Xuất mô hình nghiên cứu: “Ảnh hưởng của công bằng trong tổ chức

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BẰNG TRONG TỔ CHỨC ĐẾN SỰ LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –MARKETING (Trang 29)

đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trong trường đại học”

Trên cơ sở lý thuyết và kế thừa kết quả nghiên cứu của Al-Zu’bi (2010), kết hợp với đặc điểm môi trường trong các trường đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của sự công bằng trong tổ chức đến sự hài lòng với công việc của nhân viên gồm 4 yếu tố: (1) công bằng trong phân phối; (2) công bằng trong thủ tục; (3) công bằng trong ứng xử giữa quản lý và

các nhân viên; (4) công bằng trong thông tin (hình 2.5).

Trong đó:

Công bằng trong phân phối: là sự nhận thức công bằng về những kết quả

mà nhân viên nhận được từ tổ chức (Alsalem và Alhaiani, 2007), cụ thể là công bằng về các kết quả liên quan đến tiền lương, sự công nhận, phần thưởng,… (Al- Zu’bi, 2010).

Công bằng phân phối

Công bằng thông tin

Công bằng trong ứng xử giữa quản lý và nhân viên

Công bằng thủ tục

Sự hài lòng đối với công việc

25

Theo Adams (1965); Leventhal (1976); Al-Zu’bi (2010), khi việc phân phối các kết quả trong tổ chức là công bằng sẽ tạo cho nhân viên nhận thức họ được đối xử công bằng, từ đó gia tăng sự hài lòng đối với công việc. Vì thế cho phép phát biểu giả thuyết HR1R:

HR1R: Công bằng trong phân phối càng cao thì sự hài lòng với công việc của nhân viên càng cao.

Công bằng về thủ tục: là nhận thức của nhân viên về tính công bằng của

các quy tắc và các thủ tục điều chỉnh một quá trình. Công bằng thủ tục cho thấy tính trung lập của các thủ tục chính thức và các quy tắc kiểm soát hệ thống (Nabatchi và Good, 2007). Công bằng về thủ tục có nghĩa là bất cứ ai đều phải tuân theo một cách bình đẳng (một khía cạnh then chốt của pháp trị). Công bằng theo nghĩa này hàm ý tất cả mọi người, trên nguyên tắc, đều có những quyền như nhau để cạnh

tranh và đều được đối xử bình đẳng (Greenberg, 1987; Bayles, 1990).

Kết quả nghiên cứu của Whisenant và Smucker (2009), Al-Zu’bi (2010)

và Iqbal (2013) cho rằng, khi công bằng về thủ tục càng tăng thì càng gia tăng sự hài lòng đối với công việc của nhân viên. Vì thế cho phép phát biểu giả thuyết HR2R:

HR2R: Công bằng trong thủ tục càng cao thì sự hài lòng với công việc của nhân viên càng cao.

Công bằng trong ứng xử:được định nghĩa như bản chất mối quan hệ giữa

đồng nghiệp/cấp dưới với người giám sát, quản lý/cấp trên (Mohyeldin & Tahire, 2007). Theo Suliman (2000), các nhân viên nhận thức về mối quan hệ của mình với người giám sát trực tiếp là tốt sẽ cảm nhận tích cực hoạt động của mình so với những người nhận thức về mối quan hệ của mình với người giám sát của mình là tiêu cực.Vì thế cho phép phát biểu giả thuyết HR3R:

HR3R: Công bằng trong ứng xử giữa quản lý và các nhân viên càng cao thì sự hài lòng với công việc của nhân viên càng cao.

Công bằng thông tin: nghĩa là thông tin trong tổ chức được công khai,

minh bạch; các cá nhân được cung cấp đầy đủ thông tin; được quyền yêu cầu cấp trên cung cấp thông tin và quyền chia sẽ thông tin với đồng nghiệp người khác.

26

Theo Al-Zu’bi (2010), công bằng thông tin là cơ sở để nhân viên nhận thức và đánh giá về các thành phần công bằng khác, vì thế khi công bằng thông tin được thiết lập nó sẽ có tác dụng gia tăng nhận thức và sự hài lòng của nhân viên. Vì thế cho phép phát biểu giả thuyết HR4R:

HR4R: Công bằng thông tin càng cao thì sự hài lòng với công việc của nhân

viên càng cao.

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tóm tắt Chương 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2 tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu về công bằng trong tổ chức và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên, cùng mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết và các giả thuyết cho nghiên cứu về ảnh hưởng của công bằng trong tổ chức đến sự hài lòng đối với công việc của nhân

viên trong các trường đại học. Trong đó, khái niệm công bằng trong tổ chức gồm 4 thành phần: công bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng trong ứng xử và công bằng thông tin (hình 2.5).

Công bằng trong ứng xử giữa quản lý và nhân viên

Sự hài lòng

đối với công việc của

nhân viên

Công bằng thông tin

Công bằng phân phối

Công bằng thủ tục

H1+

H2+ H3+ H4+

27

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BẰNG TRONG TỔ CHỨC ĐẾN SỰ LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –MARKETING (Trang 29)