Khảo cổ học Chămpa

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 102)

10.3.1. Đôi nét về sự hình thành vương quốc Champa

10.3.1.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhà nước ở miền Trung Việt Nam.

- Sự trùng hợp về không gian phân bố, thời gian khởi đầu, kết thúc và tiếp nối của hai văn hoá;

- Sự nối tiếp trong sản xuất và sử dụng của một số loại hình hiện vật như đồ gốm gia dụng, đồ trang sức bằng mã não, thuỷ tinh;

- Sự tiếp tục tồn tại của táng tục hoả thiêu giữa hai nền văn hoá; - Sự phát triển của những thiết chế chính trị phân tầng;

- Sự chuyên hoá ở mức độ nào đó của sản xuất thủ công và cấu trúc xã hội dựa trên cơ sở tầng lớp của xã hội thời Sa Huỳnh (nền tảng để hình thành cấu trúc chính trị mới - nhà nước)… một mặt hướng các nhà nghiên cứu tới việc tìm kiếm những nguồn gốc bản địa của văn hoá Champa, mặt khác giúp đánh giá đúng mức vai trò của những yếu tố ngoại sinh bao gồm cả tiếp xúc, trao đổi văn hoá, kinh tế, làn sóng dịch chuyển cư trong việc hình thành những đặc trưng văn hoá mới. Đa số ý kiến đồng thuận với giả thiết văn hoá Champa nảy sinh từ văn hoá Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu người Sa Huỳnh cổ.

10.3.1.2. Cấu trúc của vương quốc Champa

Champa, Phù Nam (thậm chí cả Văn Lang, Âu Lạc) là những liên hiệp, liên minh của nhiều tiểu quốc có nhiều nét tương đồng về văn hoá. Theo GS. Trần Quốc Vượng, mô hình một tiểu quốc Champa dựa trên trục quy chiếu là dòng sông phải có ba thiết chế - ba trung tâm (tính theo dòng chảy của sông, từ núi ra biển) là: trung tâm tôn giáo, tạm gọi là Thánh địa (thường về phía Tây, đầu nguồn sông) - trung tâm chính trị (thường nằm ở bờ Nam sông) và trung tâm thương mại - kinh tế (thường nằm ở gần sát cửa sông - cửa biển).

10.3.2. Vấn đề Ấn hoá và Phi Ấn hoá

Ảnh hưởng văn hoá-tôn giáo của Ấn Độ đối với Champa là rất mạnh mẽ và không thể phủ nhận, song, người ta cũng nhận thấy nhiều yếu tố phi Ấn, khác Ấn ở đây. Trong quá trình tiếp thu văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ… cư dân Champa đã kết hợp hài hoà giữa yếu tố văn hoá địa phương (nội sinh) và văn hoá bên ngoài (ngoại sinh) trên cơ sở phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, tính cách, tâm lý tộc người, điều kiện xã hội và lịch sử đặc thù để sáng tạo ra nền văn hoá của mình có những nét chung, song có nhiều nét riêng so với những văn hoá láng giềng khác ở Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

Tư liệu khảo cổ học cũng cho thấy ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ và văn hoá Đông Sơn đối với văn hoá Sa Huỳnh từ những thế kỷ Trước công nguyên. Những ảnh hưởng này được diễn ra qua trao đổi buôn bán hàng hoá, đồng thời cũng là trao đổi kỹ thuật giữa các khu vực…

10.3.3. Vài nét về tình hình nghiên cứu khảo cổ học Champa

Từ cuối thế kỷ XIX, văn hoá Champa đã được nhiều học giả nước ngoài, đặc biệt là người Pháp, quan tâm nghiên cứu. Từ năm 1898 với việc phát hiện khu di tích Mỹ Sơn, việc nghiên cứu Champa càng được đẩy mạnh. Những nghiên cứu giai đoạn này đạt nhiều thành tựu đáng kể và đặt nền móng cơ bản cho những giai đoạn sau.

Từ sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu văn hoá Champa được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực và chủ yếu do các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành.

Từ sau năm 1985, đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây, tình hình nghiên cứu Champa được đẩy mạnh lên một bước mới. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các thế hệ học giả đi trước, những người nghiên cứu giai đoạn này đã bổ sung và hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực đã được thực hiện trước đây như: kiến trúc, điêu khắc, văn bia… Tổng số địa điểm phát hiện có di tích di vật văn hoá Champa ở đầu thế kỷ XX chỉ là 229, còn vào cuối thế kỷ con

Tóm lại, thời gian vừa qua, ngành Champa học Việt Nam đã làm được nhiều việc khi đi sâu nghiên cứu văn hoá Champa ở khía cạnh đời sống của cư dân. Những di sản vật thể và cả phi vật thể mới thu thập được này đã đem lại những hiểu biết mới hoặc giúp điều chỉnh những hiểu biết cũ về cư dân Champa cổ, văn hoá Champa trong mối quan hệ với các tộc người, các văn hoá, các quốc gia…

10.3.4. Loại hình di tích, di vật

10.3.4.1. Đền-tháp

Cư dân Champa đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc đền-tháp Ấn Độ giáo và Phật giáo rất quy mô với một kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo và một nền nghệ thuật tạo hình đầy cá tính trong suốt nhiều thế kỷ. Ngày nay, vẫn tồn tại những nhóm đền-tháp tại các di tích nổi tiếng như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Po Nagar, Dương Long… cùng với hàng ngàn tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch và hợp kim trưng bày tại các bảo tàng. Mỹ thuật Champa đã góp phần tạo nên diện mạo độc đáo của nền nghệ thuật Đông Nam Á bên cạnh một nền nghệ thuật Ấn Độ kỳ vĩ.

Hiện còn lại tất cả 19 nhóm đền-tháp đang tồn tại trên mặt đất, tính từ tỉnh Quảng Nam đến Bình Thuận và Đắk Lắk.

Niên đại của những đền-tháp này trải dài từ thế kỷ VII-VIII đến thế kỷ XVII-XVIII. Đền-tháp Champa được trang trí tinh tế, cầu kỳ, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc. Điêu khắc Champa nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn. Nét đặc sắc của điêu khắc Champa là những hình chạm khắc dưới dạng phù điêu đều mang xu hướng hướng tới tượng tròn - phù điêu nồi cao…

10.3.4.2. Minh văn

Tấm bia Võ Cạnh (Nha Trang) có niên đại cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ IV là bi ký sớm nhất khắc bằng chữ Sanskrit. Sau quá trình tiếp biến văn hoá-ngôn ngữ, người Champa đã sáng tạo ra hệ thống văn tự của mình. Minh văn viết bằng chữ Champa sớm nhất được tìm thấy ở Đông Yên Châu (Quảng Nam) có niên đại thế kỷ IV.

Nội dung của các minh văn thường gắn với việc lập đền thờ thần, dựng tượng hoặc ghi nhớ một sự kiện quan trọng nào đó. Cho tới nay, số minh văn Champa đã biết là 208 văn bản, trong số đó có 69 bản đã dịch và công bố.

10.3.4.3. Thành cổ

Thành cổ là một bộ phận hữu cơ của văn hoá Champa. Thành cổ Champa thường ẩn chứa trong lòng nhiều lớp trầm tích văn hoá từ sớm đến muộn và không ít trường hợp được người Việt cấu trúc lại và tái sử dụng. Điển hình: thành Trà Kiệu, Thành Cổ Luỹ (Quảng Ngãi), thành Hồ (Phú Yên)… Khi xây dựng toà thành, người Champa đã lợi dụng tối đa địa hình tự nhiên như sông, gò, núi… để tăng cường tính phòng thủ/phòng ngự của tường thành và hào luỹ. Thành Champa thường có cấu trúc kép hay thậm chí nhiều lớp.

Tuy vậy, cho đến nay chưa có bất kỳ một thành nào được khai quật một cách có hệ thống nên chưa có một bình đồ cụ thể về tổng thể quy hoạch thành Champa. Có thể vòng thành bên ngoài thường có hình dạng nương theo địa hình, toà thành bên trong được đắp khá quy chỉnh. Những cuộc khai quật cắt thành Trà Kiệu hay thành Hồ mới đây cho thấy: tường thành thường

có mặt cắt ngang hình thang, bên ngoài dốc đứng, bên trong thoai thoải, hai bên ốp gạch, dưới chân thành kè đá, lòng tường đắp đất lèn chặt và tường thành thường được gia cố nhiều lần.

10.3.4.4. Cảng thị

Người Champa là cư dân hướng biển. Biển đóng vai trò quan trọng và ảnh xạ trong nhiều khía cạnh đời sống của họ. Ngay từ thời văn hoá Sa Huỳnh ở đây đã hình thành những cảng thị sơ khai, có vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp xúc, giao lưu văn hoá trong ngoài vương quốc.

Cảng thị nổi tiếng nhất là Champapura thời Lâm Ấp ở Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) với tiền cảng chính là Cù Lao Chàm. Ở Quy Nhơn, Bình Định còn lưu dấu cảng Thị Nại. Các cảng này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và hưng thịnh của con đường tơ lụa quốc tế trên biển vào những thế kỷ IX-X và những thế kỷ muộn hơn.

Cấu trúc thương cảng Champa dường như khá thống nhất theo một bình đồ từ ngoài vào như sau: Cửa biển - Đầm nước - tháp - thành hay thị tứ. Tuy vậy, cần phải thêm vào cấu trúc này vai trò che chắn, tiền tiêu/tiền cảng của hệ thống đảo ven bờ. Hệ thống đảo này liên quan một cách hữu cơ với những cấu trúc trong đất liền theo một trục sông chủ đạo.

10.3.4.5. Địa điểm cư trú

Cho tới nay, đã phát hiện và khai quật hàng chục địa điểm thuộc văn hoá Champa. Phần lớn di tích có tính chất phức hợp, đa chức năng. Hiện tượng chung là trên các khu mộ văn hoá Sa Huỳnh thường có lớp văn hoá Champa, hay những di tích Champa thường được tìm thấy kề cận những khu mộ chum của văn hoá Sa Huỳnh.

Tính chất của các địa điểm rất đa dạng và phức tạp, những địa điểm này thường đa chức năng (cư trú, phòng vệ, trung tâm chính trị, kinh tế…), trong khi các cuộc khai quật lại có diện tích hạn chế. Thông thường các di tích như thành hay đền-tháp trong một phức hợp di tích thường được xây dựng trên nền của lớp cư trú sớm hơn.

Niên đại của các địa điểm: Có hai nhóm hay chính xác hơn có ba giai đoạn ứng với tính chất văn hoá sớm muộn của các di tích. Nhóm 1: giai đoạn sớm từ Công nguyên đến thế kỷ II- III AD. Nhóm 2: từ thế kỷ III AD đến thế kỷ VII-VIII và nhóm 3: từ thế kỷ IX-X… về sau. Hầu hết các địa điểm đều có niên đại kéo dài suốt từ nhóm niên đại 1 đến 2, điển hình như Trà Kiệu, Hậu Xá I (di chỉ)…

10.3.4.6. Đời sống của cư dân

Người Champa có một nền kinh tế đa ngành nghề. Trước tiên là nghề nông trồng lúa nước, dâu tằm, bông, hoa màu (với nhiều giống cây ngoại nhập như mía, khoai…); nghề rừng, khai thác lâm thổ sản gỗ quý như quế, trầm hương, hồ tiêu…; nghề biển; nghề thủ công (rèn sắt, dệt vải lụa, làm gốm, gạch, đá ngọc, khai khoáng…), phát triển nghề buôn bán đường biển, đường sông và đường núi. Cơ cấu kinh tế này là sự kế thừa và phát huy cơ cấu có sẵn tuy chưa hoàn chỉnh của văn hoá Sa Huỳnh trước đó.

Một trong những thành tựu nổi bật của Champa là những tiến bộ về nông nghiệp. Người Chăm đã tạo ra giống lúa chịu hạn. Để thích ứng với vùng đất khô hạn, họ đã có hàng loạt các biện pháp trị thuỷ và sử dụng nước như cọn nước, giếng, kênh, hồ đập… Đặc biệt là hệ thống khai thác những nguồn nước mạnh nổi hay ngầm, chia dòng chảy sử để chống xói mòn ở

những phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, dân dụng, mà còn được phục vụ cho mục đích thương mại: bán nước ngọt cho các thuyền buôn nước ngoài.

Nghề làm ngói, gạch hình thành và phát triển từ rất sớm. Theo các nhà nghiên cứu, nghề sản xuất vật liệu xây dựng này có nguồn gốc từ bên ngoài, có nhiều khả năng từ Trung Hoa. Tuy vậy, kỹ thuật ngoại nhập này đã được cư dân bản địa tiếp thu một cách nhuần nhuyễn và khéo léo.

Nghề làm gốm cũng rất phát triển, đa dạng, phong phú về kiểu loại, trang trí, tiến bộ về kỹ thuật, vừa kế thừa gốm văn hoá Sa Huỳnh, vừa sớm tiếp thu và phát triển những kỹ thuật làm gốm ngoại nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á.

Sau những giai đoạn phát triển rực rỡ, từ cuối thế kỷ XV, văn hoá Champa dần suy giảm và đến thế kỷ XVIII, chỉ còn một số di tích được xây dựng. Cư dân Champa trở thành một tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nền văn hoá Champa trở thành một nền văn hoá của một tộc người trong nền văn hoá đa tộc người ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ sở khảo cổ học (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)