6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ liên kết
2.2.2.1. Dựa vào tần số sử dụng
Như đã nói trên, mặc dù số lượng quán ngữ không nhiều bằng thành ngữ nhưng khả năng vận dụng quán ngữ trong văn bản thì rất lớn. Trong đó số lượng quán ngữ thực hiện chức năng liên kết lại càng được sử dụng hết sức linh hoạt và đa dạng trong văn bản.
Qua khảo sát 153 số báo mà luận văn tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thấy một điều rằng số lượng quán ngữ thực hiện chức năng liên kết được sử dụng trong các văn bản có số lượng tương đối lớn, tần số sử dụng cao. Trong 153 số báo Tuổi trẻ cuối tuần có 75 quán ngữ, xuất hiện 7910 lượt trong quá trình sử dụng. Trong đó, ở các số báo năm 2008, quán ngữ xuất hiện với tần số nhiều nhất là 2912 lượt, kế đến là năm 2007 với 2805 lượt và cuối cùng là năm 2009 với 2193 lượt. Và 75 quán ngữ mà chúng tôi thống kê được đều xuất hiện trong ba năm 2007, 2008, 2009 của báo Tuổi trẻ. Trong đó, chúng tôi nhận thấy có một số quán ngữ hay dùng và xuất hiện liên tục trong các văn bản như:
1) Quán ngữ “nói chung” xuất hiện 312 lượt. Đây là loại quán ngữ liên kết có cấu tạo chặt chẽ, có vị trí sử dụng rất linh hoạt trong các văn bản. Ví dụ:
- Tăng giá đền bù cũng là một cách để giữ đất trồng lúa, nhưng không nên chỉ
khoanh vùng vào mỗi cây lúa, nên đề cập đến giá đất nông nghiệp nói chung.
(Bài của Võ Văn Thành- Đức Bình, số 29, ngày 26.7.2009, tr.5)
- Ở Việt Nam, việc chiếu xạ nói chung cho các mục đích khoa học (như chiếu xạ cắt
mạch các hợp chất cao phân tử) và việc chiếu xạ trên thực phẩm nói riêng hiện chủ
(Bài của Nguyễn Văn Trung, số 9, ngày 8.3.2009, tr.19)
- Nhưng nói chung, các cầu thủ vẫn là người được lợi nhất.
(Bài của Nguyên Khôi, số 40, ngày 11.10.2009, tr.37)
- Nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ven biển Cà Mau nói
riêng đã bước đầu chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao.
(Bài của Huỳnh Lâm, số 24, ngày 21.6.2009, tr.18) Ngoài ra, cùng với việc dùng quán ngữ “nói chung”, ta còn gặp các đơn vị quán ngữ liên kết tương đương như: nói cho cùng, nói khái quát, nói cách khác, nói
một cách đơn giản, nói gọn lại, nói thẳng ra, nói một cách khác, nói ngắn gọn là,…
được sử dụng nhiều lần trong văn bản. Ví dụ:
- Nói cách khác, chúng ta đang đào tạo theo kiểu mì ăn liền, tận thu vài mùa là hết.
(Bài của P.Tấn, số 28, ngày 19.7.2009, tr.35)
- Điều đáng nói là sự gia tăng số lượng cũng đi kèm việc nâng cao chất lượng.
(Bài của Hiếu Nhi- Trung Nguyễn, số 43, ngày 04.11.2007, tr.26)
- Chính đồng tiền đã giúp những cư dân mới giàu có này được chăm sóc chiều
chuộng, hay nói cách khác, tiếng nói của họ luôn được lắng nghe kỹ lưỡng.
(Bài của Trần Thị Thanh Hương, số 44, ngày 11.11.2007, tr.13) 2) Quán ngữ “rõ ràng là” xuất hiện 283 lượt. Ví dụ:
- Nếu đợi trung ương quyết định thì nhiều khi không giảiquyết được vấn đề, trong khi
tiền của Hà Nội rõ ràng là không phải không có.
(Bài của Kiết Hưng- Cầm Văn Kình, số 44, ngày 11.11.2007, tr.5)
- Rõ ràng nền giáo dục như thế chỉ nhắm đến điểm, đến thành tích chứ không nhắm
đến giáo dục con người.
(Bài của Trần Thị Thanh Hương, số 44, ngày 11.11.2007, tr.9) 3) Quán ngữ “thực ra” xuất hiện 273 lượt. Ví dụ:
- Thật ra địa phương nào cũng muốn có quyền riêng nhưng như thế thì phải thể hiện
được sự thống nhất quản lý về mặt ngân sách từ trung ương đến địa phương và vấn
đề đó phải được Quốc hội quyết định.
(Bài của Phùng Quốc Hiển, số 44, ngày 11.11.2007, tr.5) 4) Quán ngữ “tức là” xuất hiện 252 lượt. Ví dụ:
- Người ngần ngại lên đường khi ngồi kể ra những cái thiếu ở trên tức là họ đang
thật sự thiếu những cái khác nữa: thiếu tinh thần ham hiểu biết thế giới mà ta đang
sống, thiếu tinh thần khám phá và thử sức khỏe ở giữa thiên hạ, thiếu khao khát có
được những cảm xúc thật mạnh, thật mới mẻ, thật rộng lớn.
(Bài của Hồ Anh Thái, số 43, ngày 04.11.2007, tr.17) 5) Quán ngữ “nói tóm lại” xuất hiện 250 lượt. Ví dụ:
- Nói tóm lại, người ta có quyền vứt xuống dòng nước đã nuôi dưỡng bao đời cha
ông mình tất cả những gì uế tạp nhất.
(Bài của Mạc Đại, số 24, ngày 21.6.2009, tr.42) 6) Quán ngữ “quả thật” xuất hiện 238 lượt. Ví dụ:
- Quả thật cơ hội cho người nghèo đã mở ra.
(Bài của Phan Sơn, số 29, ngày 26.7.2009, tr.21)
- Quả thật uy tín cá nhân của ông Hồ phổ biến đến mức tẩt cả mọi người, ngay cả
các kẻ thù chính trị của ông, đều thừa nhận là nếu như cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp
định Geneve được tổ chức thì nước VN đã được thống nhất dưới sự lãnh đạo của ông.
(Dẫn theo ALDEN WHITMAN, số 34, ngày 30.8.2009, tr.4) 7) Quán ngữ “nghĩa là” xuất hiện 227 lượt. Ví dụ:
- Hạnh phúc là khi cho đi, nghĩa là bạn đang nhận lại rấtnhiều.
(Bài của Nguyễn Lê Minh, số 25, ngày 28.6.2009)
- Nghĩa là khi công dân yêu cầu được tiếp cận thông tin nhưng cơ quan công quyền
từ chối và công dân thấy không thỏa mãn với lập luận của cơ quan công quyền thì có
nơi mà kêu.
(Bài của Lê Thiên Ngân, số 9, ngày 08.3.2009, tr.12)
- Nếu đếm ý cho điểm nghĩa là biến môn Văn thành môn toán 1+1 phải bằng 2.
(Bài của Minh Giảng, số 26, ngày 5.7.2009, tr.14)
- Các mảnh nhựa thay thế phần lớn bột giặt và được thu hồi để tái sử dụng ít ra hơn
100 lần, nghĩa là sáu tháng mới phải nạp nhựa một lần.
(Bài của H.X.P, số 26, ngày 5.7.2009, tr.22)
- Nghĩa là những thông tin trong báo cáo này phản ánh thực trạng của năm 2008
(Bài của Thanh Tuấn, số 37, ngày 20.9.2009, tr.16)
- Ở Philippines có một chương trình truyền hình mang tên “Sa mga mata ng bata
(nghĩa là “Trong mắt trẻ, những điều sai trái sẽ trở thành đúng đắn).
(Dẫn theo Mahatma Gandhi, số 43, ngày 4.11.2007, tr.5) 8) Quán ngữ “trái lại” xuất hiện 223 lượt. Ví dụ:
- Trái lại, không ít người chẳng mất công mơ ước, không hoài bão lại nghèo đức kém
tài, vậy mà được gió nên vút lên như diều.
(Bài của Quang Dương, số 42, ngày 25.10.2009, tr.25) 9) Quán ngữ “nói riêng” xuất hiện 217 lượt. Ví dụ:
- Việc UNESCO công nhận Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới là một sự
kiện đáng tự hào của Việt Nam nói chung và Cà Maunói riêng.
(Bài của Như Ý, số 22, ngày 07.6.2009, tr.10) 10) Quán ngữ “ngược lại” xuất hiện 205 lượt. Ví dụ:
- Ngược lại bệnh nhân cúm gia cầm đa số ở vùng sâu vùng xa, khi đến bệnh viện đều trễ (7-8 ngày sau khi khỏi bệnh), tổn thương phổi trầm trọng.
(Bài của Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, số 24, ngày 21.6.2009, tr.20)
- Ngược lại giáo viên trung học được đào tạo rộng rãi ở khoảng 350 trường đại học,
yêu cầu đầu vào cũng không khắt khe bằng.
(Bài của Vân Cầm, số 43, ngày 4.11.2007, tr.10)
- Trong khi ngày nay thiên hạ hầu như uống nước đun sôi để nguội, ngược lại tôi ưa
nước sông.
(Bài của Ngô Khắc Tài, số 31, ngày 09.8.2009, tr.42) 10) Quán ngữ “ngoài ra” xuất hiện 105 lượt. Ví dụ:
- Ngoài ra, người nghèo là nhóm không có tiếng nói mạnh mẽ trong xã hội nên Chính
phủ cần chú trọng đến nhu cầu của nhóm người này.
(Bài của Hương Giang, số 24, ngày 21.6.2009, tr.5)
- Ngoài ra, Ấn Độ cũng có kế hoạch thuê các tàu ngầm hạt nhân của Nga và dự kiến
sẽ chi 30 tỉ USD trong năm năm tới để hiện đại hóa các loại súng cho quân đội, xây
dựng các hệ thống vũ khí mới nhằm nâng cấp lực lượng hải quân.
- Ngoài ra, trong thời kì khủng hoảng người ta bắt đầu hiểu rằng sức khỏe tốt có ý nghĩa lớn với cuộc đời.
(Bài của Minh Thư, số 26, ngày 5.7.2009, tr.21)
- Ngoài ra Nhà nước cũng phải hết sức tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ tư vấn, hướng dẫn cho nông dân , chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dịch vụ vay
vốn, tín chấp với ngân hàng để nông dân được vay vốn sản xuất.
(Bài của Khiết Hưng, số 43, ngày 4.11.2007, tr.7)
- Ngoài ra, khi tham gia tấn công, Clichy có những pha chọc khe, xẻ nách đối
phương rất khó chịu.
(Bài của Quốc Thắng, Tấn Phúc, số 43, ngày 04.11.2007, tr.25) 11) Quán ngữ “cuối cùng” xuất hiện 187 lượt.Ví dụ:
- Cuối cùng, với những học sinh sút kém, Phần Lan có riêng một dạng giáo viên đặc
biệt để hướng dẫn thêm các em này.
(Bài của Vân Cầm, số 43, ngày 4.11.2007, tr.11) 12) Quán ngữ “thậm chí” xuất hiện 179 lượt. Ví dụ:
- Nhưng để truyền máu người với người, một vấn đề lớn là máu không tương hợp,
gây sốt, nôn mửa, nhức đầu, thậm chí tử vong vì bị sốc máu.
(Bài của Trung Lê, số 43, ngày 04.11.2007, tr.21) 13) Quán ngữ “có lẽ” xuất hiện 167 lượt.Ví dụ:
- Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất trong lịch sử về một sự đột phá ý tưởng là chuyện
Archimedes đã nhảy ra khỏi bồn tắm và trần truồng chạy trên đường, khi ông phát minh định luật về lực đẩy của nước.
(Bài của Nguyễn Đông Triều, số 43, ngày 04.11.2007, tr.23)
- Bây giờ, có lẽ là thời điểm thích hợp nhất để xóa bỏ quan niệm cũ và xây dựng
những quan điểm mới về kinh doanh.
(Bài của PGS TS Nguyễn Hoài Nam, số 44, ngày 11.11.2007, tr.9) 14) Quán ngữ “chẳng hạn như” xuất hiện 176 lượt.Ví dụ:
- Chẳng hạn như Mazarine Pingeot với nghĩa địa búp bê (La cimetiere des poupées)
dựa trên câu chuyện bi thảm có thật từng gây xôn xao dư luận về một bà mẹ giết con.
- Âm nhạc, hội họa, những hoạt động văn hóa còn thấy cả trong công viên, những
nhà cộng đồng dành cho trẻ em sinh hoạt vào các ngày cuối tuần hay ngày lễ hội của
các tổ chức cộng đồng, như nhóm công tác xã hội của người Philippines chẳng hạn.
(Bài của Trần Thị Thanh Hương, số 44, ngày 11.11.2007, tr.13) 15) Quán ngữ “nhìn chung” xuất hiện 153 lượt. Ví dụ:
- Nhìn chung, các cây bút Pháp bộc lộ nhiều hơn những gì họ thấy và suy ngẫm. (Bài của Hiếu Nhi- Trung Nguyễn, số 43, ngày 04.11.2007, tr.28) 16) Quán ngữ “đặc biệt là” xuất hiện 143 lượt. Ví dụ:
- Khi bước vào không gian bên trong khu phức hợp này, hầu hết những người yêu
nghệ thuật cũng như những kẻ ngoại đạo sẽ thật sự ngạc nhiên và có ấn tượng rất
mạnh khi chiêm ngưỡng hàng trăm bức hoạ, bức tranh tường, đặc biệt là tranh trần
nhà khổng lồ được chép lại từ những tác phẩm nghệ thuật Ý thời Phục Hưng.
(Bài của T.T.D, số 43, ngày 04.11.2007, tr.34) 17) Quán ngữ “mặt khác” xuất hiện 129 lượt.Ví dụ:
- Với thuế suất thấp, đa số người nộp thuế sẽ không cần thiết phải khai dối mức thu
nhập thật của họ, mặt khác điều này cũng sẽ thu hút những người có thu nhập rất
cao trên thế giới, đặc biệt là Việt kiều đến VN sinh sống, làm ăn, đóng góp phần thuế
TNCN đáng kể cho VN.
(Bài của Nguyễn Viết Thịnh, số 44, ngày 11.11.2007, tr.9) 18) Quán ngữ “chắc chắn là” xuất hiện 127 lượt. Ví dụ:
- Chắc chắn là khả năng phòng thủ của chúng tôi yếu so với phương Tây, nhưng sẽ
là một sai lầm chính trị khi tấn công đất nước chúng tôi.
(Bài của Võ Trung Dung, số 44, ngày 11.11.2007, tr.10) Tóm lại, ta thấy với hàng loạt các quán ngữ thực hiện chức năng liên kết thì đây là những quán ngữ rất tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong việc chuyển ý và liên kết các đoạn văn, các ý trong toàn văn bản. Với sự đa dạng này của các quán ngữ liên kết sẽ giúp cho các câu văn, các đoạn văn trong các văn bản được chặt chẽ và hình ảnh hơn.
Căn cứ vào khả năng phân bố vị trí của các quán ngữ trong câu, chúng ta thấy rằng, quán ngữ thực hiện chức năng liên kết không chỉ đứng ở đầu câu, mà nó còn có thể đứng giữa câu, cuối câu. Vị trí của chúng trong văn bản rất linh hoạt, dựa vào đây ta có thể chia làm hai nhóm nhỏ sau:
1) Nhóm quán ngữ thường đứng ở đầu phát ngôn: nhóm này chiếm số lượng lớn trong các văn bản. Vì ta thấy, với chức năng liên kết thì quán ngữ liên kết cũng như các từ nối thường đứng ở đầu mỗi phát ngôn để thực hiện chức năng của mình là liên
kết nội dung các ý, các đoạn trong văn bản. Trong toàn bộ 75 quán ngữ liên kết thống kê được xuất hiện với 7910 lượt thì
có 5083 lượt các quán ngữ này xuất hiện ở đầu câu chiếm 64,3%.
Một số quán ngữ hầu như chỉ xuất hiện ở đầu câu như: trước tiên, trước hết là, nói
tóm lại, thứ nhất là, đáng chú ý là, thiết tưởng, thiết nghĩ, nhìn chung, một là, hai là,
hơn nữa,… Ví dụ:
- Trước tiên phải thấy là nông dân vẫn ở trong trạng thái rất dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ tốt hơn.
(Bài của Cầm Văn Kình, số 26, ngày 5.7.2009, tr.4)
- Thiết nghĩ, đểthúc đẩy sự phát triển của khoa học nước nhà, Nhà nước cần phải có
những can thiệp trực tiếp, sâu sát, cần đưa ra những định hướng phát triển nghiên
cứu mang tính chất vĩ mô, cũng như các tiêu chí chính sách để thúc đẩy sự phát triển
của khoa học Việt Nam trong thời gian tới.
(Bài của Đỗ Thông, số 29, ngày 26.7.2009, tr.9)
- Trước hết là tạo cơ chế tốt nhất để các chủ thể giáo dục thực hiện đúng và thực
hiện tốt vai trò của mình trong hệ thống giáo dục vàtrong quá trình giáo dục.
(Bài của Trần Nguyên, số 29, ngày 26.7.2009, tr.19)
- Tóm lại, từ khi du nhập và trở nên phổ biến tại Việt Nam, yoga đã mang đến cho
mọi người một phương pháp mới luyện thể chất, dưỡng tâm trí và mở ra con đường
“không giới hạn” cho các yogi (người tập yoga) muốn đắc đạo.
Có thể nói, với một số lượng lớn quán ngữ thực hiện chức năng liên kết đứng ở đầu câu và đầu đoạn văn, đã giúp cho mạch liên kết của văn bản có sự chặt chẽ, các ý trình bày rõ ràng và thuyết phục người đọc, người nghe.
2) Nhóm quán ngữ thường đứng ở giữa phát ngôn: nhóm quán ngữ này chiếm số lượng tương đối nhiều.
Trong toàn bộ 75 quán ngữ liên kết thống kê được xuất hiện với 7910 lượt thì có 2658 lượt quán ngữ xuất hiện ở giữa phát ngôn chiếm tỉ lệ 33,6%.Ví dụ:
- Tuy nhiên, ở mức độ căn bản, yoga không mang lại những kết quả bất ngờ hay kì
diệu cho một cơ thể bình thường, càng không phải là cách tập vật lý trị liệu để chữa
bệnh, ngược lại còn có thể bị chấn thương mới.
(Bài của Bác sĩ Trương Công Dũng, số 32, ngày 16.8.2009, tr.21)
- Đối với nền kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là các nước nghèo hơn, gia tăng
thương mại giữa các nước trả lương cao và trả
lương thấp là một điều rất tốt, cho phép các nền kinh tế xếp hạng chót này có hi
vọng leo bậc thang thu nhập”.
(Bài của Danh Đức, số 37, ngày 29.9.2009, tr.6)
- Như vậy, một mặt đòi hỏi các trường phải nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và
trang thiết bị, loại dần việc dạy “chay”, học “chay”, mặt khác cũng phải thay đổi tư
duy và thái độ giảng dạy của những người đứng lớp.
(Bài của Nguyễn Minh Hải, số 37, ngày 20.9.2009, tr.8)
- Cả ba vị giám khảo cùng nhăn mặt, rõ ràng là họ đang cân nhắc vấn đề số điểm
cho một câu trả lời thông minh sẽ hơn số điểmcho một câu trả lời đúng là bao nhiêu.
(Bài của Thục Anh, số 37, ngày 20.9.2009, tr.41)
- Trong khi đó, nhiều gói kích cầu của Chính phủ, đặc biệt là gói kích cầu cho khu
vực nông thôn, đang giải ngân khá chậm, người dân đang khó khăn trong việc tiếp
cận nguồn vốn đó đê vượt qua khó khăn.
(Bài của Cầm Văn Kình, số 23, ngày 14.6.2009, tr.4)
- Sdan, đặc biệt là vấn đề Darfur, chiếm phần lớn lịch trình và thu hút sự chú ý của
cộng đồng thế giới; sáu nghị quyết đã được thông qua.
3) Nhóm quán ngữ thường đứng ở cuối phát ngôn: nhóm quán ngữ này chiếm số lượng ít nhất trong các nhóm quán ngữ đã nêu trên, chỉ có 122 lượt chiếm 1,55%. Ví dụ:
- Nhà sử học Edward Ranney cho rằng người Inca xây ruộng moray để trồng các loại
cây quý hiếm chỉ sống được ở các đới khí hậu khác như cây coca chẳng hạn.
(Bài của Nguyễn Ngọc Thơ, số 31, ngày 09.8.2009, tr.22)
- Thế nhưng, hầu hết các loại TPCN đều được giới thiệu có khả năng trị những bệnh
mà y học hiện đại đang “mướt mồ hôi” tìm giải pháp cứu chữa mà vẫn chưa ra, như
bệnh ung thư chẳng hạn.
(Bài của BS Trần Hoài Nhân, số 48, ngày 6.12.2009, tr.20)
- Tăng giá đền bù cũng là một cách để giữ đất trồng lúa, nhưng không nên chỉ
khoanh vùng vào mỗi cây lúa, nên đề cập giá đất nông nghiệpnói chung.
(Bài của Võ Văn Thành- Đức Bình, số 29, ngày 26.7.2009, tr.5) Với những quán ngữ ở cuối phát ngôn, chúng chủ yếu thể hiện chức năng hồi cố, tức là, đưa người tiếp nhận quay trở lại với những vấn đề đã nhắc ở phần trước. Lúc này người viết kết luận lại nhưng không cần thiết nhắc lại những vấn đề đó nữa.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nói rằng, sự nhận định này chỉ mang tính chất tương đối, bởi trong thực tế thì vị trí của quán ngữ thực hiện chức năng liên kết rất linh hoạt. Cùng một quán ngữ đó nhưng có khi nó đứng đầu phát ngôn, có khi lại đứng giữa phát ngôn, lại có khi đứng ở cuối phát ngôn, tùy thuộc vào từng ngữ cảnh và nội dung văn bản thể hiện. Chẳng hạn: