Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BẰNG TRONG TỔ CHỨC ĐẾN SỰ LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –MARKETING (Trang 62)

Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy ở thời điểm hiện tại, 03 thành phần của công bằng trong tổ chức ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Trường Đại học Tài chính – Marketing được xếp theo thứ tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp là: Công bằng tương tác (Beta = 0,426); Công bằng phân phối

58

(Beta = 0,372); Công bằng thủ tục (Beta = 0,122); đồng thời sự công bằng trong trong tổ chức được đánh giá không cao và chưa có sự tương thích với mức độ ảnh hưởng (mức độ quan trọng) của các thành phần công bằng trong tổ chức đến sự hài lòng của của cán bộ, công nhân viên chức. Nghĩa là, so với mô hình lý thuyết đề xuất ban đầu thì 02 thành phần: công bằng ứng xử và công bằng thông tin hợp nhất vào một thành phần là Công bằng tương tác như cách gọi của Kamram Iqbal (2013).

Thảo luận kết quả nghiên cứu trên đây bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 02 nhóm cán bộ, công nhân viên chức đã tham gia nghiên cứu định tính, các ý kiến thống nhất cho rằng kết quả nghiên cứu này là có cơ sở để tin cậy, vì những lý sau đây:

- Về mặt lý thuyết kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kamram Iqbal (2013). Đó là công bằng trong tổ chức gồm 03 thành phần: Công bằng phân phối; Công bằng thủ tục; Công bằng tương tác. Trong đó, Công bằng tương tác và công bằng về phân phối có quan hệ mạnh đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên, trong khi đó công bằng thủ tục có tác động không đáng kể đến việc hài lòng đối với công việc của nhân viên.

- Về mặt thực tiễn, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin hiện nay, thông tin trong tổ chức trở thành phương thức chủ yếu để truyền đạt các mệnh lệnh hành chính giữa cấp trên đối với cấp dưới; để trao đổi công việc giữa các cán bộ, công nhân viên chức với nhau. Nghĩa là, thông tin là phương tiện để tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức, đặc biệt trong các tổ chức có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao như ở các trường đại học. Hơn nữa, cũng chính vì sự phát triển của công nghệ thông tin, nên hành vi ứng xử giữa các cá nhân trong tổ chức không nhất thiết phải bằng lời nói, hay hành động mà được thay thế bằng các hình thức truyền đạt thông tin khác nhau. Bởi thế, việc hợp nhất 2 thành phần: Công bằng trong ứng xử và Công bằng thông tin vào một thành phần Công bằng tương tác là hợp lý.

Ở một phương diện khác, trường đại học là tập hợp đội ngũ trí thức, vì thế nhu cầu quan hệ; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu thể hiện cao nhiều hơn so với mặt bằng chung của xã hội và Công bằng tương tác chính là điều kiện để các nhu cầu

59

này của họ được thỏa mãn. Vì thế, Công bằng tương tác là yếu tố quan trọng nhất đem đến sự hài lòng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong các trường đại học. Dĩ nhiên, Công bằng phân phối là bằng chứng rõ rệt nhất của sự công bằng trong tổ chức và ảnh hưởng quyết định đến thu nhập và đời sống vật chất của mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức. Bởi vậy, sự quan tâm của họ bên cạnh Công bằng tương tác, là Công bằng phân phối. Trong khi đó, Công bằng về thủ tục chỉ có ý nghĩa tạo lập khung pháp lý về môi trường làm việc, nên chủ yếu ảnh hưởng đến sự vận hành và hiệu quả công việc của cá nhân trong tổ chức. Vì thế, không phải là mối quan tâm hàng đầu của số đông các cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức trong trường đại học.

Về sự công bằng trong trong tổ chức được đánh giá không cao và chưa có sự tương thích với mức độ ảnh hưởng (mức độ quan trọng) của các thành phần công bằng trong tổ chức đến sự hài lòng của của cán bộ, công nhân viên chức được giải thích là do trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các trường đại học tăng

cao; quy mô đào tạo và các loại hình đào tạo của Nhà trường có sự tăng trưởng nhanh; cơ cấu tổ chức nhân sự có nhiều sự thay đổi; trong khi đó, số lượng, chất

lượng nguồn nhân lực mà trước hết là đội ngũ giảng viên; cán bộ quản lý chưađược bổ sung kịp thời.

Tóm tắt Chương 4

Chương này thực hành phân tích dữ liệu nghiên cứu nhằm kiểm định các thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ dữ liệu phỏng vấn 214

cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức (sau khi đã gạn lọc) được chọn ra bằng phương pháp chọn mẫu hệ thống (xác suất) dựa theo danh sách cán bộ công nhân viên chức của toàn Trường với bước nhảy bằng 2 (cách 1 chọn 1). Riêng đối tượng cán bộ giảng viên có học vị tiến sỹ trở lên do số lượng ít (28 Tiến sĩ và 07 Phó Giáo

sư - Tiến sỹ) nên được chọn toàn bộ.

Quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu gồm các công đoạn: đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích

60

hồi quyvề ảnh hưởng của các thành phần công bằng trong tổ chức đến đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Trường Đại học Tài chính – Marketing.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 03 thành phần của công bằng trong tổ chức ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại Trường Đại học

Tài chính – Marketing và mức độ ảnh hưởng (mức độ quan trọng) của chúng có sự phân định thứ bậc rõ rệt, đó là: Công bằng tương tác (Beta = 0,426); Công bằng phân phối (Beta = 0,372); Công bằng thủ tục (Beta = 0,122). Trong khi đó, giá trị thực trạng (giá trị trung bình) của của các thành phần công bằng trong tổ chức không có sự khác biệt nhau đáng kể.

Tuy nhiên, mô hình 03 thành phần công bằng trong tổ chức được kiểm định trên đây chỉ giải thích được 68% biến thiên của sự hài lòng đối với công việc của

nhân viên tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Nghĩa là, khả năng sẽ còn có các thành phần khác, hoặc các biến quan sát khác đo lường 03 thành phần công bằng trên đây nhưng chưa được cô đọng trong mô hình của nghiên cứu này.

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BẰNG TRONG TỔ CHỨC ĐẾN SỰ LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –MARKETING (Trang 62)