6. Bố cục của luận văn
1.3. Sơ lược về quá trình hình thành báo Tuổi trẻ và TTCT
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM và gồm bốn ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo, Tuổi Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ. Báo phát hành trên Việt Nam với số lượng gần 500.000 bản/ngày, số lượng ấn bản lớn nhất tại đất nước này của một tạp chí (số liệu từ tháng 6-2008). Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TPHCM). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ những ngày Chiến tranh Việt Nam. Đến tháng 07- 1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi Trẻ tăng lên ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16-01-1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000 tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm 1990. Ngày 01-01-1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.
Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10 năm 2002. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12 năm 2003. Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới.
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ).
Ngày 03-08-2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in màu toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên. Cũng là tờ báo in màu toàn bộ đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 21-06-2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là Tuổi Trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010.
Những sự kiện nổi bật
Tuổi Trẻ (nhật báo): Năm 2007 bắt đầu có 20 trang nội dung. Bao gồm
Chính trị - Xã hội, Thế giới, Kinh tế, Giáo dục, Nhịp sống trẻ, Nhịp sông số, Sức khỏe,...
Tuổi Trẻ Cuối tuần: (tuần báo) vốn có tên là Tuổi Trẻ Chủ nhật. Có nội dung phong phú với hầu hết các lĩnh vực, song do không có đầu tư tương xứng nên đến những năm đầu thế kỷ 21, bị tụt hậu nặng nề.
Tuổi Trẻ Cười: (tạp chí hàng tháng hiện nay là bán nguyệt san) xuất bản dưới thời Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Từng là tờ báo trào phúng duy nhất. Tuy nhiên, cũng giống như Tuổi Trẻ Cuối tuần không có đầu tư xứng đáng nên đến nay cũng tụt hậu so với trước đó.
Tuổi Trẻ Online: (báo điện tử) Được xuất bản lần đầu dưới thời Tổng biên tập Lê Hoàng năm 2003. Sau đó, nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh mạnh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và thứ 10 ở Việt Nam.
Áo trắng: (tạp chí hàng tháng) Là ấn phẩm liên kết với Nhà xuất bản Trẻ. Chủ yếu là thơ văn cho tuổi mới lớn.
Tuổi Trẻ Mobi: Là phiên bản của Tuổi Trẻ Online cho điện thoại di động. Tuổi Trẻ Media Online: Ấn phẩm đa phương tiện, phát hành trên mạng.
Đội ngũ:
Nhiều thế hệ phóng viên của Tuổi Trẻ đã tạo dấu ấn trên mặt báo và được bạn đọc tại Việt Nam yêu thích. Có thể kể đến các tác giả như Hàng Chức Nguyên (cây bút viết phóng sự về người nghèo trong xã hội), Thủy Cúc (chuyên mục Ký sự pháp đình), Cù Mai Công (phóng sự Saigon by night), Bình Nguyên (ký sự đường xa), Hoài Lê (thể thao), Cam Ly (quốc tế - đã định cư tại Mỹ)...
Cơ chế của báo cũng giống như làng báo Việt Nam, khá trì trệ và đã không bắt mạch được với những tiến bộ của môi trường làm việc xung quanh. Dù là tờ báo thuộc loại
tiên tiến và có tiềm lực mạnh nhất làng báo Việt Nam, bào Tuổi Trẻ vẫn bị "chảy máu chất xám" nặng nề. Các nhân lực chủ chốt, các cây bút chủ chốt của Tuổi Trẻ đã lần lượt ra đi.
Tuổi Trẻ được xem như một "lò" đào tạo số một bởi một số phóng viên, biên tập viên của Tuổi Trẻ rời bỏ báo, lại trở thành lãnh đạo của các báo khác như Người lao động, Sài Gòn Giải phóng, Pháp luật TP HCM.