Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm khám phá các thành phần của sự công bằng và thẩm định mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ở chương 2 (hình và thang đo nháp do tác giả xây dựng dựa trên cở sở khái niệm nghiên cứu (các thành phần của công bằng trong tổ chức; sự hài lòng đối với công việc của nhân viên) và thang đo của các nghiên cứu trước cho phù hợp với môi trường làm việc tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức cho các bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung gồm hai nhóm (một nhóm gồm 8 cán bộ, nhân viên văn phòng và một nhóm gồm 8 cán bộ, giảng viên đều có trên 3 năm công tác tại Trường Đại học Tài chính – Marketing).
Đây là đối tượng nghiên cứu có thời gian làm việc và có trình độ nên có đủ kiến thức và thông tin để tham gia thảo luận nhóm. Tác giả sử dụng dàn bài thảo luận
nhóm để phục vụ cho việc thảo luận nhóm. Nội dung của dàn bài thảo luận nhóm bao gồm 02 phần:
- Phần 1 bao gồm các câu hỏi khám phá (các thành phần của sự công bằng trong tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên) và các câu hỏi khẳng định về sự phùhợp của mô hình nghiên cứu lý thuyết do tác giả đề xuất ở chương 2
(hình 2.5).
- Phần 2 bao gồm các câu hỏi đề nghị những người tham gia thảo luận nhóm bổ sung; hiệu chỉnh biến quan sát đo lường các thành phần của sự công bằng trong tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên.
Phương thức thảo luận là các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo (phụ lục 1); các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các thành viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số thành viên đề xuất.
29
Việc tổ chức thảo luận nhóm tập trung tác giả thực hiện vào ngày 20 tháng 01 năm 2015. Kết quả thảo luận tập trung là cơ sở để tác giả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết được tác giả đề xuất trong chương 2 và thang đo nháp 1 thành thang đo nháp 2 sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử 30 cán bộ, giảng viên nhân viên hiện đang công tác tại Trường Đại học Tài chính – Marketing để kiểm tra mức độ hoàn chỉnh (câu chữ) về mặt hình thức của các biến quan sát đo lường các thành phần của công bằng trong tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên và khả năng cung cấp thông tin của đáp viên, trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành thang đo chính thức và thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức.