân tộc, sản phẩm thủ công; Khu cổ, các hang thời chiến tranh, các bảo tàng. Đồngthời, để phục vụ cho nhóm đối tượng khách du lịch sinh thái phải luôn đi kèm với các dịch vụ bổ sung như nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, thăm viếng các ngôi làng cổ, hoặc mua các sản phẩm thủ công truyền thống của người dân:

Nhà hàng ăn uống, đồ lưu niệm, khu nghỉ nghơi giải trí, khách sạn, nhà nghỉ, ...

Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh Salavan từ năm 2010-2012

Stt

Khách Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Điểm du lịch Tổng số khách Loại sản phẩm du lịch tại điểm Dịch vụ kèm theo Tổng số khách Loại sản phẩm du lịch tại điểm Dịch vụ kèm theo Tổng số khách Loại sản phẩm du lịch tại điểm Dịch vụ kèm theo 1 43 39.067 Thác, hồ ao, núi, rừng, rừng quốc gia, làng văn hóa Nhà hàng ăn uống, đồ lưu niệm, khu nghỉ nghơi giải trí, khách sạn, nhà nghỉ 42.613 Thác, hồ ao, núi, rừng, rừng quốc gia, làng văn hóa Nhà hàng ăn uống, đồ lưu niệm, khu nghỉ nghơi giải trí, khách sạn, nhà nghỉ 50.428 Thác, hồ ao, núi, rừng, rừng quốc gia, làng văn hóa Nhà hàng ăn uống, đồ lưu niệm, khu nghỉ nghơi giải trí, khách sạn, nhà nghỉ 2 34 36.829 Chùa, các sinh hoạt của dân tộc, sản phẩm thủ công Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ 42.384 Chùa, các dân tộc, sản phẩm tủ công Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ 49.564 Chùa, các dân tộc, sản phẩm tủ công Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ 3 7 37.529 Khu cổ, các hang thời chiến tranh, các bảo tàng Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ 40.896 Khu cổ, các hang thời chiến tranh, các bảo tàng Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ 49.897 Khu cổ, các hang thời chiến tranh, các bảo tàng Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ

Nguồn: Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Salavan năm 2013

Khó khăn của ngành du lịch tỉnh Salavan là hệ thống giao thông một số nơi chưa thuận tiện, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nhiều nơi còn thiếu, cảnh quan tự nhiên chưa được tôn tạo nhiều, tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ du lịch còn yếu, điều kiện quảng bá du lịch còn khó khăn.

2.3.2. Hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Salavan

Hàng năm, theo thống kê của Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh về doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh cả khách du lịch nội địa và quốc tế đến du lịch tại tỉnh qua nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng. Ta thấy, doanh thu từ du lịch sinh thái được xem là doanh thu cao nhất trong 3 loại hình du lịch trên qua từng năm. Nếu năm 2010, tổng doanh thu từ du lịch sinh thái đạt 39,1 triệu kíp thì năm 2011 là 42,6 triệu kíp tăng hơn 3,5 triệu kíp; và năm 2012 đạt 50,4 triệu kíp tăng hơn 11,3 triệu kíp so với năm 2010. Qua số liệu này, chứng tỏ rằng du lịch sinh thái là thế mạnh của tỉnh Salavan về doanh thu cả khách nội địa và quốc tế cao hơn so với loại hình du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng. Dưới đây là bảng doanh thu như sau:

Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Salavan từ năm 2010 -2012

Đơn vị tính: triệu kíp

Stt Khách

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Nội địa Quốc tế Doanh thu Nội địa Quốc tế Doanh thu Nội địa Quốc tế 1 Du lịch sinh thái 39.1 22.95 16.12 42.6 23.5 19.5 50.4 25.8 24.6 2 Du lịch văn hóa 36.8 20.99 15.8 42.4 22.7 19.7 49.6 25.5 24.1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh salavan đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)