Liên kết hình thức trong văn bản

Một phần của tài liệu khảo sát thành ngữ và quán ngữ trên báo tuổi trẻ cuối tuần (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Liên kết hình thức trong văn bản

Như đã nói, liên kết là đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. Vậy liên kết là gì? Trên thực tế cách hiểu về liên kết không hoàn toàn đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu ngôn ngữ.

Tác giả Diệp Quang Ban trong công trình nghiên cứu của mình cho rằng “liên

kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong câu (hai mệnh đề) theo

yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì

phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng

liên kết được với nhau” [ 8 ; 347].

Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản” quan niệm rằng “Mạng lưới các mối quan hệ giữa các câu trong một văn bản như thế gọi là liên

kết của nó” [73 ; 22]. Ông cho rằng liên kết nội dung và hình thức có mối quan hệ

biện chứng chặt chẽ với nhau. Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu để diễn đạt nội dung. Đồng thời từ liên kết nội dung tác giả tách thành hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết logic.

Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp cũng có đề cập đến liên kết. Theo đó “Liên kết là dấu hiệu hình thức chỉ ra các kiểu quan hệ giữa

các câutrong diễn ngôn” [28 ; 436].

Tác giả Phan Mậu Cảnh trong công trình “Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt” định nghĩa “Liên kết là mạng lưới các mối quan hệ về nội dung giữa các

thành tố trong văn bản được thể hiện qua những hình thức liên kết nhất định, đồng

thời là mối quan hệ giữa văn bản và những nhân tố ngoài văn bản được thể hiện qua

những dấu hiệu nhất định” [9 ; 35]. Theo ông, liên kết hình thức trong văn bản: “

một phương tiện quan trọng của liên kết nhằm thể hiện nội dung, chủ đề của văn bản.

Các đơn vị liên kết trong văn bản là các thành tố tham gia vào trong kết cấu

của văn bản, trong đó có hai thành tố quan trọng, cơ bản và điển hình nhất là câu và

đoạn văn. Để tiện việc trình bày liên kết hình thức, người ta quy ước: trong hai câu

liên kết với nhau, có một câu gốc làm cơ sở gọi là câu chủ ngôn và câu sau liên kết

với câu chủ ngôn gọi là câu kết ngôn. Các phép liên kết (hay còn gọi là các phương

tiện liên kết) bao gồm: phép quy chiếu, phép nối, phép lặp, phép thế, phép tỉnh lược"

[9 ; 44].

Do đó ta có thể định nghĩa phép liên kết là cách thức sử dụng các yếu tố hình

thức để thể hiện liên kết nội dung trong văn bản. Nói cách khác, phép liên kết là sự

thể hiện liên kết nội dung thông qua hệ thống phương tiện hình thức. Phương tiện liên kết hình thức dùng để thực hiện liên kết các thành tố trong văn bản.

1.1.3.3. Các phương tiện liên kết hình thức trong văn bản

Cùng với sự đa dạng phong phú của các kiểu liên kết trong văn bản, các phương tiện liên kết dùng để biểu thị tính liên kết cũng vô cùng phong phú đa dạng. Tuy nhiên nhìn đại thể, các phương tiện sau đây vẫn thường nhất trí xem là các phương tiện thực hiện chức năng liên kết trong văn bản.

a) Phép nối: “Phép nối là việc dùng các từ ngữ có chức năng liên kết các câu trong

văn bản” [ 9 ; 297]. Phép nối có 2 loại: phép nối lỏng và phép nối chặt.

Phép nối lỏng: “là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một

quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà ngôi còn lại là chủ ngôn [ 9 ; 297].

a1) Phép nối lỏng được thực hiện theo hai cách :

1) Cách dùng từ và các cụm từ làm thành phần chuyển tiếp. Cụ thể như sau :

* Các từ liên kết: đồng thời, nhìn chung, vả lại, thậm chí, cho nên, cuối cùng, bởi lẽ,

nói chung, bao gồm,…

* Các tổ hợp từ cố định hóa như: thứ nhất, thứ hai, trước tiên, sau cùng, tóm lại, một

là, hai là, ngoài ra, mặt khác, một mặt,…

* Các tổ hợp “từ nối + đại từ” như: trênđây, sau đây, vì vậy, như vậy,… Ví dụ:

- Nói tóm lại, người ta có quyền vứt xuống dòng nước đã nuôi dưỡng bao đời cha

ông mình tất cả những gì uế tạp nhất.

(Bài của Mạc Đại, số 24, ngày 21.6.2009, tr. 42)

- Nhưng trước tiên, mùa hè là mùa “độc quyền” của tuổi học trò.

(Bài của Bùi Diệp, số 24, ngày 21.6.2009, tr.17) Nhìn chung, “các từ ngữ làm chức năng chuyển tiếp thường đứng ở đầu câu

sau, có liên kết hồi quy với câu trước” [9 ; 297].

2) Cách dùng phụ từ làm chức năng liên kết lâm thời “Phụ từ vốn là những từ đi kèm

với động từ, tính từ. Một số phụ từ trong số đó được dùng như những phương tiện

liên kết câu: cũng, vẫn, chưa, vẫn, còn, đã, đang,…” [9 ; 297]. Một số phụ từ đi kèm

với danh từ, đại từ làm phương tiện liên kết câu như: nói chung, nhìn chung, nói cách

- Nói chung mùa hè là học tuốt.

(Bài của Bùi Diệp, số 24, ngày 21.6.2009, tr.17) Như vậy, các phương tiện liên kết câu bằng phép nối rất phong phú, đa dạng. Ta có thể chia chúng thành các nhóm quan hệ:

1)Thứ nhất là quan hệ định vị bao gồm định vị thời gian và không gian

- Nhóm định vị thời gian, gồm :

+ Thời gian kế tiếp: sau đó, vẫn còn, trước hết, trước tiên là, sau là, nhất là,…

+ Thời gian đảo: trước hết, sau khi, như đã nói trên,…

+ Thời gian đồng thời: đồng thời, trong đó, trong khi, cho nên,…

+ Thời gian đột biến, ngắt quãng: bỗng nhiên, tuy nhiên, trái lại,…

- Định vị không gian gồm: hiện nay, bên cạnh, gần đây, mới đây,…

2) Thứ hai là quan hệ logic diễn đạt :

- Trình tự diễn đạt:

+ Mở đầu: trước hết, trước tiên, thoạt tiên, đầu tiên, sau đây,một là,…

+ Diễn biến: trở nên, ở trên, như trên đã nói, bao gồm, rõ ràng là, do vậy, đồng thời,…

+ Kết thúc: cuối cùng, tóm lại, nhìn chung, kết luận rằng, kết quả là,...

- Thuyết minh, bổ sung:

+ Giải thích: tức là, nghĩa là, nói cách khác, cụ thể là, suy cho cùng, thiết nghĩ,…

+ Minh họa: ví dụ, thí dụ, chẳng hạn,…

+ Bổ sung: ngoài ra, hơn nữa, theo đó, cũng cần nói thêm, còn nữa,…

- Xác minh, nhấn mạnh:

+ Xác nhận: thật vậy, rõ ràng là, quả nhiên, tất nhiên, như vậy, như sau, sau đây,…

+ Chính xác hóa: thật ra, nói đúng ra, sự thật là, cam đoan rằng,…

+ Nhấn mạnh: đặc biệt, nhất là, đáng chú ý là, chính thế, chính là,…

3) Thứ ba là quan hệ logic sự vật :

- Quan hệ nhân quả: thìra, hóa ra, như vậy, vì vậy, thế là, cho nên,…

- Quan hệ tương phản: tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng, một mặt, mặt khác,…

a2) Phép nối chặt: là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ trực thuộc với chủ ngôn.

Như vậy, nối chặt là một biện pháp mà thông qua từ ngữ liên kết, các câu trong chuỗi lời nói liên kết chặt chẽ hơn [9 ; 297-298]. Ví dụ :

Tôi thấy khoa học xã hội phải làm cho con người Việt Nam ta tốt đẹp, cao thượng.

Giá trị con người là ở chỗ đó. Như vậy người làm khoa học xã hội phải là người có

những đức tính như thế. Cho nên tôi luôn phải nhấn mạnh với các đồng chí những

điều này. (Phạm Văn Đồng) [8 ; 364].

b) Phép lặp: là việc dùng lại (giữ nguyên) ở các câu kết ngôn các yếu tố đã xuất hiện trong câu chủ ngôn. Nói cách khác, lặp là việc sử dụng những từ ngữ giống nhau ở những câu khác nhau trong văn bản. Trong liên kết văn bản, phép lặp được thể hiện bằng các kiểu:

- Lặp từ vựng: lặp lại các từ ngữ ở câu chủ ngôn và kết ngôn [9 ; 300]. Ví dụ:

Đấy là lập luận trí tuệ và logic của người lớn. Nhưng, ô hay, mùa hè là mùa của các

cháu cơ mà. Nếu quan tâm, chỉ xin giúp các cháu nghỉ hè sao cho có ích, đừng “trầm

trọng hóa” mùa hè.

(Bài của Bùi Diệp, số 24, ngày 21.6.2009, tr.17) - Lặp ngữ âm: các bộ phận ngữ âm trong tiếng được lặp lại ở những câu khác nhau trong đoạn hay văn bản. Ví dụ:

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

- Lặp cú pháp: là lặp lại cấu trúc của câu chủ ngôn ở các câu kế cận trong văn bản. Ví dụ:

- “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải

Nhìn chung, lặp là một biện pháp liên kết có chức năng: ngoài chức năng liên kết nó còn có tác dụng duy trì chủ đề, đề tài đồng thời có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu một nội dung, ý nghĩa nào đó [6 ; 301].

c) Phép thế:“là phép dùng những từ ngữ khác nhau ở trong các câu kết ngôn nhưng

có cùng ý nghĩa với yếu tố trong câu chủ ngôn”. Có các loại phép thế sau:

- Thế đại từ: “đây là phép liên kết bằng cách dùng đại từ thay thế cho một yếu tố (từ

ngữ đã được nói trong câu chủ ngôn ” [ 6 ; 302]. Ví dụ:

“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái

đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo

và chính nghĩa”.

Ở đây “bọn thực dân Pháp”được thay bằng “chúng”.

- Thế đồng nghĩa: là việc dùng các từ có cùng nghĩa ở những câu khác nhau trong văn bản. Ví dụ:

“ Phụ nữ cũng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng theo kịp nam giới”.

(Hồ Chí Minh)

Trong ví dụ này “phụ nữ”cũng nghĩa với “chị em” nên được thay thế cho nhau.

d) Phép tỉnh lược: “phép tỉnh lược được xem như là một phương tiện liên kết văn

bản khi: việc rút gọn một bộ phận nào đó trong câu kết ngôn có thể dễ dàng tìm thấy

trong câu chủ ngôn. Biện pháp tỉnh lược này làm cho câu gắn bó với nhau, phụ thuộc

vào nhau về nội dung, ý nghĩa, cấu tạo”. Có hai loại tỉnh lược:

- Tỉnh lược mạnh: là biện pháp lược bỏ các thành phần nòng cốt đã xuất hiện trong câu chủ ngôn. Ta có thể tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ; thậm chí ta có thể tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ:

“ Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong

tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo

trong gươm, trong hòm”.(Hồ Chí Minh)

Câu này tỉnh lược thành phần chủ ngữ đã được nhắc lại ở câu đầu “tinh thần yêu nước”.

- Phép tỉnh lược yếu: là biện pháp lược bỏ các thành phần ở ngoài nòng cốt trong những câu kết ngôn. Các thành phần này thường do các động từ, danh từ quy định. Ví dụ :

- Chị thích nhất khoai lang luộc. Ngày nào má cũng mua về cho chị ăn. (Minh Hồng)

e) Phép liên tưởng: liên tưởng là quan hệ giữa các từ trong đó sự xuất hiện của từ sau trong tiềm thức. Như vậy các từ phải có chung một nét nghĩa nào đó trong một trường.

Quan hệ liên tưởng theo nghĩa rộng bao gồm: liên tưởng đồng nghĩa và liên tưởng trái nghĩa.

Quan hệ liên tưởng theo nghĩa hẹp là sự liên tưởng các từ trong cùng một trường nghĩa.

Phép liên tưởng với tư cách là một phương diện liên kết văn bản chính là việc sử dụng các từ ngữ ở câu chủ ngôn sẽ làm tiền đề để kéo theo các từ ngữ ở câu kết ngôn. Ví dụ:

“Tôi rất đau lòng thương xót đồng bào ta lâm vào hoàn cảnh ấy, vì lũ thực dân

hung ác, nhưng một phần cũng vì tôi, người phụ trách số phận đồng bào, chưa lập

tức xua đuổi được loài thú dữ và cứu ngay đồng bào ra khỏi địa ngục thực dân”.(Hồ

Chí Minh)

Ở đây khi nói đến thực dân hung ác, thú dữ ta liên tưởng ngay đến thực dân Pháp tàn bạo mặc dù văn bản không hề nhắc tới.

f) Phép tuyến tính: “Các yếu tố trong chuỗi lời nói được thể hiện theo trật tự trước

sau, gọi là trật tự hình tuyến. Trật tự này giúp cho người nói thể hiện rõ ý và người

đọc có thể lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra. Các câu, các phần trong văn bản

cũng được tổ chức theo nguyên lý như vậy” [9 ; 311].

Phép liên kết tuyến tính có tác dụng gắn bó, liên hệ chặt chẽ về ngữ nghĩa giữa chúng mà không cần từ ngữ liên kết khác. Có hai loại liên kết tuyến tính: liên kết tuyến tính theo thời gian và liên kết tuyến tính phi thời gian. Ví dụ :

- Một chiếc F4 hạ thấp độ cao bổ nhào cắt bom. Hai mươi bốn chùm đạn phóng lên.

Bảy quả bom tung tóe dưới chân đồi. Chiếc máy bay bùng cháy. (Nguyễn Sinh, Vũ kỳ

Lân)

Một phần của tài liệu khảo sát thành ngữ và quán ngữ trên báo tuổi trẻ cuối tuần (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)