Các giống vượn người cổ trên thế giới

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 30)

Vào đầu kỷ Đệ Tam đã xuất hiện những giống linh trưởng nguyên thuỷ (các giống ngón

dài và bán hầu) đã sinh ra loài khỉ hạ cấp. Parapithecus được xem là nguyên thuỷ hơn

Propliopithecus. Nghiên cứu răng của Parapithecus, người ta thấy có những đặc điểm của

giống ngón dài, khỉ hạ đẳng, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm giống vượn người… Giống Propliopithecus phát triển cao hơn giống Parapithecus. Đa số các học giả thừa nhận Proplio-pithecus là tổ tiên chung của loài người và tất cả các giống vượn người hiện đại.

Từ nhóm Parapithecus và Propliopithecus, chia thành các con đường phát triển khác nhau. Sau Propliopithecus là giống Pliopithecus mà xương và răng đã tìm thấy ở Pháp, Đức,

Thụy Sĩ, Mông Cổ. Giống Pliopithecus rất giống vượn tay dài hiện đại (gibbon). Người ta cho rằng Pliopithecus như là một mắt xích giữa Propliopithecus và vượn tay dài.

Trong khi một ngành vượn người nhỏ tách ra khỏi con đường phát triển để biến thành vượn tay dài hiện đại thì có những giống vượn người khác vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần kích thước thân thể, như hoá thạch vượn người ở lớp Miocene (Trung Tân) cách đây

từ 27 đến 12 triệu năm. Đáng chú ý nhất là giống Dryopithecus. Do những đặc điểm giống

vượn người và người (Răng nanh, đường văn giữa các mấu hàm răng dưới..) nên Dryopithecus được coi là tổ tiên chung của người, hắc tinh tinh và khỉ đột. Cũng trong lớp Miocene ở đồi Sivalic (Ấn Độ) đã phát hiện được răng và hàm của các giống vượn người cổ Paleosimia và Sivapithecus được các nhà cổ nhân coi là tổ tiên của đười ươi hiện đại (orang"outang).

Từ nhóm Dryopithecus, tách ra những giống vượn người khác nhau, phát triển theo những con đường khác nhau. Một giống vượn người khác, có niên đại địa chất muộn hơn

Dryopithecus và được coi là tổ tiên của loài người, là giống Ramapithecus. Ramapithecus xuất

hiện vào thế Miocene và tồn tại đến đầu thế Pleistocene, cách ngày nay khoảng 14 triệu năm. Điều đáng chú ý là ở hàm trên, giữa răng nanh và răng tiền hàm thứ nhất không có khoảng hở như ở các vượn người khác. Đây là một đặc điểm của răng người. Vì thế, Ramapithecus được coi như là đại diện nguyên thuỷ nhất của họ Người (Hominidae).

Trong quá trình nghiên cứu nguồn gốc loài người, các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến hoá thạch lần đầu tiên tìm thấy ở Taung (Nam Phi) vào năm 1924. Hoá thạch này được đặt tên

Australopithecus, có nghĩa là vượn phương Nam, sống cách đây 5 triệu năm. Qua nghiên

cứu, các nhà khoa học cho rằng, vượn phương Nam thích nghi với tư thế đi thẳng hoàn toàn trên mặt đất và đã sử dụng công cụ thô sơ sẵn có trong tự nhiên (hòn đá, mảnh xương…).Trong tất cả các giống vượn người đã biết thì vượn người phương Nam có nhiều đặc điểm giống người nhất: dung tích óc lớn vượt tất cả các giống vượn người hiện đại, răng nanh không nhô khỏi hàm răng và không nhọn- đây là đặc điểm gần người và khác xa vượn người hiện đại…

Sau vượn người phương Nam, các nhà khoa học đã tìm thấy di cốt hoá thạch của con người thực sự - người chế tạo công cụ. Đó là người Tiền Đông Phi nổi tiếng làm chấn động giới cổ nhân loại học và khảo cổ học thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)