4. Tổ chức của luận văn
3.7.2 Phân tích chi tiết kết quả thực nghiệm
Bài toán 1
Tất cả các nhóm đều đưa ra cách giải đúng. Các nhóm đều biết lấy chiều dài của hồ trên bản đồ nhân với 9000 được chiều dài thực tế của hồ. Tuy nhiên đáp án có chênh lệch nhau do cách đo có sai số. Học sinh đã vận dụng được công cụ ngầm ẩn của khái niệm hàm số để giải bài toán thực tế này, đó là sự tương ứng giữa số liệu đo được trên bản đồ và số liệu ngoài thực tế.
Đây là bài toán điền vào ô trống, một bài toán khá quen thuộc, học sinh đã được làm quen nhiều ở lớp dưới. Tuy nhiên bài toán này không cho trước quy tắc tính, mà học sinh phải tự tìm quy tắc.
Các nhóm I, III, IV đều có chiến lược là S2.4: chiến lược “nhân 3”, đo đó nhóm đưa ra quy tắc tính b là: b= ×3 a.
Riêng nhóm II có chiến lược là S2.3: chiến lược “cộng 1,5”, do đó nhóm không đưa ra được quy tắc tính b theo a.
Định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận của các nhóm
Các nhóm I, III, IV định nghĩa tương đối chính xác hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nhóm II có định nghĩa “Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y nếu giá trị của x càng lớn thì giá trị của y càng lớn” . Có thể giải thích nguyên nhân dẫn đến khái niệm này như sau: (1) học sinh đã học đại lượng tỉ lệ thuận với ý nghĩa là giá trị này càng tăng thì giá trị kia càng tăng; (2) do chiến lược nhóm II sử dụng không biểu diễn a theo bđược.