4. Tổ chức của luận văn
2.5. Kết luận chương 1-2 và giả thuyết nghiên cứu
Cả trong lịch sử và trong chương trình toán phổ thông khái niệm hàm số đều xuất hiện ngầm ẩn trước khi khái niệm này được định nghĩa và nghiên cứu. Nó xuất hiện trước hết như một công cụ ngầm ẩn để giải quyết các bài toán liên quan đến sự tương ứng 1→1 của hai đại lượng biến thiên. Để nghiên cứu sâu rộng trong toán học và áp dụng rộng rãi trong thực tế khái niệm hàm số ra đời. Sau khi khái niệm hàm số được định nghĩa, nó lại là công cụ quan trọng để định nghĩa các khái niệm mới, và là công cụ để nghiên cứu và giải quyết các bài toán trên phạm vi rộng hơn. Hay nói cách khác, cả trong lịch sử và trong chương trình toán phổ thông khái niệm hàm số đều xuất hiện theo tiến trình công cụ – đối tượng – công cụ.
Qua phân tích ở chương 2 chúng ta nhận thấy khái niệm hàm số là một khái niệm rất quan trọng, là đối tượng nghiên cứu chính trong chương trình toán phổ thông. Ngay cả trước khi khái niệm này được giảng dạy và là công cụ để giải quyết nhiều kiểu nhiệm vụ tương ứng kiểu 1→1 . ngay cả trước khi khái niệm này được nghiên cứu. Từ đó đặt ra cho chúng tôi câu hỏi nghiên cứu: Có thể vận dụng khái niệm hàm số như một công cụ để dạy một khái niệm mới có ?
Để cụ thể hóa trong bài dạy chúng tôi chọn bài “Đại lượng tỉ lệ thuận” để thực nghiệm.
Giả thuyết nghiên cứu chúng tôi đặt ra là:
Thông qua hoạt động với việc sử dụng khái niệm hàm số trước hết như một công cụ ngầm ẩn, học sinh có thể giải quyết được bài toán tỉ lệ thuận trước khi khái niệm này được định nghĩa. Từ đó học sinh có thể nhận ra mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận và định nghĩa được khái niệm này.
Chương 3 THỰC NGHIỆM
Mục tiêu của chương
Chương này với mục đích tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra ở cuối chương 2 và kiểm tra tính thích đáng của giả thuyết nghiên cứu. Chúng tôi nhắc lại câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau:
Thông qua hoạt động với việc sử dụng khái niệm hàm số trước hết như một công cụ ngầm ẩn để giải các bài toán tỉ lệ thuận trước khi định nghĩa này được học, liệu thông qua hoạt động, học sinh có thể nhận ra đặc trưng của khái niệm tỉ lệ thuận và có thể khái quát được định nghĩa của khái niệm này?
Giả thuyết nghiên cứu
Thông qua hoạt động với việc sử dụng khái niệm hàm số trước hết như một công cụ ngầm ẩn, học sinh có thể giải quyết được bài toán tỉ lệ thuận. Từ đó có thể nhận ra mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận và định nghĩa được khái niệm này.
THỰC NGHIỆM