0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Thành ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần năm 2007, 2008, 2009

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH NGỮ VÀ QUÁN NGỮ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN (Trang 43 -43 )

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Thành ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần năm 2007, 2008, 2009

2.2.1.1. Đặc trưng cấu trúc của thành ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần a) Khái quát về cấu trúc thành ngữ trên báo tuổi trẻ cuối tuần

a

1) Tính bất biến và khả biến của thành ngữ

Về mặt lý thuyết, thành ngữ là những đơn vị tương đương từ. Do vậy, một trong những đặc tính nổi bật của nó là tính chặt chẽ, cố định về mặt cấu trúc hình thức. Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng thì hầu hết các đơn vị thành ngữ đều có khả năng biến đổi

ít nhiều về mặt cấu trúc tùy vào mục đích sử dụng và khả năng biến đổi của từng thành ngữ. Người ta gọi đó là những biến thể thành ngữ.

Chúng ta biết rằng thành ngữ là loại đơn vị định danh bậc hai. Nó được hình thành sau từ và bằng từ. Thoạt đầu, nó cũng là những kết hợp ngôn ngữ bình thường, sau đó bằng con đường hành chức mà giá trị thực của kết hợp đó bị nhược hóa đi và thay vào đó bằng một giá trị biểu trưng mới. Do vậy giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trên thực tại sử dụng của kết hợp đó đã mang dáng dấp võ đoán của một tín hiệu ngôn ngữ. Và thế là nó nghiễm nhiên trở thành một đơn vị định danh sẵn có của ngôn ngữ tương đương từ (đơn vị định danh bậc một). Đến đây, do áp lực là một đơn vị tương đương từ nên thành ngữ buộc phải tồn tại dưới hình thức của một tín hiệu. Mang trong mình tư cách của một tín hiệu, lẽ dĩ nhiên hình thức tồn tại và giá trị ngữ nghĩa của thành ngữ phải là một chỉnh thể bất biến, cố định và trên thực tế, ở dạng từ điển hóa, mọi thành ngữ đều được cấp cho một hình thức tồn tại và một giá trị ngữ nghĩa cố định.

Tuy nhiên, thực tế sử dụng lại có vẻ mâu thuẫn với tính bất biến của thành ngữ. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, thành ngữ được hình thành bằng con đường hành chức. Hơn nữa, hình thức tồn tại chính của thành ngữ là ở dạng hành chức mà thành ngữ lại là một đơn vị được dùng rất rộng rãi bởi nhiều đối tượng, cho nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Do vậy khả năng biến đổi của thành ngữ khi hành chức cũng là một điều dễ hiểu. Tuy vậy cũng cần phải thấy rằng con đường chính để thành ngữ trở thành một đơn vị từ vựng chính là sự tổng hợp của tất cả các ngữ cảnh sử dụng chúng ở các dạng thức khác nhau. Như vậy, tính bất biến và khả biến chính là hai mặt có quan hệ biện chứng của thành ngữ. Về điểm này, GS Hoàng Văn Hành cũng cho rằng: Tính bền vững của thành ngữ trong hệ thống chuẩn và tính uyển

chuyển của nó trong sử dụng là hai mặt không hề mâu thuẫn không hề loại trừ

nhau [ 30 ; 29].

a2) Về phương thức cấu tạo:

Trong Thành ngữ học tiếng Việt, GS.TS Hoàng Văn Hành đưa ra tiêu chí phân loại thành ngữ dựa vào phương thức cấu tạo. Trên cơ sở đó, ông đã phân thành ngữ làm ba loại:

- Thành ngữ so sánh:

Loại thành ngữ này khá phổ biến trong thành ngữ tiếng Việt. Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững bắt nguồn từ ghép so sánh mang nét nghĩa biểu trưng.

Nếu như cấu trúc của phép so sánh thông thường gồm bốn dạng:

1) At như B: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải dịu hiền như một người chị (Hồ Chí Minh).

2) A như B: “Thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa”

(Hồ Chí Minh)

3) t như B: “Ấp úng như thùng đứt vành. Trả lời không được phải đành ngậm câm”. (Ca dao)

4) Như B: “Như cá nằm trong chậu, quân địch chết bị thương và bị bắn chết”.

(Hồ Chí Minh)

Ta thấy rằng cấu trúc của thành ngữ so sánh chỉ tương ứng với dạng thứ ba và dạng thứ tư của phép so sánh, cụ thể là:

1) t như B: Nợ như chúa chổm, đẹp như tiên, chậm như rùa,… 2) Như B: Như cá với nước, như ong vỡ tổ, như mèo thấymỡ,… - Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng:

Đây là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Theo Giáo sư Hoàng Văn Hành, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng làm nên diện mạo của thành ngữ tiếng Việt, chiếm 2/3 tổng số thành ngữ. Các thành ngữ có cấu trúc đối xứng như: thay lòng đổi dạ, đầu tắt

mặt tối, ăn nên làm ra,…

Chúng có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Quan hệ đối xứng đó được thiết lập dựa trên hai bình diện: đối ý và đối lời. Đối ý là đối ở cấp độ vế, còn đối lời là đối ở cấp độ yếu tố. Ví dụ: Thành ngữ “đầu voi

đuôi chuột” ta thấy “đầu voi” đối xứng với “đuôi chuột”. Đây là đối xứng ở cấp độ vế,

nó giúp ta nhận ra nghĩa của thành ngữ này là việc làm không cân đối, khi đề ra thì to tát qui mô còn khi thực hiện thì thu nhỏ dần, kết quả rất ít. Nhưng quan hệ đối ý này có được là nhờ vào quan hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ, đó chính là quan hệ đối lời.

Trong thành ngữ trên, nhờ có quan hệ đối xứng giữa yếu tố “đầu” và “đuôi”, “chuột” với “voi” mà ta suy ra được ý nghĩa của thành ngữ. Cần nhận thấy, để có được sự đối lời đó thì nội dung ngữ nghĩa các yếu tố đối xứng nhau trong hai vế ở phần lớn các thành ngữ phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa và chúng phải cùng một phạm trù từ loại.

- Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng:

Bên cạnh thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng còn có một bộ phận không thuộc vào hai kiểu cấu tạo trên, GS Hoàng Văn Hành gọi đó là thành ngữ thường hay là thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 153 số báo trong ba năm 2007, 2008, 2009 và thống kê được tần số xuất hiện các loại thành ngữ chia theo phương thức cấu tạo như sau: trong tổng 16 lượt thành ngữ thì có 911 lượt thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng được sử dụng, chiếm 54,45% ; thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng là 516 lượt, chiếm 32,9% và cuối cùng là thành ngữ so sánh với 206 lượt, chiếm 12,65%.

2.2.1.2. Cấu trúc của thành ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần

a) Xét về tính bất biến và tính khả biến

Qua thực tế khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy trong tổng số 1633 lượt thành ngữ xuất hiện trong 153 số báo ở ba năm 2007, 2008, 2009 thì có 1485 lượt thành ngữ được sử dụng nguyên dạng, chiếm tỉ lệ 90,9% ; còn lại là 148 lượt thành ngữ được thành ngữ được sử dụng ở dạng linh hoạt, sáng tạo, biến đổi, chiếm 9,1%,

Vấn đề đặt ra là trong tồn tại ở dạng biến thể thì cách tồn tại của chúng ở mỗi một ngữ cảnh là khác nhau. Tuy nhiên sự biến đổi của chúng cũng tuân theo những quy luật nhất định và nhờ vậy mà tính thành ngữ của chúng vẫn được đảm bảo. Cũng chính vì thế, chúng tôi mới có cơ sở để khái quát thành một số dạng cấu trúc đặc trưng của thành ngữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần với các tên gọi như sau:

1. Cấu trúc nguyên thể 2. Cấu trúc tỉnh lược

3. Cấu trúc khai triển (thêm) 4. Cấu trúc hoán đổi (đảo)

6. Cấu trúc tách

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những khái quát bước đầu nảy sinh đồng thời với quá trình xử lý tư liệu của chúng tôi. Tùy theo nhãn quan khác nhau và mục đích nghiên cứu khác nhau có người sẽ chia nhỏ hơn, cụ thể hơn hoặc ít hơn, khái quát hơn. Ở đây, chúng tôi chỉ chọn những dạng thức mà theo chúng tôi nó làm nên đặc trưng cấu trúc của thành ngữ trên báo TTCT khi đi vào hành chức trong các ngữ cảnh trên báo TTCT như một đơn vị cố định.

a

1) Cấu trúc nguyên thể:

Dạng cấu trúc này chiếm số lượng rất cao. Điều này cũng dễ hiểu vì thành ngữ là một đơn vị bền vững của ngôn ngữ, là “khối từ ngữ đúc sẵn”. Tính bền vững đó là do sự vững chắc về kết cấu, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa quyết định. Ta không thể tùy tiện phá vỡ kết cấu của thành ngữ. Có khi sự thay đổi một yếu tố nào đó có thể làm phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của thành ngữ và làm cho thành ngữ mang một cấu trúc và một ý nghĩa hoàn toàn mới. Bởi thành ngữ vốn là một cụm từ tự do nhưng lại được gọt giũa, trau chuốt, sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành quen thuộc trong lời nói. Kết cấu cũng như ngữ nghĩa của thành ngữ đã được người bản ngữ ghi nhận và sử dụng thường xuyên trong lời nói của mình với tính chất là đơn vị hiển nhiên mang tính qui ước xã hội. Mặt khác, nhân dân ta từ xưa đến nay vốn chuộng lối nói so sánh, ví von, bóng bẩy vì thế đã tạo ra một kho thành ngữ rất phong phú, đa dạng. Có những vấn đề mà từ thông thường không thể diễn đạt được hoặc là diễn đạt dài dòng, rườm rà thì thành ngữ phát huy được tác dụng của mình. Trên các trang báo, các nhà báo đã đưa thành ngữ nguyên dạng vào các bài viết hết sức tự nhiên và nhuần nhuyễn. Ví dụ:

- Những giải đấu do chính chúng ta tổ chức hay những chuyến xuất quân “mang

chuông đi đánh xứ người” diễn ra liên tục trong đời sống của thể thao nước nhà.

(Bài của Tấn Phúc- Khương Xuân, số 32, ngày 16.8.2009, tr.34) - Cũng đừng vội tin rằng Mc đã hoàn toàn tâm phục khẩu phục nhân dân VN.

Chúng tôi nhận thấy rằng sự xuất hiện của các thành ngữ đã giúp nhà báo có thể diễn đạt được nội dung của bài báo một cách khúc chiết và dễ hiểu. Điều này cũng rất phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của báo chí là ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.

a

2) Cấu trúc tỉnh lược:

Cấu trúc tỉnh lược là dạng cấu trúc mà các thành ngữ tồn tại dưới hình thức rút gọn trong các ngữ cảnh trong các văn bản của tờ báo TTCT. Theo thống kê của chúng tôi trong tổng 1633 lượt thành ngữ xuất hiện trên 153 số báo thì có 31 lượt, chiếm tỉ lệ 1,9%.

Thành ngữ xuất hiện ở dạng tỉnh lược phải rút ngắn về mặt cấu trúc nhưng nghĩa vẫn không thay đổi. Tuy rằng về mặt tỷ lệ dạng cấu trúc tỉnh lược chỉ chiếm số lượng nhỏ nhưng đây vẫn là một dạng cấu trúc rất đặc trưng của thành ngữ trên tờ báo TTCT. Nó chính là bằng chứng sinh động về sự vận dụng tài tình, linh hoạt của các nhà báo đối với kho tàng thành ngữ. Ví dụ:

- Coi như ông Galbraith thay mặt ông Holbrooke “cắm dùi” ở Kabul.

(Bài của Danh Đức, số 42, ngày 25.10.2009, tr.7)

- Nguyễn Thúy Linh- người phụ nữ từ bàn tay trắng làm nên cơ đồ.

(Bài của Nguyễn Văn Thọ, số 11, ngày 22.3.2009, tr.34) Thành ngữ “hai bàn tay trắng” đã được Nguyễn Văn Thọ lược bớt một thành tố là “hai” nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ nội dung ý nghĩa và giúp cho cách diễn đạt được ngắn gọn, linh hoạt và sáng tạo hơn.

a

3) Cấu trúc khai triển:

Ngược lại với dạng cấu trúc tỉnh lược là dạng cấu trúc khai triển. Đây cũng là dạng cấu trúc đặc trưng của thành ngữ trên báo TTCT mà chúng tôi khảo sát được. Cấu trúc khai triển là dạng cấu trúc mà khi đi vào ngữ cảnh quan hệ của các yếu tố trong thành ngữ gốc được khai triển bằng cách ghép thêm những thành tố phụ hoặc thay bằng các yếu tố tương đương nhưng có kích thước lớn hơn. Có thể nói, cấu trúc khai triển của thành ngữ trên báo TTCT là một dạng cấu trúc biến thể khá tự do và hoàn toàn mang tính lâm thời. Có thể xem nó như những tổ hợp từ tự do theo kiểu diễn xuôi các đơn vị thành ngữ trong các ngữ cảnh. Trong 1633 lượt thành ngữ mà

chúng tôi thống kê được, số lượt thành ngữ có cấu trúc khai triển là 25 lượt chiếm 1,53%. Ví dụ:

Nhân chuyện sao chép, người ta còn đặt vấn đề sinh viên dám làm nhưng không

dám chịu .

(Bài của Cảnh Chánh, số 27, ngày 12.7.2009, tr.38) Dạng cấu trúc này chỉ có giá trị lâm thời trong một ngữ cảnh nhất định. Nó rất khó lặp lại trong một ngữ cảnh khác và cũng rất khó có một cấu trúc khai triển lại được dùng cho nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Nếu như dạng tỉnh cấu trúc lược các mối quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ gốc bị rút gon lại, ẩn kín đi thì ở dạng cấu trúc khai triển các mối quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ lại được mở rộng ra, diễn giải ra. Đây là hai dạng cấu trúc ngược nhau của thành ngữ khi đi vào hành chức trong các bài viết trên tờ báo TTCT mà chúng tôi khảo sát.

a

4) Cấu trúc hoán đổi:

Cấu trúc hoán đổi là dạng cấu trúc thường thấy của các thành ngữ đối khi đi vào hành chức. Ở tờ báo TTCT, thành ngữ có cấu trúc hoán đổi được dùng thường xuyên hơn và cũng uyển chuyển hơn. Cấu trúc hoán đổi của thành ngữ là dạng cấu trúc mà các yếu tố của thành ngữ gốc được hoán đổi vị trí cho nhau khi đi vào các ngữ cảnh cụ thể. Chúng tôi thống kê được 14 lượt thành ngữ có dạng cấu trúc hoán đổi, chiếm tỉ lệ 0,85%. Ví dụ :

- Quả là một sự hả dạ hả lòng cho các nước châu Phi sau nhiều năm phải chịu đựng

các khoản cho vay của phương Tây luôn kèm theo các điều kiện về quản trị quốc gia,

tôn trọng nhân quyền và việc chi tiêu phải hướng trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo.

(Bài của Richard Behar, số 33, ngày 23.8.2009, tr.39)

- Không lâu sau, Tí thấy một ánh sáng lóe lên cũng tiếng sét nhức óc đinh tai.

(Bài của Phương Linh, số 39, ngày 04.10.2009, tr.41)

a

5) Cấu trúc biến đổi thành tố:

Cấu trúc biến đổi thành tố là dạng cấu trúc mà một số yếu tố trong cấu trúc nguyên thể của thành ngữ được lâm thời thay thế bằng các yếu tố mới có giá trị tương đương trong ngữ cảnh mới. Chúng tôi thống kê được 47 lượt, chiếm 2,87%. Ví dụ:

- Buổi họp về chuyện đóng thuế thu nhập của phòng tôi diễn ra nhanh gọn, trưởng

phòng chốt lại như đinh đóng guốc : Cả phòng chúng ta duy nhất có anh Tư trà

đá là không đủ điều kiện đóng thuế thu nhập cá nhân do phải giảm trừ gia cảnh.

(Bài của Thục Anh, số 44, ngày 11.11.2007, tr.39)

- Tư xe ôm sáng mắt lên như buồn ngủ gặp cà phê đen

(Bài của Phương Linh, số 45, ngày 18.11.2007, tr.39) Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cấu trúc biến đổi thành tố là một trong những cấu trúc có tần số xuất hiện tương đối nhiều so với những dạng cấu trúc biến đổi còn lại của thành ngữ xét về tính khả biến. Chẳng hạn thành ngữ “như đinh đóng cột” đã được Thục Anh thay đổi yếu tố “cột” thành “guốc”. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng sự thay đổi này dựa trên sự tương đồng giữa yếu tố bị thay và yếu tố thay. “Cột” và “guốc” đều thuộc từ loại danh từ, thứ hai là đều thuộc thanh trắc. Chính điều này đã làm cho cấu trúc thành ngữ không bị phá vỡ chỉ có nội dung ngữ nghĩa là thay đổi ít nhiều để phù hợp với ngữ cảnh thực tế. Bởi vì đây là chuyên mục “tiểu phẩm” nên các vấn đề thường được nhìn nhận dưới cái nhìn mỉa mai, chế giễu.

Tương tự như thế, thành ngữ “buồn ngủ gặp chiếu manh” cũng đã được Phương Linh thay bằng “buồn ngủ gặp cà phê đen”. Nội dung của cả hai thành ngữ đều giống nhau: “lúc đang cần điều gì lại gặp ngay điều kiện thuận lợi để đạt yêu cầu” [48; 42 ].

a

6) Tách: là việc tách thành ngữ thành hai hay nhiều vế cho phù hợp với nhu cầu diễn đạt và ngữ cảnh.

- Lề đường đã bị biến dạng đến mức kỳ lạ, nhìn không ra, chẳng khác gì một người

có “mày ngài” để còn nhận ra đôi “mắt phượng” thì nay cặp chân mày ấy đã bị

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH NGỮ VÀ QUÁN NGỮ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN (Trang 43 -43 )

×